Bệnh giảm trí nhớ ở người già: Nguyên nhân, dấu hiệu và phòng tránh

Giảm trí nhớ ở người già là một bệnh lý ngày càng phổ biến và được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Thế nên, trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp xác định được nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị căn bệnh này.

 

bệnh suy giảm trí nhớ người già

Bệnh giảm trí nhớ ở người già là bệnh lý vô cùng nguy hiểm do nhiều nguyên nhân

 

1. Nguyên nhân của bệnh giảm trí nhớ ở người già

 

Bệnh giảm trí nhớ ở người già do nhiều nhân gây ra như tuổi tác, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống,.... Bệnh lý này vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và tâm lý của người bệnh cũng như là những người xung quanh.

 

1.1 Bệnh giảm trí nhớ ở người già là gì?

 

Bệnh giảm trí nhớ ở người già thực chất là bệnh lý do thoái hóa não bộ hay nói cách khác là não bộ hoạt động không bình thường khiến cho khả năng ghi nhớ bị suy giảm.

 

Bệnh giảm trí nhớ thường gặp ở người lớn tuổi nhất là độ tuổi từ 65 trở lên. Giảm trí nhớ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh  như mất khả năng kiểm soát hành vi cảm xúc, hạn chế khả năng tự chăm sóc bản thân, lúc nhớ lúc quên và làm xáo trộn cuộc sống của người bệnh. 

 

1.2 Người già suy giảm trí nhớ nguyên nhân do đâu

 

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ rất nhiều, tuy nhiên các chuyên gia nhận định có 4 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này đó là: 

 

  • Tuổi tác: Theo quy luật của tự nhiên khi cơ thể con người càng già đi thì các tế bào trong cơ thể cũng bị lão hóa theo, đặc biệt là não bộ khiến các vỏ não bị teo, và mất dần khả năng liên kết, lâu ngày làm cho não bộ hoạt động càng kém. Khi các hoạt động của não yếu dẫn đến khiến các mạch máu bị lão hóa và gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển các chất “dinh dưỡng” để nuôi não. Song song đó, tim cũng bị lão hóa và không còn co bóp mạnh mẽ, làm lượng oxy đến não cũng sụt giảm. Nếu như người bệnh không được giám sát, khơi gọi thường xuyên sẽ dễ rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như Alzheimer, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, đột sụy não,... là những bệnh khiến người cao tuổi suy giảm trí nhớ. Trong đó, bệnh Alzheimer chiếm phần lớn gây ra bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi. Căn bệnh này làm nhận thức dần dần suy thoái, lâu ngày khiến người bệnh giảm trí nhớ và có thể mất trí nhớ hoàn toàn. 
  • Di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh suy giảm trí nhớ ở người già mà rất khó có thể điều trị. Bởi khi trong gia đình có người thân có gen sa sút trí tuệ, hay mắc các bệnh về trí nhớ, sẽ có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn so với những người bình thường. Mặc dù yếu tố này không thể ngăn chặn, nhưng có thể áp dụng một số phương pháp phòng tránh. 
  • Lạm dụng thuốc: Thêm một nguyên nhân khiến cho việc sa sút trí tuệ ở người già nhanh hơn nữa đó chính là tác dụng phụ của một số loại thuốc tây như nhóm thuốc trợ tim, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… trong thời gian dài ảnh hưởng đến chức năng lưu trữ thông tin và hình thành ký ức.

 

Người già giảm trí nhớ do lão hóa của thời gian

Người già giảm trí nhớ do não bộ bị lão hóa theo quy luật thời gian

 

2. Dấu hiệu của bệnh giảm trí nhớ ở người già

 

Giảm trí nhớ khiến cuộc sống của người già gặp không ít khó khăn. Vì vậy, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo của bệnh giảm trí nhớ ở người già, chẳng hạn như:

 

2.1. Suy giảm trí nhớ ngắn hạn

 

Khi mới mắc bệnh, các tổn thương não bộ còn ít nên chỉ xuất hiện các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngắn hạn. Nên nếu người bệnh quên đi các thông tin, sự kiện mới biết hoặc tên các thành viên trong gia đình thì đây chính là kết quả của tình trạng suy giảm trí nhớ ngắn hạn. 

 

2.2. Giảm khả năng nhận thức về không gian, thời gian

 

Thêm một dấu hiệu nhận biết người già đang bị suy giảm trí nhớ đó là bị nhầm lẫn về không gian và thời gian. Điều này có nghĩa là, đôi lúc người bệnh quên mất mình đang ở đâu hay thời điểm hiện tại là mấy giờ. 

 

người già bị suy giảm trí nhớ thường bị nhầm lẫn về không gian và thời gian

Người già bị suy giảm trí nhớ thường bị nhầm lẫn về không gian và thời gian

 

2.3. Giảm khả năng diễn đạt

 

Người già mắc bệnh suy giảm trí nhớ thường khó có thể gọi tên chính xác đồ vật hay tên các thành viên trong gia đình. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu các từ ngữ diễn đạt ý muốn. Đôi khi, họ bị lặp đi lặp lại những điều cần nói hoặc có thể nói sai điều mình muốn và đang nghĩ.

