5 TÁC DỤNG ĐÁNG NGẠC NHIÊN CỦA VIỆC BỔ SUNG ĐẬU NÀNH VÀO CHẾ ĐỘ ĂN HÀNG NGÀY

1. Tìm hiểu về đậu nành

Từ ngàn xưa, người châu Á đã sử dụng đậu nành như một nguyên liệu quen thuộc để chế biến các món ăn và loại đồ uống khác nhau. Thành phần dinh dưỡng của đậu nành rất đa dạng và phong phú, giúp mang đến giá trị cao.

Đậu nành (Glycine max) là một cây họ đậu có nguồn gốc từ Đông Á. Đây là một loại nguyên liệu quan trọng trong chế độ ăn của người dân châu Á và được sử dụng từ rất lâu. Ngày nay, loại đậu này chủ yếu được trồng ở châu Á, Nam và Bắc Mỹ.

Người châu Á thường dùng cả đậu nành tươi và khô hoặc ươm thành mầm đậu nành để chế biến thực phẩm, trong khi đó các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến phổ biến hơn ở nhiều nước phương Tây. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm bột đậu nành, protein đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, nước tương và dầu đậu nành.

Loại đậu này chứa các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của loại hạt này.

Thành phần dinh dưỡng của đậu nành

Đậu nành chủ yếu chứa nhiều protein nhưng cũng chứa một lượng lớn đường và chất béo. Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu luộc là:

  • Calo: 173

  • Nước: 63%

  • Protein: 16,6g

  • Carbohydrate: 9,9g

  • Đường: 3g

  • Chất xơ: 6g

  • Chất béo: 9g 

  • Chất béo bão hòa: 1,3g

  • Chất béo không no đơn nguyên: 1,98g

  • Chất béo không no đa nguyên: 5,06g

  • Omega-3: 0,6g

  • Omega-6: 4,47g

2. Đậu nành cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng gì? 

2.1. Protein

Đậu này là một trong những nguồn cung cấp protein thực vật tốt nhất. Hàm lượng protein chiếm 36 – 56% trọng lượng khô của đậu nành. Một cốc (172g) đậu luộc có chứa khoảng 29g protein. Giá trị dinh dưỡng của protein từ loại đậu này là rất có lợi, mặc dù chất lượng không thể cao như protein động vật.

Hai loại protein chính có trong loại đậu này là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng hàm lượng protein. Tuy nhiên, những protein này có thể kích hoạt phản ứng dị ứng ở một số người.

Việc tiêu thụ protein đậu nành có liên quan đến việc giảm cholesterol một cách lành mạnh.

2.2. Chất béo

Loại đậu này được phân vào nhóm “hạt có dầu” và được sử dụng làm nguyên liệu để làm dầu đậu nành. Ở dạng hạt khô, hàm lượng chất béo trong loại đậu này xấp xỉ 18% trọng lượng, chủ yếu là các axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, cùng với một lượng nhỏ chất béo bão hòa.

Loại chất béo chiếm ưu thế trong đậu này là axit linoleic, chiếm khoảng 50% tổng lượng chất béo.

2.3. Chất đường bột (Carbohydrate)

Loại hạt này chứa rất ít các chất đường bột, chỉ số đường huyết (GI) của đậu nành nguyên chất rất thấp. Chỉ số này phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Vì có chỉ số đường huyết thấp nên loại hạt này rất phù hợp với các bệnh nhân bị đái tháo đường.

2.4. Chất xơ

Đậu nành chứa một lượng vừa đủ chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các sợi không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside, có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm. Alpha-galactosidase thuộc nhóm sợi gọi là FODMAP, loại sợi này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Mặc dù gây ra tác dụng phụ khó chịu ở một số người, chất xơ hòa tan trong loại hạt này thường được coi là tốt cho sức khỏe. Chúng được lên men bởi vi khuẩn trong ruột của bạn, dẫn đến sự hình thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

2.5. Vitamin và khoáng chất

Loại hạt này là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, bao gồm:

- Molybdenum: Đậu nành rất giàu molypden, một nguyên tố vi lượng thiết yếu chủ yếu được tìm thấy trong hạt, ngũ cốc và các loại đậu.

- Vitamin K1 (hay còn gọi là phylloquinone): Đây là dạng vitamin K được tìm thấy trong các cây họ đậu. Vitamin K1 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

- Vitamin B9: Còn được gọi là folate, loại vitamin này giữ nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể và được coi là đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

- Đồng: Người phương Tây thường có chế độ ăn uống rất ít đồng. Việc thiếu hụt đồng có thể ảnh hưởng xấu đến tim.

