Bệnh loãng xương là gì và có hậu quả nặng nề như thế nào?

Loãng xương là một bệnh lý nguy hiểm không có dấu hiệu rõ ràng và không phải ai cũng hiểu hết về căn  bệnh này. Thế nên, khi phát hiện ra thì bệnh đã trở nặng và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thế nên, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức cũng như hệ quả không muốn từ căn bệnh này gây ra.

 

Loãng xương là bệnh gì và hậu quả nặng nề của bệnh này gây ra như thế nào

Loãng xương là bệnh gì và hậu quả nặng nề của bệnh này gây ra như thế nào?

 

 

1. Bệnh loãng xương là gì? Đối tượng nào thường có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương

 

Loãng xương là một bệnh lý mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy bệnh loãng xương là gì và đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất? 

 

1.1. Loãng xương là gì?

 

Loãng xương thực chất là tình trạng suy giảm chất lượng cũng giảm một số thành phần cấu trúc trong xương, khiến cho mật độ thành phần xương bị giảm, tạo ra nhiều lỗ hổng, khiến cho xương dễ bị giòn xốp và nguy cơ gãy xương rất cao. 

 

Loãng xương là bệnh gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh như thế nào?

Loãng xương là bệnh lý gây ra do suy giảm mật độ vi chất trong xương

 

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương mà bạn thường hay bỏ qua đó là:

 

  • Đau nhức tại các vị trí đầu xương và đặc biệt là mỏi các xương dài, khiến cơ thể có cảm giác bị châm chích, bệnh càng nặng càng đau và rất khó điều trị dứt điểm tình trạng này. 
  • Đau cột sống và lan sang 2 bên mạn sườn và đau hơn khi thay đổi tư thế. 
  • Kèm theo đó là cơ lưng bị ngắn lại, dáng đi có thể bị gù và khó đứng thẳng người. 
  • Ngoài ra, khi trái gió trở trời sẽ xuất hiện cảm giác lạnh,thường xuyên bị chuột rút và ớn lạnh.

 

Loãng xương do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó nguyên nhân chính là do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, sử dụng thuốc điều trị có chứa cortisol trong thời gian dài và lười vận động. 

 

Ở nước ta hiện nay,  tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương đang ở mức báo động và đặc biệt ở nữ giới có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới. Bên cạnh đó, chi phí điều trị cho bệnh này cũng vô cùng tốn kém và phải điều trị trong thời gian dài. Thế nên, việc phát hiện và điều trị kịp thời rất là rất cần thiết để tránh những hậu quả không mong muốn để lại. 

 

Bệnh lý tiểu đường cũng khiến cơ thể có nguy cơ cao bị loãng xương

Bệnh lý tiểu đường cũng khiến cơ thể có nguy cơ cao bị loãng xương

 

1.2. Đối tượng có nguy cơ mắc loãng xương cao

 

Loãng xương là một lý thường gặp ở nhiều đối tượng và  thường gặp ở người già trên 50 tuổi nhiều hơn, bởi lúc này các chức năng hoạt động cơ thể đang bị suy giảm nhanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây giới trẻ cũng có nguy cơ cao bị loãng xương do nhiều nguyên nhân. Vậy đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất:

 

  • Những người đang mắc bệnh về nội tiết như bệnh cường tuyến giáp, tiểu đường, cường tuyến giáp, suy thượng thận,...
  • Phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh: Trong giai đoạn mãn kinh, các nội tiết tố được sản xuất từ buồng trứng bị mất đi, khiến cho các hoạt động có hại cho tế bào xương  gia tăng. Do đó, những biến chứng về xương như gãy lún đốt sống, gãy đầu dưới xương cẳng tay, … là điều không thể tránh khỏi.  
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng là đối tượng có nguy cơ bị loãng xương cao, bởi thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ. Do đó, nếu mẹ không cung cấp đủ canxi, dễ khiến loãng xương hơn.
  • Một số người phải điều trị bệnh lý như tiểu đường, suy thận, tim mạch huyết áp,... phải điều trị trong thời gian dài dễ khiến xương khớp đau mỏi và thoái hóa nhanh.
  • Những người đang bị bệnh xương khớp mãn tính và có tiền sử gia đình bị xương khớp rất dễ bị loãng xương. 
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc có chứa cortisol.
  • Người có thể trạng thấp còi, suy dinh dưỡng.
  • Đặc biệt, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya, công việc bận rộn hoặc làm việc nặng nhọc là những người có nguy cơ bị loãng xương cao nhất.

 

Loãng xương là một bệnh lý có thể can thiệp và hỗ trợ điều trị nếu người bệnh phát hiện đúng lúc và phương pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống hợp lý.

 

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương

Người già là đối tượng có nguy cơ bị loãng xương cao nhất

 

2. Các biến chứng của bệnh loãng xương

 

Loãng xương khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn và kèm theo đó là các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 3 biến chứng nguy hiểm của loãng xương gây ra:

 

2.1. Gãy xương

 

Gãy xương là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh loãng xương, mà hậu quả lớn nhất của gãy xương có thể là tàn tật vĩnh viễn thậm chí là tử vong. Phần lớn, gãy xương thường xảy ra ở xương đùi, xương cổ tay, các đốt sống,... và thường khả phục hồi ở các vị trí này rất khó, thậm chí có thể mang thương tật suốt đời. 

 

Tình trạng gãy xương không có dấu hiệu báo trước, thường xảy ra đột ngột dù chỉ là một va chạm nhẹ. Gãy xương chủ yếu diễn ra ở người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh, người đã từng bị loãng xương hoặc gia đình có tiền sử bị loãng xương, xương yếu.

