10 THỰC PHẨM CỰC TỐT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Để hạn chế sự tiến triển của bệnh, người bị tiểu đường cần phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng vô cùng nghiêm ngặt. Vậy nguyên tắc khi lên thực đơn cho người tiểu đường là gì? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 10 món ăn cho người tiểu đường cực kỳ tốt, hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh bất ngờ mà lại vô cùng dễ làm.

1. Bệnh tiểu đường và những ảnh hưởng tới cơ thể

Tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, xảy ra do rối loạn chuyển hóa đường glucose trong máu khiến lượng đường huyết tại đây luôn cao quá mức bình thường (4,4 – 6,4 mmol/l), dẫn tới tình trạng lượng đường tích tụ và tăng dần trong máu, ảnh hưởng đến chức năng nhiều bộ phận của cơ thể. Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng về tim mạch, đột quỵ, liệt dương và thận đối với người bệnh.

Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường | Vinmec

Khu vực Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) có tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới (chiếm khoảng 37%). Số người mắc phải căn bệnh này ở nước ta đang ngày càng gia tăng và rất đáng báo động, theo thống kê của bộ Y tế, trong vòng 10 năm qua số lượng người mắc bệnh đã tăng 211%.

Bệnh đái tháo đường thường được phân làm 2 loại chính: tuýp 1 và tuýp 2, trong đó tuýp 2 là thể bệnh phổ biến nhất, chiếm khoảng 90 – 95% tổng số ngước mắc bệnh, thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, khi mới mắc bệnh, cơ thể người không có những biểu hiện triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện.

 

Tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

- Biến chứng tim mạch: xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch, cao huyết áp, đột quy, đau tim...

- Biến chứng thị giác: tổn thương các mạch máu của võng mạc, thị lực suy giảm, có nguy cơ dẫn đến đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…

- Biến chứng thần kinh: các mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh bị tổn thương, nhất là ở chân, gây tê và đau chân, lâu dần có thể dẫn tới mất cảm giác, bên cạnh đó biến chứng này còn gây nôn mửa, tiêu chảy, táo bón…

- Biến chứng thận: ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, tăng nguy cơ bị suy thận, người bị bệnh thận ở giai đoạn cuối có thể cần phải chạy thận.

- Bệnh Alzheimer: Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao.

Trên thực tế, người bị tiểu đường mạn tính không thể điều trị dứt điểm. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể khống chế hoàn toàn được căn bệnh này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm giảm ảnh hưởng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp ổn định lượng đường trong máu cũng như hỗ trợ duy trì chức năng tuyến tụy một cách lâu dài.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

- Tình trạng thừa cân, béo phì

- Trạng thái tinh thần luôn ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi

- Cơ thể ít vận động, ngồi nhiều hoặc đứng nhiều

- Có tiền sử sỏi thận

- Cơ thể tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ

3. Nguyên tắc lên thực đơn cho người tiểu đường

Người bị tiểu đường cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghiêm ngặt mới có thể hạn chế được những tiến triển xấu của bệnh, vì một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh là do tình trạng cơ thể bị thừa cân, lượng cholesterol trong máu cao. Khi lượng calo được cung cấp vào cơ thể lớn hơn nhiều lần so với lượng calo được tiêu thụ, khiến cơ thể phải tích lũy và dự trữ lại, lượng này sẽ chuyển hóa thành mỡ, lâu dần gây nên thừa cân, béo phì.

Chính vì thế, nguyên tắc quan trọng nhất khi lên thực đơn cho người tiểu đường, chính là đảm bảo “giảm lượng calo nạp vào và tăng lượng calo tiêu thụ”.

3.1. Hướng dẫn khi lên thực đơn cho người tiểu đường

3.1.1. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh được 7 nguy cơ

Việc hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ là rất quan trọng đối với chế độ ăn giảm cân của người béo phì. Chất béo chỉ nên chiếm 15- 20% và không quá 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Tiêu thụ quá nhiều đồ dầu mỡ không chỉ khiến thực đơn giảm cân mất tác dụng, gây béo phì trở lại mà còn dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

3.1.2. Sử dụng thực phẩm lành mạnh

Thực phẩm lành mạnh ở đây là những thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, protein,… đây là những thực phẩm “giàu dinh dưỡng nhưng nghèo năng lượng” rất phù hợp cho người thừa cân béo phì. Những thực phẩm này giúp làm no, làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm ăn, phòng tránh tăng đường huyết sau ăn

3.1.3. Không bỏ bữa

Suy nghĩ “giảm cân thần tốc” dẫn đến bỏ bữa là hoàn toàn sai lầm. Bỏ bữa không chỉ làm tăng cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn vào buổi trưa và buổi tối mà còn khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm và có thể bị các bệnh về tiêu hóa.