- Mangan: Một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và nước uống. Do trong hạt này có chứa hàm lượng axit phytic cao khiến cơ thể kém hấp thụ mangan từ loại đậu này.

- Phốt pho: Đậu nành là một nguồn cung cấp phốt pho dồi dào, một khoáng chất thiết yếu cho nhu cầu của cơ thể.

- Vitamin B1: Còn được gọi là thiamine, thiamine đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể.

2.6. Các hợp chất thực vật khác trong đậu nành

Hạt đậu này rất giàu các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm:

Isoflavone

Đây là hợp chất thuộc họ polyphenol chống oxy hóa, isoflavone có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Isoflavone là gì? có ở đâu và tác dụng thế nào đến tuổi xuân của chị em?

Đậu nành chứa lượng isoflavone cao hơn các loại thực phẩm thông thường khác. Isoflavone là một dưỡng chất thực vật độc đáo, có cấu trúc gần giống với nội tiết tố nữ estrogen. Trên thực tế, isoflavone thuộc nhóm phytoestrogen hay còn gọi là estrogen thực vật.

Các loại isoflavone chính có trong đậu nành là genistein (50%), daidzein (40%) và glycitein (10%).

Một số người sở hữu một loại vi khuẩn đường ruột đặc biệt trong cơ thể có thể chuyển đổi daidzein thành solol. Solol được xem là một chất có lợi cho sức khỏe.

Những người có thể tự tạo ra solol được chứng minh rằng sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn từ việc tiêu thụ đậu nành so với những người không thể.

Axit phytic

Được tìm thấy trong các loại hạt thực vật, axit phytic (phytate) làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất như kẽm và sắt. Bạn có thể làm giảm lượng axit phytic trong đậu nành bằng cách đun sôi, chế biến hạt đã nảy mầm hoặc lên men.

Saponin

Hiểu sâu sắc về tác dụng của Saponin đối với sức khỏe con người

Một trong những nhóm hợp chất thực vật chính có trong đậu nành, saponin đã được chứng minh có thể giúp giảm cholesterol ở động vật.

3. 5 tác dụng của đậu nành với sức khỏe 

Chúng ta hãy xem xét những lợi ích tiềm năng sau đây của việc ăn đậu nành:

Đậu nành có thể hỗ trợ giảm cân

Đậu nành là một nguồn giàu protein, rất quan trọng để sửa chữa và xây dựng cơ bắp. Và như chúng ta đã biết, cơ thể càng có nhiều cơ thì càng đốt cháy nhiều calo và càng ít chất béo hơn.

Protein cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và chống lại cảm giác thèm ăn các cacbohidrat có đường. Chuyên gia dinh dưỡng Lauren Manaker, người sáng lập của tổ chức tư vấn về dinh dưỡng Nutrition cho biết: "Đậu nành đóng một vai trò tích cực đối với sự đề kháng insulin, chuyển hóa axit béo và các thay đổi nội tiết tố, tế bào hoặc phân tử khác liên quan đến tăng cân".

Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học Y tế Quốc tế đã xem xét tác động của đậu nành đối với những người béo phì cho thấy rằng tiêu thụ protein đậu nành trong chế độ ăn uống thường xuyên làm giảm trọng lượng cơ thể, khối lượng chất béo và mức cholesterol.

Đậu nành có thể bảo vệ trái tim của bạn

Mặc dù chế độ ăn giàu protein đậu nành có thể giúp bạn giảm cân và giảm bớt căng thẳng cho tim, nhưng bên cạnh đó, còn có những lợi ích tuần hoàn khác mà bạn có thể đạt được khi ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.

Một phân tích tổng hợp năm 2019 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy protein trong đậu nành giúp giảm lipoprotein, được gọi là cholesterol "xấu" từ 3 - 4% ở người lớn. Cholesterol "xấu" luôn được biết là có tác động không tốt tới sức khoẻ tim mạch.

Đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh "giết người thầm lặng"

Ăn đậu nành có thể giúp giảm bớt huyết áp cao và viêm - hai tình trạng đóng vai trò quan trọng trong đau tim và đột quỵ.

Viêm mức độ thấp mãn tính là tình trạng các tế bào miễn dịch tràn ngập cơ thể do chế độ ăn uống kém, hút thuốc, lạm dụng rượu và các yếu tố lối sống khác. Cuộc tấn công bí mật này có thể làm hỏng các mô, chẳng hạn như niêm mạc của động mạch, có thể gây ra một bệnh "giết người thầm lặng" — huyết áp cao.

