12 cách duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định

 

Làm thế nào để duy trì lượng đường trong máu ổn định là câu hỏi chung của nhiều người bệnh tiểu đường. Bởi kiểm soát đường huyết là việc không dễ dàng với người tiểu đường, vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho người bệnh 12 cách duy trì và kiểm soát đường huyết ổn định đã được các chuyên gia chỉ ra.

 

Làm thế nào để duy trì lượng đường trong máu ổn định

Làm thế nào để duy trì lượng đường trong máu ổn định?

 

 

 

1. Bảng chỉ số đường huyết

 

Như các bạn đã biết bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính do tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả và bệnh này cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. 

 

Vì thế, để giúp người bệnh có thể kiểm soát được bệnh và nắm bắt được tình trạng cả bệnh các bác sĩ thường cung cấp bảng chỉ số đường huyết để người bệnh có thể tự theo dõi. Vậy bảng chỉ số đường huyết là gì? Câu trả lời được bật mí ngay bên dưới:

 

Chỉ số đường huyết là giá trị nồng độ glucose trong máu ở ngưỡng an toàn của một người trong một ngày. Bao gồm các chỉ số trước và sau ăn. Để cho người bệnh dễ theo dõi và nhận biết thì các chuyên gia thường đưa ra các giá trị đường huyết lý tưởng thông qua dạng bảng.Thông qua bảng chỉ số đó người bệnh sẽ biết mức độ của bệnh.

 

Thông thường chỉ số này không cố định và phụ thuộc nhiều yếu tố như thời gian đo, chế độ ăn, chế độ vận động, tâm sinh lý,....

 

Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường.

 

2. Cách tính chỉ số đường huyết

 

Chỉ số đường huyết có 4 thông số xét nghiệm chính:

 

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Chỉ số này thực hiện vào thời điểm nào cũng được, không cần phải nhịn ăn hay chờ tiêu hóa thức ăn.

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Để thực hiện được, bạn phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi đo.
  • Xét nghiệm đường huyết sau khi dung nạp glucose: Liệu pháp này thực hiện ở cơ sở y tế.
  • Xét nghiệm HbA1c máu: Liệu pháp này thực hiện ở cơ sở y tế.

 

Cách tính chỉ số đường huyết như sau:

Để kiểm tra chỉ số đường huyết, người bẹnh tiểu đường cần đo ở 4 thời điểm

Để kiểm tra chỉ số đường huyết, người bệnh tiểu đường cần đo ở 4 thời điểm

 

 

- Đối với người khỏe mạnh:

 

  • Đường huyết được đo lúc ngẫu nhiên: < 200 mg/dL hoặc < 11.1 mmol/L
  • Đường huyết được đo lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng): 72 – 99 mg/dL hoặc 4 – 5.4 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau bữa ăn 2h: < 140 mg/dL hoặc < 7.8 mmol/L.
  • HbA1c máu < 6% hoặc < 42 mmol/mol.

 

- Đối với bệnh nhân đái tháo đường:

 

  • Đường huyết được đo lúc ngẫu nhiên: < 200 mg/dL hoặc < 11.1 mmol/L.
  • Đường huyết được đo lúc đói ( nhịn ăn ít nhất 8h): 72 – 126 mg/dL hoặc 4 – 7 mmol/L.
  • Đường huyết được đo sau bữa ăn 2h: < 140 mg/dL hoặc < 7.8 mmol/L.
  • HbA1c < 48 mmol/mol hoặc < 6.5%). 

 

Đơn vị tính: mmol/l và mg/dl đều là cả hai đơn vị tính được sử dụng để đo nồng độ glucose máu. Trong đó mmol/L là đơn vị nồng độ mol, cho biết số phân tử của một chất trong một thể tích xác định được sử dụng ở Anh, còn đơn vị mg/ dL là đơn vị đo nồng độ glucose trong máu tại Hoa Kỳ.