3.2. Các nhóm thực phẩm cần tránh

3.2.1. Thực phẩm nhiều chất béo

Người tiểu đường nên hạn chế tối đã việc bổ sung thịt mỡ, mỡ động vật, bơ, … cho cơ thể. Trong thực đơn cho người tiểu đường, chất béo chỉ nên chiếm 15- 20% và không quá 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn.

3.2.2. Thực phẩm nhiều cholesterol

Bác sỹ dinh dưỡng khuyến cáo gì khi cho trẻ ăn nội tạng động vật?

Nội tạng động vật như não, tim, gan, thận, lòng lợn, và một số món ăn nhiều dầu mỡ như món xào, đồ chiên rán, các loại nước sốt ăn kèm salad,..

3.2.3. Hạn chế những thức ăn giàu năng lượng

Đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socôla, nước ngọt…

3.2.4. Hạn chế ăn muối

Chỉ nên ăn dưới 6g/ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều muối ngoài muối ăn còn có nước mắm, nước tương, đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, các loại hải sản khô như cá khô, tôm khô, mực khô…, thực phẩm muối chua như dưa, cà, mắm, tương ớt…

3.2.5. Bỏ hẳn những đồ uống có chất kích thích

Xu hướng pha cà phê với rượu mạnh - Uống vào là tỉnh hay mê? | Vietcetera

Bia, rượu, cà phê,…

Như vậy, một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học và thực hiện nó một cách nghiêm ngặt có thể giúp phòng ngừa căn bệnh tiểu đường, giúp người đã bị tiểu đường kiểm soát được tình trạng bệnh tốt hơn, hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển trở nặng.

4. TOP 10 món ăn cho người tiểu đường có tác dụng cực kỳ tốt

Do thiếu hụt insulin trong máu khiến nồng độ glucose trong máu của người bệnh tiểu đường luôn cao. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh cần phối hợp giữa chế độ ăn uống, thể dục và thuốc điều trị. Trong đó, ăn uống có vai trò rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo top những món ăn rất tốt cho người bệnh tiểu đường ở bài viết dưới đây để bổ sung vào chế độ ăn uống của mình nhé.

4.1. Khổ qua xào trứng

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng). Khổ qua không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là loại rau quả hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Cụ thể, trong khổ qua có chứa hoạt chất lectin làm giảm lượng đường trong máu, giúp tế bào sử dụng glucose một cách hiệu quả, từ đó làm giảm sự thèm ăn.

Cách làm mướp đắng xào trứng - món ăn quốc dân

Ngoài ra, khổ qua còn góp phần phòng ngừa biến chứng tiểu đường khi lutein và zeaxanthin có trong khổ quan là những thành phần cấu tạo nên điểm vàng, giúp bảo vệ người bệnh khỏi biến chứng thoái hóa điểm vàng do tiểu đường gây ra.

Trong khi đó, trứng lại chứa ít carbonhydrate. Do đó khi kết hợp khổ qua và trứng sẽ tạo ra món ăn chứa nhiều dưỡng chất nhưng không làm tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

4.2. Thịt nạc heo xào cần tây

Trong cần tây có chứa nhiều thành phần có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 và mang lại lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể:

- Các flavonoid trong cần tây có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa gây hại cho tế bào beta của tuyến tụy. Trong khi đó, các tế bào này chịu trách nhiệm sản xuất insulin và điều chỉnh lượng glucose.

- Apigenin hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường như ngăn ngừa đục thủy tinh thể, bệnh võng mạch và mất cảm giác ở tay chân.

- Cần tây chứa nhiều quercetin – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng hấp thu glucose ở gan và kích thích bài tiết insulin, từ đó làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường.

4.3. Nấm xào cải xanh

2 cách làm rau cải ngồng xào tỏi và xào nấm thơm ngon dễ làm hấp dẫn

Nấm là thực phẩm rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường bởi:

- Hàm lượng vitamin B và polysacarit trong nấm có đặc tính liên quan trực tiếp đến tình trạng bệnh tiểu đường, bao gồm làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm tổn thương tuyến tụy.

- Thêm vào đó, beta glucan – một chất xơ hòa tan có trong nấm làm chậm quá trình hấp thụ đường, từ đó kiểm soát được lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Nấm xào cải xanh là món ăn chứa nhiều chất xơ, vì vậy chùng an toàn tuyệt đối cho người mắc tiểu đường. Món ăn này được chế biến vô cùng đơn giản:

4.4. Bông cải xanh xào tỏi

Bông cải xanh hay xúp lơ anh là thực phầm luôn được khuyên dùng cho người tiểu đường nhờ chiết xuất sulforaphane có trong loại rau này. Cụ thể, sulforaphane có khả năng giảm sản xuất glucose tại gan và nồng độ glucose máu lúc đói, nhờ đó mà kiểm soát tốt lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Bông cải xanh có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn món bông cải xanh xào tỏi vô cùng dễ thực hiện song vần cung cấp hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào tới người bệnh tiểu đường.

