- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Trước khi biểu hiệu ra triệu chứng bệnh thì tình trạng thiếu chất dinh dưỡng đã tồn tại bên trong cơ thể của trẻ một thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biểu hiện mà bạn và bác sĩ có thể nhìn thấy để chẩn đoán bệnh trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn 6 dấu hiệu cảnh báo phổ biến cho tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em.
Mệt mỏi là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu sắt và có thể dẫn đến thiếu máu do lượng tế bào hồng cầu trong máu thấp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, các tình trạng sức khỏe khác như bệnh tim, trầm cảm hay bệnh lý tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ mệt mỏi.
Nếu cảm thấy cơ thể của con bạn xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh cũng như bổ sung các dưỡng chất phù hợp trong trường hợp trẻ bị thiếu máu.
Hình dáng móng tay cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất bên trong cơ thể. Móng lòng thuyền (móng lõm) là trường hợp móng tay có hình dáng như một chiếc muỗng. Khi gặp phải trường hợp này, trẻ có khả năng mắc phải chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Để điều trị chứng thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng những viên uống bổ sung chất sắt và ăn các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như gan động vật hay những loại hải sản như sò huyết, trai, hàu…
Miệng viêm và lở miệng (chốc miệng) được xem là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin B2 hoặc chứng thiếu sắt. Lưỡi bị sưng tấy có thể là do chứng thiếu sắt hoặc vitamin B2 gây ra. Trong khi đó, việc lượng sắt, kẽm hoặc vitamin B thấp hơn nhu cầu có nguy cơ gây ra hội chứng bỏng rát miệng ở trẻ.
Tiêu chảy mạn tính có thể là dấu hiệu cho chứng kém hấp thu ở trẻ khi các dưỡng chất không được hấp thu đầy đủ vào cơ thể. Tình trạng hấp thu kém có thể xuất hiện do các nguyên nhân như nhiễm trùng, phẫu thuật, chứng rối loạn tiêu hóa như bệnh Celiac hay bệnh Crohn.
Nếu con của bạn bị tiêu chảy liên tục thì hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời nhé.
Việc cảm xúc của trẻ thay đổi liên tục và khó đoán, lúc thì cáu kỉnh, lúc thì lãnh đạm có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh về tâm lý như trầm cảm. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng cho thấy bé không hấp thu đủ năng lượng cần thiết.
Nếu con của bạn biểu hiện những triệu chứng trên, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Mất cảm giác thèm ăn mạn tính là một dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy trẻ đang thiếu chất dinh dưỡng. Nếu con của bạn thường xuyên bỏ bữa và không cảm thấy đói, bạn hãy đưa con đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Việc tiến hành xét nghiệm máu có khả năng chỉ ra được cơ thể bé đang thiếu chất dinh dưỡng nào để bạn có thể giúp trẻ bổ sung dưỡng chất đó một cách hợp lý.
Với những dấu hiệu cơ bản trên đây, hy vọng bạn sẽ kiểm soát và sớm nhận ra những bất thường trong cơ thể trẻ để có được sự chữa trị kịp thời và đúng đắn.
Dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên các nguyên tắc giống như dinh dưỡng cho người lớn. Mọi người đều cần các loại chất dinh dưỡng giống nhau, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein và chất béo. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi của trẻ, cơ thể sẽ cần thành phần cũng như số lượng các dưỡng chất khác nhau.
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức hay sự kết hợp của cả hai. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh được đáp ứng tốt nhất bởi người mẹ, sữa mẹ giúp xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ.
Khi trẻ từ 6 tháng trở lên, hầu hết các bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn các loại thực phẩm rắn như ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và các loại trái cây, rau quả và thịt xay nhuyễn. Cần bổ sung các loại thực phẩm này bởi vì sữa mẹ có thể không cung cấp đủ sắt và kẽm cho sự phát triển của trẻ.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm:
- Không cho trẻ ăn trước 4 - 6 tháng tuổi (tính theo tuổi sinh đủ tháng) vì trẻ cần được hấp thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bên cạnh đó trước 4 tháng tuổi, trẻ còn phản xạ đẩy lưỡi chống lại bất kỳ vật gì chạm vào môi (phản xạ này thường mất khi trẻ 4-5 tháng tuổi), nên rất khó trong việc tập trẻ ăn dặm.
- Không cho trẻ ăn quá trễ sau 6 tháng vì sẽ làm tăng nguy cơ chậm tăng trưởng ở trẻ (bé chỉ bú sữa mẹ, sữa công thức thì không đảm bảo đủ chất cho quá trình phát triển). Trẻ dễ từ chối thức ăn đặc và tăng nguy cơ dị ứng thức ăn.