 

3. 12 cách giúp cho đường huyết ổn định tự nhiên

 

12 cách dưới đây sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết rất tốt mà bạn nên áp dụng ngay

 

3.1. Tập thể dục thường xuyên

 

Tập thể dục thường xuyên ngoài giúp bạn tăng cường sức khỏe còn giúp bạn duy trì cân nặng phù hợp  và làm tăng độ nhạy cảm của insulin. Khi bạn tập thể dục thường xuyên sẽ giúp các tế bào sẽ sử dụng lượng đường có sẵn trong máu một cách tốt hơn và giúp cơ bắp sử dụng lượng đường để tạo năng lượng, hạn chế lượng đường đi vào ruột và mạch máu.

 

Tập thể dục thể taho thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và làm chậm quá trình hấp thụ đường

Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe và làm chậm quá trình hấp thụ đường

 

Một số  hình thức tập thể dục hiệu quả mà bạn nên áp dụng ngay bao gồm: bơi lội, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, đẩy tạ, yoga,...

 

3.2. Giới hạn lượng tiêu thụ carbohydrate

 

Carbohydrate khi vào cơ thể  sẽ được phân hủy thành đường (chủ yếu là dạng đường glucose), sau đó insulin ở tuyến tụy sẽ được tiết ra để chuyển hóa đường thành năng lượng. Vì thế, nếu cơ thể ăn quá nhiều carbohydrate mà  insulin không đủ hoặc hoạt động không hiệu quả, không xử lý được hết lượng đường. Từ đó, sẽ khiến  lượng đường trong máu tăng cao.

 

Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường bột và chất béo xấu

Hạn chế dung nạp các loại thực phẩm chứa nhiều đường bột và chất béo xấu

 

Do đó, khi bị tiểu đường người bệnh cần hạn chế dung nạp carbohydrate, điều đó không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu, mà còn ngăn ngừa đường huyết tăng cao đột ngột sau ăn, cũng như giữ vững lượng đường trong máu ở mức ổn định nhất.

 

3.3. Tăng tiêu thụ chất xơ

 

Như các bạn đã biết chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa carbohydrate và hấp thụ đường, nhờ đó giúp lượng đường trong máu mà không bị tăng đột ngột mất kiểm soát. Đặc biệt là chất xơ hòa tan  giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn chất xơ không hòa tan. Ngoài ra, khi người bệnh tiểu đường thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại tuyp 1 hiệu quả. 

 

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ 

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ

 

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ mà bạn nên ăn như: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, cử quả mọng chín,...

 

3.4. Uống đủ nước

 

Trong cơ thể người nước chiếm tới 80%, vì thế nước đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự sống. Đặc biệt với người tiểu đường, uống đủ nước ngoài tác dụng giúp cơ thể đào thải lượng đường dư thừa trong máu ra ngoài  thông qua hệ bài tiết giúp kiểm soát đường huyết ổn định, thì uống nước cũng giúp cơ thể sung lượng nước bị mất do đi tiểu nhiều và ngăn ngừa mất nước.

 

Uống nước giúp cơ thể người bệnh thanh lọc và đào thải độc tố tích tụ

Uống nước giúp cơ thể người bệnh thanh lọc và đào thải độc tố tích tụ

 

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng  những người tiểu đường  uống nhiều nước, nguy cơ phát triển bệnh thấp hơn so với người không uống hoặc uống ít nước. Bên cạnh đó, nước là loại đồ uống không chứa calo, do đó uống nước thường xuyên cũng là biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường  hữu hiệu. 

 

Các chuyên gia đều khuyên bạn nên uống ít nhất từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Thời điểm lý tưởng uống nước đó là buổi sáng mới ngủ dậy, trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn cũng cần hạn chế uống nước đêm tránh việc phải đi tiểu nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

 

3.5. Kiểm soát khẩu phần ăn

 

Kiểm soát khẩu phần là việc rất cần thiết mà người bệnh tiểu đường cần phải làm, điều này có nghĩa là kiểm soát khẩu phần ăn giúp người bệnh điều chỉnh lượng calo và duy trì cân nặng ở mức phù hợp, nhờ đó thúc đẩy lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định và làm giảm nguy cơ tiến triển của bệnh xấu hơn.