4.5. Thịt vịt hầm hạt sen

Trổ tài nấu món vịt hầm nấm hương hạt sen cho mâm cơm cuối tuần | Báo Dân  trí

Hạt sen là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp lại giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Hơn thế nữa hàm lượng natri thấp và magie cao trong hạt sen đặc biệt có lợi cho bệnh nhân tiểu đường kèm thừa cân, béo phì.

Đối với món thịt vịt hầm hạt sen hãy cố gắng ăn phần ức, không nên ăn da hoặc những phần có nhiều mỡ, điều này giúp làm giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol nạp vào cơ thể..

4.6. Cháo đậu đỏ

Cháo đậu đỏ được nhận xét là món dễ ăn và cũng rất ngon trong dánh sách các món ăn cho người tiểu đường. Đậu đỏ cung cấp nguồn carbohydrate phức hợp, giúp cơ thể tiêu hóa chậm, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu một cách dễ dàng. Không chỉ vậy đậu đỏ giàu chất xơ và protein giúp bạn no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn.

4.7. Salad cá ngừ

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra được những lợi ích tuyệt vời của việc ăn xác đối với sức khỏe. Trong đó, các hồi, cá thu, cá ngừ được chứng mình là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tìm mạch.

Các loại cá nhiều dinh dưỡng này có nhược điểm là giá thành cao. Tuy nhiên nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn tốt cho sức khỏe của người tiểu đường thì cá ngừ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Salad cá ngừ được làm bằng cá ngừ với sốt mayonnaise và thêm các loại rau khác. Tuy nhiên để tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường, hãy ưu tiên lựa chọn rau cần tây, hành tây và thay thế sốt mayonnaise bằng cách trộn với phomai hoặc sữa chua. Cách này vẫn giúp cho món salad của bạn giàu protein mà vẫn thơm ngon.

4.8. Canh măng chua cá hồi

Cách nấu lẩu đầu cá hồi ngon ngất ngây, không bị tanh

Đối với người có điều kiện kinh tế hơn thì cá hồi là lựa chọn tuyệt với cho bệnh tiểu đường. Cá hồi chừa chất béo lành mạnh omega 3 cùng với hàm lượng protein cao làm tăng cảm giác no, giúp giảm bớt số lượng bữa ăn cho người tiểu đường.

Bên cạnh đó, măng lại là thực phẩm giàu chất xơ, chứa ít đường, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, B, từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho người bệnh.

4.9. Ốc bươu bung củ chuối

Theo y học cổ truyền, thịt ốc bươu có tính hàn, vị nhạt, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt và trị bệnh tiểu đường. Kết hợp cùng củ chuối hột có tính chất trị bệnh tiêu khát rất thích hợp với những bệnh nhân tiểu đường.

Ốc bươu bung củ chuối là món ăn đậm đả, có đủ cả vị chua, vị chát làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng của người mắc bệnh tiểu đường.

 

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, người bị tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc tiểu đường nên thường xuyên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, hàm lượng đường, carb trong mỗi thực phẩm, bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng các sản phẩm có dành riêng cho người bị tiểu đường để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Dựa trên thói quen ăn uống cũng như nhu cầu dinh dưỡng của người bị đái tháo đường, các chuyên gia đến từ Asia Nutrition đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm GLU ASIA GOLD.

20231006_pcFPkhTE.jpeg

👌 Bằng việc sử dụng đường Isomalt - một loại đường dành riêng cho người bị tiểu đường, kết hợp với hơn 30 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, GLU ASIA GOLD được các chuyên gia khuyến cáo là một bữa phụ hoàn hảo dành cho người đang cần kiểm soát đường huyết, những người có nhu cầu giảm cân và những người cao tuổi đang có vấn đề về đường huyết.

👌 Chất béo trong sữa Glu Asia Gold là chất béo tốt không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật tổng hợp, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Chất béo này có chức năng chuyển hóa các nguồn thức ăn dư thừa thành lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, E, D, K, H tốt hơn.

👌 Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nguồn đạm protein tốt cho sức khỏe. Chất đạm là thành phần dinh dưỡng giúp cơ bắp săn chắc và là chất kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động. Đạm protein khi vào cơ thể sẽ tạo ra năng lượng cho cơ thể, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nếu thiếu chất này cơ thể sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh như xương khớp, thiếu máu, tim mạch,...

📞 Để được tư vấn cụ thể hơn về cách sử dụng cũng như địa chỉ mua sản phẩm chính hãng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0988352952

—------------------------------

👉 Đặt mua ngay sản phẩm sữa GLU ASIA GOLD chính hãng tại website: https://by.com.vn/StBIcN

👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://by.com.vn/yrXxkY

—------------------------------

CÔNG TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION

🏢 Địa chỉ: Thôn Đồng Quan, Xã Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang

🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/

📽 Youtube: https://www.youtube.com/@asiasuckhoevang

📨 Email: asianutrition.info@gmail.com

☎ Hotline: 0988352952