- Từ 6-8 tháng tuổi, tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3-5 lần một ngày. Bé sẽ bắt đầu bú ít sữa mẹ hoặc sữa thay thế khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính. Thời điểm này, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác: rau (khoai tây, đậu xanh, cà rốt và đậu Hà Lan) đều là những lựa chọn tốt, chúng nên được nấu chín kỹ và nghiền, trái cây (chẳng hạn như chuối nghiền, bơ, đào, hoặc táo).
- Từ 8-12 tháng tuổi, nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày. Ở độ tuổi này, cần bổ sung thêm các loại thịt băm vào khẩu phần ăn của trẻ.
Khi trẻ được 1 tuổi, nên tăng dần lượng thức ăn dặm, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Lúc này bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thịt, trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt biệt sữa nguyên kem. Việc này sẽ giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời, do đó ở thời điểm này, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.
Cần lưu ý rằng trong thời gian này trẻ bắt đầu học cách bò và đi nên sẽ ăn ít thức ăn trong 1 bữa ăn, nhưng sẽ ăn thường xuyên hơn (4-6 lần) trong cả ngày, vì vậy, bố mẹ nên thêm những cử ăn nhẹ ngoài khẩu phần cho trẻ.
Sau 24 tháng, hầu hết các bé đã mọc đủ răng và cứng chắc hơn giai đoạn 1 tuổi. Lúc này bé không còn ăn cháo, bột nữa mà có thể ăn những thức ăn giống người lớn, bố mẹ nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình để tạo thói quen tốt trong ăn uống, các món ăn dành cho bé có thể là cháo đặc, súp đặc, cơm,..., đồng thời vẫn cho trẻ uống sữa ít nhất 1 lần/ngày. Bên cạnh 3 bữa ăn chính cùng gia đình, bạn có thể cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều, bữa phụ giúp trẻ không bị đói, ăn uống ngon miệng hơn, trong bữa phụ này, bạn nên cho trẻ ăn các loại trái cây, sữa, sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Tóm lại, ở bất kể độ tuổi nào, dù là trẻ sơ sinh hay tuổi mẫu giáo thì dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bố mẹ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Trong rất nhiều trường hợp, sữa luôn là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và nhanh chóng cho cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Một trong những thực phẩm bổ sung đến từ thương hiệu Asia Nutrition được rất nhiều cha mẹ quan tâm, lựa chọn trở thành người bạn đồng hành cho bé là 𝐁𝟔 𝐆𝐨𝐥𝐝 𝐊𝐢𝐝𝐬 𝐆𝐨𝐥𝐝 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫ẻ 𝐭ừ 𝟔-𝟑𝟔 𝐭𝐡á𝐧𝐠 𝐭𝐮ổ𝐢. Đây là dòng sữa chuyên biệt giúp trẻ phát triển chiều cao và bổ sung các khoáng chất cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
✔️ Sữa 𝐁𝟔 𝐆𝐨𝐥𝐝 𝐊𝐢𝐝𝐬 𝐆𝐨𝐥𝐝 được bổ sung thêm canxi, vitamin D giúp cho răng, cơ xương khớp hấp thu được lượng canxi tối ưu, từ đó phát triển thể chất, chiều cao vượt trội.
Ngoài ra, sữa 𝐁𝟔 𝐆𝐨𝐥𝐝 𝐊𝐢𝐝𝐬 𝐆𝐨𝐥𝐝 còn được bổ sung thêm phospho, magie, kẽm,… để cùng canxi và các dưỡng chất khác bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ tăng cường miễn dịch, phát triển chiều cao.
✔️ Đồng thời, sữa còn được bổ sung thêm các Axit béo Omega 3 theo khuyến nghị; DHA, ARA giúp trẻ hoàn thiện thị giác và trí não, tác động đến chỉ số IQ giúp trẻ thông minh, phát triển tư duy vượt trội.
✔️ Với những tính năng ưu việt này, không khó để hiểu khi 𝐁𝟔 𝐆𝐨𝐥𝐝 𝐊𝐢𝐝𝐬 𝐆𝐨𝐥𝐝 được rất nhiều cha mẹ lựa chọn là người bạn đồng hành với bé từ giai đoạn ăn dặm!
—------------------------------
👉 Đặt mua sản phẩm chính hãng tại: https://asiasuckhoevang.vn/sua-bot-cho-be-b6-gold-pedia...
👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://asiasuckhoevang.vn/the-gioi-sua-bot-cho-be...
—------------------------------
CÔNG TY TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION
🏢 Địa chỉ: Thôn Đồng Quan, Xã Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang
🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/
📽 Youtube: https://www.youtube.com/@asiasuckhoevang
🎬 Tiktok : https://www.tiktok.com/@asiamilk68
📨 Email: asianutrition.info@gmail.com
☎ Hotline: 0988352952
Tính tình cáu kỉnh thất thường, thường xuyên mệt mỏi hay tiêu chảy được xem là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên lưu ý.