 

Chia nhỏ khẩu phần ăn để hạn chế làm tăng đường huyết sau ăn đột ngột

Các loại thực phẩm rất tốt mà  người tiểu đường nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày

 

Khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường được chia làm 4 phần trong đó: 1 phần tinh bột, 1 phần chất đạm và 2 phần chất xơ. 

 

Ngoài ra, để hạn chế cơ thể hấp thụ calo và làm đường huyết tăng đột ngột sau ăn, khi ăn bạn cần lưu ý những điều sau:

 

- Lên thực đơn và khẩu phần ăn hàng ngày.

 

- Ăn chậm, nhai kỹ.

 

- Sử dụng thực phẩm lành mạnh.

 

- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như đồ đông lạnh, xúc xích, khoai tây chiên,...

 

3.6. Chọn loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

 

Chỉ số đường huyết (GI) phản ánh cơ thể hấp thụ hoặc tiêu hóa thức ăn. Vì thế, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp để hạn chế làm gia tăng chỉ số đường huyết. Một số loại thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình đó là gạo lứt, sữa chua, yến mạch, rau cải, ổi, cam, táo,...

 

Gợi ý nhóm một số loại thực phẩm có chứa chỉ số GI thấp

Gợi ý nhóm một số loại thực phẩm có chứa chỉ số GI thấp 

 

3.7. Giảm căng thẳng

 

Khi cơ thể người bệnh bị căng thẳng  lượng đường trong máu cũng bị ảnh hưởng, do khi bị stress cơ thể sẽ tiết ra các hormone glucagon và cortisol (nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng khó kiểm soát). 

 

Chính vì vậy,  để làm giảm lượng đường trong máu về mức ổn định, lúc này người bệnh cần thư giãn đầu óc, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan 

 

Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thiền, tập yoga, cười nhiều hơn,....

 

3.8. Theo dõi lượng đường trong máu

 

Luôn luôn đo và theo dõi đường huyết cũng là cách giúp cơ thể bạn kiểm soát các chỉ số đường huyết tốt hơn. Ví dụ, trước và sau khi ăn chỉ số không gia tăng đáng kể thì bạn hoàn toàn yên tâm về thực đơn và có thể duy trì lâu dài. Ngược lại, nếu chỉ số tăng đột ngột thì bạn sẽ biết phải điều chỉnh lượng ăn cũng như thay đổi thực ăn phù hợp hơn.  

 

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất

Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất

 

Bạn hãy đo các chỉ số mỗi ngày và ghi lại một cách cẩn thận. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn thêm từ bác sĩ.

 

3.9. Ngủ đủ giấc

 

Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời và  giúp cơ thể có một tinh thần tỉnh táo. Nhiều người bệnh thường bỏ qua không chú trọng giấc ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và độ nhạy cảm của insulin, làm tăng cảm giác thèm ăn và thúc đẩy tăng cân nhanh hơn.

 

Ngoài ra, thiếu ngủ sẽ làm ức chế giải phóng hormone tăng trưởng và tăng nồng độ cortisol, làm giảm chức năng kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng đêm và từ 30 phút -1h ban ngày.

 

3.10. Bổ sung thêm thực phẩm giàu crom và magie

 

Thiếu hụt khoáng chất crom và magie cũng là nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao. Trong đó Crom có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carb và chất béo, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu về mức ổn định. Nếu thiếu crôm có thể khiến cơ thể bạn khó hoặc không thể  dung nạp carb.