 

2.4. Gặp khó khăn trong sinh hoạt

 

Suy giảm trí nhớ ảnh hưởng rất lớn đến các công việc và sinh hoạt hàng ngày như chăm sóc vệ sinh cá nhân, ăn uống, ngủ nghỉ, công việc. Thường họ sẽ không tự chủ được nên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bản thân và người xung quanh. 

 

2.5. Thu mình khỏi xã hội

 

Khi trí nhớ bị suy giảm khiến người cao tuổi khó ghi nhớ các sự kiện, hoạt động xung quanh của bản thân như sở thích cá nhân, các cuộc tụ họp,... Chính vì vậy, người bệnh giảm trí nhớ có xu hướng thu mình khép kín và hạn chế tham gia các hoạt động.

 

2.6. Thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường

 

Người già tâm sinh lý thay đổi thất thường dễ cáu giận, buồn, bực tức, chán nản, lo lắng, không thoải mái. Thế nên khi bị bệnh do tâm lý tự ti và lúc nhớ lúc quên, nên người cảm xúc thay đổi thất thường hơn và thường xuyên cảm thấy không thoải mái và khó chịu.

 

Bệnh giảm trí nhớ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và cuộc sống của người già

Bệnh giảm trí nhớ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và cuộc sống của người già

 

3. Cách phòng tránh bệnh giảm trí nhớ của người già

 

Để điều trị cũng như cải thiện tình trạng giảm trí nhớ, người bệnh cần kết hợp nhiều khía cạnh điều trị như: điều trị các bệnh lý liên quan, can thiệp tâm lý, thay đổi lối sống lành mạnh, …

 

Thay đổi lối sống, giảm stress: Điều đầu tiên, người bệnh cần sắp xếp lại thời gian dành cho công việc và cuộc sống cá nhân đảm bảo cân bằng để tránh dồn quá nhiều việc. Bên cạnh đó, hãy cố gắng loại bỏ các áp lực, căng thẳng, mệt mỏi và luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cho bản thân để giải tỏa căng thẳng và có động lực tiếp tục làm việc.

 

Tăng cường rèn luyện tư duy: Để tăng khả năng ghi nhớ thì người già cần thường xuyên rèn luyện trí nhớ, tư duy  bằng cách tham gia các trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ tướng, xếp hình, đọc thơ, đọc sách, …. để ngăn ngừa tình trạng lão hóa não. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh cũng tốt hơn.

 

Tập luyện thể chất đều đặn: Bên cạnh việc rèn luyện trí não, thì việc rèn luyện thể dục thể lực cũng là điều người bệnh cần thực hiện. Bởi vận động thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp máu lưu thông đến não tốt hơn, từ đó giúp tinh thần thư thái và tăng cường trí nhớ tốt nhất. Vậy nên, mỗi ngày người già nên dành 30 - 45 phút mỗi ngày để tập luyện hoạt động thể dục. Một số bộ môn thể dục hữu ích và phù hợp với người già giảm trí nhớ như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, dưỡng sinh, thiền,…

 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất là điều quan trọng để cải thiện trí nhớ. Đặc biệt, não bộ nên được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và nhất là vitamin nhóm B, Omega 3, DHA, Sắt. 

 

Thăm khám sức khỏe định kỳ: Khi có biểu hiện của suy giảm trí nhớ người bệnh nên thăm khám chuyên khoa tại khoa thần kinh để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Từ đó giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh giảm trí nhớ người già

Tập luyện thể dục thể thao là phương pháp giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh giảm trí nhớ người già 

 

4. Sử dụng thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh giảm trí nhớ

 

Một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh giảm trí nhớ mà người lớn tuổi nên ăn đó là:  

 

Cá hồi: Được mệnh danh là “thực phẩm của não” vì chứa nhiều axit béo omega-3 giúp giảm tỉ lệ suy giảm trí nhớ và giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn. Bạn cũng có thể chăm sóc người bệnh bằng thực đơn phong phú với các loại cá khác như cá thu, cá trích, cá mòi…

 

Cà ri: Món ăn này cung cấp cho người suy giảm trí nhớ curcumin làm chậm sự hình thành thậm chí phá vỡ mảng bám trong não (nguyên nhân gây bệnh Alzheimer).

 

Nho và quả việt quất: Chứa nhiều hợp chất quan trọng với nhiệm vụ chống lão hóa và tối ưu khả năng của não bộ.

 

Củ dền: cung cấp cho bệnh nhân suy giảm trí nhớ nitrat – một dạng hợp chất tự nhiên giúp tăng cường máu và oxy cho não, từ đó cải thiện khả năng ghi nhớ cũng như các chức năng tinh thần khác.

 

Các loại rau xanh rậm lá: Nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa và axit folic có khả năng chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não, nhờ vậy giúp cải thiện trí nhớ.

 

Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Trong sữa chứa nhiều dưỡng chất như canxi, sắt, acid folic, vitamin và khoáng chất tốt cho hoạt động não. 

 

Chất xơ từ rau xnah và trái cây tươi rất tốt cho việc phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ người cao tuổi

Chất xơ từ rau xnah và trái cây tươi rất tốt cho việc phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ người cao tuổi

 

Chúng tôi hy vọng rằng, những thông tin đã cung cấp ở trên sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe khác nhé!

Chọn mua ngay sữa phục hồi sức khỏe tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"