3 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG ĐỂ CÂN BẰNG LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU MỘT CÁCH TỰ NHIÊN

1. Lượng đường trong máu hoạt động như thế nào?

Khi bạn ăn thức ăn có đường, bao gồm cả carbohydrate tinh chế như bánh ngọt, bánh quy, bánh mì, mì ống hoặc cơm, dẫn đến lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Đây được gọi là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, chỉ số đường huyết được xem là một chỉ tiêu có lợi để chọn thực phẩm. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để lựa chọn thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường.

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bạn phản ứng bằng cách sản xuất ra lượng insulin cao, một loại hormone chịu trách nhiệm đưa đường (glucose) ra khỏi máu và đưa vào các tế bào mỡ hoặc cơ của bạn.

Khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để giúp hạ thấp đường huyết. Nhưng điều thường xảy ra là lượng đường trong máu tăng đột biến thường theo sau là mức đường huyết hạ thấp đột ngột, đó là khi bạn có cảm giác nôn nao, có thể kèm theo tâm trạng cáu kỉnh, tức giận và đói khủng khiếp.

Bộ não của bạn giữ cho lượng đường huyết được kiểm soát chặt chẽ, không quá cao hay quá thấp, và nếu đường huyết xuống quá thấp, cơ thể bạn sẽ giải phóng hormone gây căng thẳng cortisol để đưa nó trở lại trạng thái cân bằng.

2. 3 lời khuyên giúp cân bằng lượng đường trong máu một cách tự nhiên

2.1 Bổ sung protein hợp lý

Lượng đường trong máu thường xuyên hạ thấp dẫn đến khó chịu, lo lắng và tâm trạng thấp. Điều này khiến bạn càng có xu hướng ăn những thực phẩm kém lành mạnh hơn vì não của bạn đang ở chế độ căng thẳng, khiến bạn phải lấy một thứ gì đó có đường siêu nhanh để đưa lượng đường trong máu của bạn tăng trở lại.

Chuyên gia cũng cho biết: Người bệnh đái tháo đường cần thực hiện chế độ ăn uống để duy trì đường huyết ổn định, tránh các thức ăn làm tăng đường huyết.

Người bệnh đái tháo đường nên áp dụng chế độ ăn uống có đủ các nhóm chất đạm, chất béo, đường, vitamin, chất khoáng và nước với khối lượng hợp lý.

Một trong những cách tốt nhất để giảm lượng đường trong máu tăng đột biến là thêm protein vào bữa ăn của bạn. Ăn protein giúp cung cấp năng lượng chậm, từ từ, đồng thời làm tăng nhiệt trong cơ thể bạn, giúp tạo cảm giác no.

Tăng cường lượng protein tiêu thụ giúp tăng đáp ứng insulin mà không làm tăng nồng độ glucose trong huyết tương. Do đó, không nên dùng các nguồn protein có hàm lượng carbohydrate cao để điều trị hoặc ngăn ngừa hạ đường huyết.

2.2 Thay cà phê bằng nước nóng và chanh

Khi bạn bị đái tháo đường type 2, bạn có thể cân nhắc việc hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể. Caffeine có thể làm giảm chuyển hóa glucose, làm tăng nguy cơ biến chứng do đái tháo đường.

Ngoài ra, caffeine ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn vì nó kích thích giải phóng cortisol và adrenaline - khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng - giải phóng glucose từ gan và làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Khi thức dậy, hãy uống một cốc nước nóng và chanh thay vì trà hoặc cà phê. Nước chanh sẽ giúp kích thích dịch tiêu hóa của bạn.

Nếu bạn muốn một món đồ uống nóng vào buổi sáng, hãy uống trà bạc hà tươi hoặc trà thảo dược không chứa caffeine. Nếu vẫn muốn uống cà phê, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định giới hạn caffeine tiêu thụ hàng ngày.

2.3 Bổ sung chất béo lành mạnh và protein vào bữa sáng

Bữa sáng lý tưởng dành cho người bị đái tháo đường là một bữa ăn giàu đạm, ít tinh bột, nhiều chất xơ và bao gồm chất béo lành mạnh. Ăn protein vào bữa sáng sẽ giúp ích rất nhiều cho năng lượng cả ngày của bạn.

Thực phẩm giàu protein bao gồm trứng, thịt nạc, cá có dầu, cá trắng, sữa chua hữu cơ, đậu, đậu phụ, các loại hạt, hạt diêm mạch. Một số loại ngũ cốc ăn sáng hiện nay cũng có lượng đường thấp hơn, bạn có thể thêm dừa hoặc sữa chua hạnh nhân.

Để làm cho món cháo vào bữa sáng ít carb và tăng chất béo cũng như protein lành mạnh, hãy thử thêm hạt lanh, hạt chia và một số loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó. Thêm quế cũng có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và kết thúc bằng một cốc sữa chua hữu cơ đầy đủ chất béo.

Một số gợi ý cho bữa ăn sáng tuyệt vời là món trứng chế biến theo bất kỳ cách nào. Trước đây thường có một số khuyến nghị những người mắc đái tháo đường nên hạn chế ăn trứng do có cholesterol. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho biết, các thực phẩm giàu protein như trứng có thể đóng một vai trò trong việc điều chỉnh lượng đường và cholesterol trong máu.