 

Bổ sung vi chất megie và crom giúp cơ thể kiểm soát đường huyết ổn định

Bổ sung vi chất megie và crom giúp cơ thể kiểm soát đường huyết ổn định

 

Các loại thực phẩm giàu crom như: Các loại thịt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây giàu vitamin C, rau xanh có màu đậm,....

 

Một nghiên cứu cho thấy Magiê có lợi rất lớn cho lượng đường trong máu, nếu thiếu magiê thì khả năng bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn gấp 2 lần. Các thành phần giàu magie mà bạn nên bổ sung đó là: cá ngừ, cá hồi, hạt bí, ngũ cốc, rau xanh có lá màu đậm, củ quả chín mọng đậu, chuối xanh, bơ,...

 

3.11. Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải

 

Đối với người bệnh tiểu đường, việc duy trì cân nặng ổn định không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác hiệu quả. Mới đây nghiên cứu từ hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đã chỉ ra việc kiểm soát tốt  cân nặng giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên đến 50%. Vì thế, người bệnh nếu đang trong trạng thái béo phì thừa cân thì hãy thực hiện các phương pháp giảm cân an toàn lành mạnh, còn đối với người gầy hoặc không quá béo nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải theo chỉ số BMI.

 

3.12. Thử dùng giấm táo

 

Một số dòng sữa dành cho người tiểu đường tốt bán tốt nhất hiện nay

Một số dòng sữa dành cho người tiểu đường tốt bán tốt nhất hiện nay

 

Giấm táo là một trong những loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tiểu đường như thúc đẩy lượng đường trong máu lúc đói thấp hơn, làm giảm chức năng sản xuất glucose trong gan và làm tăng khả năng sử dụng glucose của các tế bào. 

 

Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy giấm táo có ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng của cơ thể với đường và làm tăng độ nhạy của insulin. Thế nên, bạn hãy thêm giấm táo vào khẩu phần ăn bằng cách pha giấm táo với nước để uống hoặc trộn cùng salad rau củ. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

 

4. Sữa dành cho người tiểu đường Glu Asia Gold

 

Sữa dành cho người tiểu đường Glu Asia Gold

Sữa dành cho người tiểu đường Glu Asia Gold

 

Sữa dành cho người tiểu đường Glu Asia Gold là dòng sản phẩm sữa bột cao cấp được sản xuất bởi thương hiệu Asia Nutrition. 

 

  • Sữa Glu Asia Gold chứa hệ đường bột ăn kiêng maltodextrin và isomalt giúp người bệnh bổ sung đường để tạo ra năng lượng nhưng không gây ứ đọng đường trong máu.
  • Đặc biệt, trong sữa rất giàu thành phần canxi và vitamin D3 giúp ngăn ngừa loãng xương và giúp người bệnh nhanh lành vết thương.
  • Bên cạnh đó, các thành phần chống oxy hóa như vitamin A, C, Selen, Kẽm,... hỗ trợ tăng sức đề kháng cho người bệnh và tăng cường các hoạt chất miễn dịch cho cơ thể hiệu quả.
  • Ngoài ra, sữa Glu Asia Gold còn chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể người bệnh luôn khỏe mạnh mà không làm bệnh phát triển nặng hơn.

 

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong Sữa dành cho người tiểu đường Glu Asia Gold

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong sữa dành cho người tiểu đường Glu Asia Gold

 

Người dùng và các chuyên gia nói gì về sữa Glu Asia Gold:

 

Tiêu dùng VTC6 và sữa Glu Asia Gold

 

Với nhiều năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm dinh dưỡng, Asia Nutrition luôn tự hào mang đến cho người dùng Việt nhiều sản phẩm uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất. 

 

Nếu bạn còn câu hỏi hay cần tư vấn thêm hãy gọi ngay theo hotline 0988 352 952 hoặc truy cập website https://asiasuckhoevang.vn để được tư vấn chi tiết hơn. 

 

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và thành công!

 

"Chọn mua ngay sữa dành cho người tiểu đường tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"