 

Gãy xương không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của người bệnh. Gãy xương khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên khó khăn khi phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân. Bên cạnh đó, do việc nằm điều trị  quá lâu dễ dẫn đến một số bệnh lý khác. 

 

Gãy xương - dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương rõ rệt nhất

Gãy xương hậu quả nặng nề do laoxng xương gây ra

 

2.2. Lún xẹp đốt sống

 

Lún xẹp cột sống là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà bệnh loãng xương gây ra và thông thường tỷ lệ này chiếm khoảng 3%. Khi bị loãng xương mà người bệnh thường xuyên bê vác vật nặng, hay cúi gập người hoặc té ngã, hắt hơi cũng làm lún xẹp cột sống.

 

Mặc dù, biến chứng lún xẹp đốt sống do loãng xương gây ra có tỷ lệ tử vong thấp nhưng nguy cơ tàn tật suốt đời lại rất cao. Bởi khi cột sống bị lún xẹp khiến các  rễ dây thần kinh bị chèn ép, lâu ngày dẫn đến tình trạng đau liên tục kéo dài và nếu số lượng đốt sống bị tổn thương quá nhiều còn sẽ làm tốc độ thoái hóa xương cột sống nhanh. Từ đó, càng làm nguy cơ tàn tật cao hơn.

 

Mặt khác, tình trạng biến dạng cột sống do lún xẹp rất phổ biến. Khi cột sống bị suy yếu, biến dạng, dẫn đến tình trạng đau lưng, giảm chiều cao, làm gù lưng. Ngoài ra, nếu biến dạng đốt sống ngực sẽ làm biến dạng lồng ngực, gây khó thở và có thể tử vong bất kỳ lúc nào nếu nghiêm trọng. 

 

Hậu quả nặng nề nữa của loãng xương là lún xẹp cột sống

Hậu quả nặng nề nữa của loãng xương là lún xẹp cột sống

 

2.3. Giảm khả năng vận động linh hoạt

 

Giảm khả năng vận động là một trong những biến chứng khác của bệnh loãng xương. Đã có rất nhiều trường hợp, loãng xương làm cho người bệnh tàn tật suốt đời, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống, đặc biệt tình trạng dễ xảy ả ở người cao tuổi và phụ nữ mãn kinh.  

 

Thông thường loãng xương khiến việc đi lại trở nên vô cùng khó khăn, phụ thuộc vào người chăm sóc hỗ trợ. Thế nên, dễ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đặc biệt là trong việc vệ sinh cá nhân.

 

Loãng xương là một dạng bệnh diễn ra trong âm thầm và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên người bệnh thường không quan tâm. Vì thế, khi có dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thăm khám và có kết luận chính xác.  Từ đó, giúp bạn có phương pháp điều trị thích hợp và phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc không mong muốn. 

 

Người già là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao nhất

Loãng xương làm giảm khả năng vận động

 

3. Phòng ngừa bệnh loãng xương như thế nào

 

Điều trị bệnh loãng xương vô cùng phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc. Do vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dưới đây, là một số cách phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện được.

 

  • Cung cấp cho xương đủ hàm lượng canxi và vitamin D bằng cách bổ sung từ thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá tuyết, cá hồi, tắm nắng, thực phẩm chức năng,…..
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng  để xây dựng hệ cơ xương chắc khỏe, tăng cường dẻo dai các khối cơ bắp và linh hoạt giữa các khớp. Một số bài tập thể dục tốt mà bạn nên áp dụng đó là đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao,...
  • Thay đổi thói quen xấu như không hút thuốc lá, không uống rượu bia, đi ngủ sớm, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tránh làm tổn thương xương khớp. 
  • Hạn chế sử dụng thuốc corticoid để tránh làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Chú ý khi làm việc và các tư thế để tránh những tai nạn không mong muốn.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát mỗi năm ít nhất 2 lần.

 

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

 

Phòng loãng xương với sữa Asia Nutri Canxi Nano

 

Sữa dinh dưỡng Asia Nutri Canxi Nano được sản xuất bởi công ty TNHH Y Tế Asia, có nguồn gốc từ sữa bột Hoa Kỳ. Sữa có chứa lượng lớn canxi, magie, vitamin D, photpho và nhiều nguyên tố vi lượng cần cho sự phát triển của cấu trúc xương.

 

Đặc biệt, Asia Nutri Canxi Nano có vitamin K giúp cơ thể hấp thu canxi vào xương nhanh hơn, tránh hiện tượng lắng đọng canxi trên các vành động mạch làm tắc nghẽn mạch máu. Ngoài ra, Vitamin K còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim.

 

Bên cạnh đó, trong sữa còn chứa  vitamin D3 giúp hấp thụ  canxi từ đường tiêu hóa vào máu, cùng với vitamin C tăng cường các  hoạt động của tế bào tạo mô xương. Từ đó, giúp xương  tăng mật độ chất khoáng và thêm chắc khỏe mà không bị táo.

 

Thế nên, sử dụng 2 - 3 ly sữa mỗi ngày giúp xương khớp khỏe hơn. 

 

Sữa phòng ngừa loãng xương Asia Nutri Canxi Nano

Sữa phòng ngừa loãng xương Asia Nutri Canxi Nano

 

Hy vọng thông qua những thông tin chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh loãng xương cũng như cách phòng ngừa bệnh. Hãy theo dõi ngay trang thông tin này để cập nhật thêm nhiều kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng bổ ích hơn nhé. 

 

Chọn mua ngay  sữa loãng xương tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"

 

Xem ngay chi tiết và liên hệ mua hàng