Người đái tháo đường có thể thêm một quả bơ để được cung cấp chất béo lành mạnh. Bạn có thể thêm dưa chuột hoặc táo xắt nhỏ trộn sữa chua hoặc phết bơ hạt như bơ đậu phộng. Sữa chua hạnh nhân và sữa dừa cũng là một lựa chọn tốt.

3. Bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng

Bữa sáng rất quan trọng bởi nó cung cấp năng lượng cho cả một ngày. Đặc biệt với người bị tiểu đường, bữa sáng còn giúp cân bằng lượng đường huyết. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Public Health Nutrition năm 2015 cho thấy, người bị tiểu đường type 2 ăn sáng đều đặn giúp duy trì lượng đường huyết trong suốt cả ngày.

Những thực phẩm sau đây được coi là sự lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng cho người tiểu đường:

3.1. Trái cây

Những loại quả mọng nước và nhiều chất xơ như táo, cam, xoài, việt quất, mâm xôi… là lựa chọn thân thiện cho bữa sáng của người tiểu đường. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Pharmaceutical Design năm 2016, những loại quả giàu chất xơ sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 và trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2.

3.2. Ngũ cốc

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients năm 2018, chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường type 2. Đó là các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch, bánh ngô nguyên hạt… Những loại ngũ cốc này rất giàu chất xơ giúp làm chậm tiến trình hấp thụ đường vào máu nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

Người dùng có thể kết hợp ngũ cốc cùng với sữa chua (nên chọn sữa chua không đường) hoặc bột yến mạch để bữa sáng trở nên hấp dẫn và dễ ăn.

3.3. Trứng

Trứng là loại thực phẩm rất phổ biết cũng dễ dàng sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, đối với bữa sáng cho người tiểu đường hay bất kỳ ai thì trứng là một món ăn rất tiện lợi.

Trứng là một thực phẩm rất giàu protein và có lượng carbohydrate thấp, có tác dụng trong việc kìm hãm sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Theo chuyên gia dinh dưỡng chăm sóc bệnh tiểu đường – khẳng định protein sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ổn định và làm người bệnh cảm thấy no lâu hơn.

Chuyên gia cũng gợi ý người bị tiểu đường nên ăn ít nhất 5g protein vào bữa sáng. Một bữa sáng hoàn hảo sẽ gồm 1 quả trứng nhỏ, ⅔ cốc sữa hoặc 1,5 thìa bơ đậu phộng hoặc một chút hoa quả. Thực đơn này giúp tăng cường lượng protein cần thiết cho người bị tiểu đường.

3.4. Sữa

Các loại sữa chuyên biệt dành cho người tiểu đường hay sữa chua Hy Lạp rất thân thiện dành cho bữa sáng của người bệnh. Các loại sữa này giàu protein và ít carb hơn những loại sữa thông thường, giúp giảm lượng đường trong máu mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh.

Bữa sáng với sữa có thể dùng thêm với các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc trứng để tăng cường thêm dinh dưỡng.

3.5. Rau

Những loại rau xanh như: bông cải xanh, cải xoăn, măng tây, cà chua, dưa leo… là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, nguồn thực phẩm này rất tốt để sử dụng vào bữa sáng cho người tiểu đường nhằm ổn định đường huyết và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Rau xanh có thể kết hợp rất hoàn hảo cùng với trứng hoặc các loại thịt nạc để ăn vào bữa sáng. Giúp cung cấp cả chất xơ và protein thiết yếu cho người tiểu đường.

3.6. Khoai lang

Thực phẩm này giàu chất xơ và chứa nhiều dưỡng chất tốt như: canxi, magie và nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu khác. Khoai lang giúp cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể để kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đồng thời, khoai lang còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế tăng cân nên rất phù hợp để sử dụng cho người bị tiểu đường.

 

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, người bị tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc tiểu đường nên thường xuyên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, hàm lượng đường, carb trong mỗi thực phẩm, bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng các sản phẩm có dành riêng cho người bị tiểu đường để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Dựa trên thói quen ăn uống cũng như nhu cầu dinh dưỡng của người bị đái tháo đường, các chuyên gia đến từ Asia Nutrition đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm GLU ASIA GOLD.

Bằng việc sử dụng đường Isomalt - một loại đường dành riêng cho người bị tiểu đường, kết hợp với hơn 30 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, GLU ASIA GOLD được các chuyên gia khuyến cáo là một bữa phụ hoàn hảo dành cho người đang cần kiểm soát đường huyết, những người có nhu cầu giảm cân và những người cao tuổi đang có vấn đề về đường huyết.

Chất béo trong sữa Glu Asia Gold là chất béo tốt không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật tổng hợp, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Chất béo này có chức năng chuyển hóa các nguồn thức ăn dư thừa thành lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, E, D, K, H tốt hơn.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nguồn đạm protein tốt cho sức khỏe. Chất đạm là thành phần dinh dưỡng giúp cơ bắp săn chắc và là chất kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động. Đạm protein khi vào cơ thể sẽ tạo ra năng lượng cho cơ thể, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nếu thiếu chất này cơ thể sẽ bị  thiếu hụt dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh như xương khớp, thiếu máu, tim mạch,...

📞 Để được tư vấn cụ thể hơn về cách sử dụng cũng như địa chỉ mua sản phẩm chính hãng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0988352952

—------------------------------

👉 Đặt mua ngay sản phẩm sữa GLU ASIA GOLD chính hãng tại website: https://by.com.vn/StBIcN

👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://by.com.vn/yrXxkY

—------------------------------

CÔNG TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION 

🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/

☎ Hotline: 0988352952