- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Loãng xương là một trong những căn bệnh phổ biến và rất hay gặp ở người lớn tuổi. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh về bệnh loãng xương, cũng như các triệu chứng loãng xương ở người lớn ra saovà đánh giá mức độ nguy hiểm của nó. Theo dõi ngay bài viết bên dưới.
Loãng xương ở người lớn tuổi có nguy hiểm không?
Loãng xương ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, sinh hoạt và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng gãy xương. Gãy xương là một tai nạn bình thường và có thể lành lại, tuy nhiên một số trường hợp xương bị gãy có thể không lành lại được, trong đó xương cột sống và xương đùi là những phần xương khó lành, chi phí điều trị cho ca. Thế nên, có thể nói rằng loãng xương là bệnh lý nguy hiểm và để lại nhiều hệ quả xấu.
Thông thường người bị loãng xương sẽ cảm thấy đau nhức người không rõ ràng và cũng khá khó nhận biết nếu không đi kiểm tra. Tuy nhiên, sau một thời gian dài người bệnh sẽ cảm thấy bị lùn đi, cột sống bị gù vẹo, xương khớp kêu rắc rắc., cũng có trường hợp chỉ phát ra khi có những biểu hiện gãy xương, rạn xương,...
Khi càng có tuổi, tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng. Nguyên nhân là do độ tuổi này mật độ xương và khả năng tái tạo của xương bị suy giảm, khả năng hấp thụ vi chất cũng kém nên không đảm bảo bù đắp vi chất bị mất đi trong xương, khiến cho xương yếu giòn xốp.
Loãng xương ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
Như chúng ta đã biết, xương được cấu thành từ các khoáng chất canxi và phosphate. Chính vì thế nguyên nhân bệnh loãng xương là do cơ thể bị thiếu hụt canxi từ chế độ ăn uống, khiến cho việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.
Mặt khác, khi còn trẻ bạn không chú trọng bổ sung đầy đủ lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ dẫn đến khi về già cùng với sự lão hóa, quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo xương, làm cho xương giòn, xốp và yếu, giảm sức chịu lực và rất dễ gãy.
Xương là một trong những cơ quan liên tục tái tạo và thay thế các tế bào, do đó xương mới sẽ liên tục được sản sinh và cấu trúc xương cũ sẽ bị thay thế. Thế nên khi tuổi còn trẻ các tế bào xương sản xuất nhanh hơn tế bào bị phá hủy và khối lượng xương cũng như cấu trúc xương cũng chắc khỏe và bền vững hơn. Ngược lại khi càng già, quá trình xương bị phá hủy nhanh hơn mà tế bào xương mới sản xuất ra không đủ bù đắp sự thiếu hụt này, từ đó gây ra bệnh loãng xương.
Ngoài ra, loãng xương còn một số nguyên nhân khác như:
Nên đi thăm khám thường xuyên để phòng tránh bệnh xương khớp người già
Bệnh loãng xương ở người lớn tuổi các triệu chứng thường không rõ ràng và khó xác định. Thế nên, người bệnh chỉ có thể cảm nhận được xương bị yếu đi khi gặp các tai nạn về xương hoặc bị va đập như ngã, trẹo chân, đau nhức, khi cử động xương kêu rắc rắc,...
Một số triệu chứng loãng xương mà bạn cần lưu tâm đó là:
Xương cột sống bị xẹp hay còn gọi là gãy lún xương cột sống: Biểu hiện của triệu chứng này là giảm chiều cao, dáng đi bị gù và khom lưng. Nguyên nhân là do mật độ xương bị giảm khiến các xương bị co lại.
Đầu xương đau nhức: Đây là một trong số các triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất. Biểu hiện là người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim châm toàn thân và khi cử động các khớp xương kêu lạo xạo
Đau ở vùng xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương đầu gối, xương hông,...: Đây là xương phải chịu nhiều gánh nặng, thế nên khi bị loãng xương khiến những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Đặc biệt mức độ đau sẽ tăng lên mỗi khi cử động và sẽ thuyên giảm nếu được nghỉ ngơi, thư giãn.
Đau vùng thắt lưng hoặc hai bên liên sườn: Đây là do các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa bị ảnh hưởng. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Vậy nên, người bệnh loãng xương thường rất khó thực hiện các tư thế cúi gập người hoặc xoay vặn mình.
Bên cạnh đó, đối với những người trung niên, người cao tuổi bệnh loãng xương sẽ đi kèm với một số bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, thoái hóa,....
Để phòng ngừa loãng xương người lớn nên ăn đa dạng thực phẩm như rau xanh, thịt cá, trái cây tươi,...
Ngoài ra bạn cũng nên hình thành thói quen bổ sung thực phẩm sữa để cho cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Sữa Anla Asia chứa nhiều thành phần như canxi, Vitamin D3, K1,, Photpho, Magie, glucosamine, … giúp người già có xương khớp khỏe mạnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung sữa non, chất xơ cùng hệ vi chất toàn diện giúp người lớn tăng đề kháng, ăn uống ngon miệng. Đặc biệt, Anla Asia còn được bổ sung các chất chống oxy hóa Curcumin và Collagen góp phần làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Sữa Anla Asia bổ sung Canxi , Vitamin D3, K1, Glucosamine cùng các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ xương khớp người già
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin về bệnh loãng xương ở người lớn. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe cho người thân và gia đình ngay từ sớm để tận hưởng cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình bạn nhé!
Chọn mua ngay sữa dinh dưỡng tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"
Loãng xương là một trong những căn bệnh phổ biến và rất hay gặp ở người lớn tuổi. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh về bệnh loãng xương, cũng như các