Cả chứng viêm và huyết áp cao đều có thể gây ra tình trạng động mạch có thể bị vỡ và gây ra cục máu đông - nguyên nhân dẫn tới các cơn đau tim và đột quỵ.

Hai nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung protein đậu nành vào chế độ ăn uống có thể làm giảm huyết áp và chứng viêm mãn tính.

Đậu nành có thể làm chắc xương của bạn

Isoflavone trong thực phẩm đậu nành có liên quan đến việc cải thiện mật độ khoáng chất của xương và ngăn ngừa mất xương do loãng xương

Khi bạn già đi, nguy cơ loãng xương của bạn tăng lên. Theo Tổ chức Loãng xương Quốc gia, một nửa số người lớn trên 50 tuổi, khoảng 54 triệu người Mỹ (bao gồm cả nam giới), có nguy cơ bị gãy xương do mật độ xương thấp. Ăn nhiều đậu nành có thể giúp bảo vệ bạn khỏi gãy xương.

Chuyên gia Manaker nói: "Isoflavone trong thực phẩm từ đậu nành có liên quan đến việc cải thiện mật độ khoáng chất của xương và ngăn ngừa mất xương do loãng xương, bất kể cân nặng của bạn là bao nhiêu".

Isoflavones là một loại phytoestrogen, một hợp chất có nguồn gốc thực vật được tìm thấy nhiều trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.

Đậu nành có thể bảo vệ chống lại bệnh ung thư vú

Mức độ estrogen cao có liên quan đến ung thư vú. Vì lý do đó, những phụ nữ bị ung thư vú điều trị bằng liệu pháp hormone đã từng được yêu cầu tránh ăn các sản phẩm từ đậu nành.

Tuy nhiên, tiêu thụ đậu nành vừa phải — tối đa hai phần đậu phụ, sữa đậu nành hoặc đậu edamame mỗi ngày — không làm tăng nguy cơ ung thư vú, theo bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ).

Một nghiên cứu lớn được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành uy tín Cancer cho thấy rằng việc ăn các sản phẩm từ đậu nành thực sự có thể bảo vệ sức khoẻ vì isoflavone, phytoestrogen chính có trong đậu nành, có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong không chỉ do ung thư vú mà còn do tất cả các nguyên nhân.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2022 bởi Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho thấy đậu nành có thể bảo vệ các cô gái trẻ khỏi nguy cơ phát triển ung thư vú sau này trong cuộc sống. Nghiên cứu đã xem xét chế độ ăn của 329 cô gái từ tuổi dậy thì cho đến 2 năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên và phát hiện ra mối liên hệ nghịch giữa tiêu thụ đậu nành và khối lượng tế bào sợi tuyệt đối - dấu hiệu của việc giảm nguy cơ ung thư vú.

 

Sở hữu công thức ĐỘC QUYỀN, cùng nguồn nguyên liệu thuần khiết, sản phẩm SỮA DINH DƯỠNG ASIA COLLAGEN đang là lựa chọn hàng đầu của các chị em khi muốn bổ sung collagen lớn cho cơ thể.

SỮA DINH DƯỠNG ASIA COLLAGEN là giải pháp bổ sung dinh dưỡng hàm lượng cao với sự kết hợp giữa vitamin E, Nano Curcumin và các khoáng chất giúp cung cấp dưỡng chất cho làn da, chống lão hóa, tái tạo, phục hồi cải thiện nội tiết tố từ bên trong giúp đẹp da, đẹp dáng. 

Isoflavone có trong sản phẩm giúp cải thiện tiết tố nữ và ngăn ngừa lão hóa, tạo sự tự tin, rạng ngời cho phái đẹp. Kháng thể IgG giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch của các chị em trong thời gian tiền mãn kinh, mãn kinh

ĐẶC BIỆT, nguồn collagen tinh khiết có trong sữa giúp tăng độ ẩm, độ đàn hồi và sức sống cho làn da, giảm thiểu tác hại của tia UV, tránh được nguy cơ bị sạm da. Nhờ khả năng hỗ trợ giúp da sản sinh ra các tế bào mới, làn da có đủ collagen sẽ nhanh chóng lành sẹo và mờ thâm hơn so với làn da thiếu hụt collagen.

—------------------------------

👉 Đặt mua ngay sản phẩm sữa DINH DƯỠNG ASIA COLLAGEN chính hãng tại website: https://by.com.vn/hfxuSd

👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://by.com.vn/yrXxkY

—------------------------------

CÔNG TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION 

🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/

☎ Hotline: 0988352952