Chuẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương ở người bệnh

Loãng xương là một bệnh lý tiến triển âm thầm, rất khó phát hiện sớm nếu không đi khám sức khỏe thường xuyên và khi phát hiện ra thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng khó điều trị. Do đó việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh loãng xương sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

 

Các chuyên gia chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương như thế nào

Các chuyên gia chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương như thế nào?

 

 

 

1. Chẩn đoán bệnh loãng xương như thế nào?

 

Để chuẩn đoán bệnh loãng xương bác sĩ sẽ tiến hành 3 bước:

 

- Bước 1: Tầm soát các yếu tố lâm sàng hỏi thăm tiền sử bị bệnh loãng xương của gia đình để tìm nguyên nhân gây bệnh khởi phát. 

 

- Bước 2: Tiến hành thăm khám để phát hiện dấu hiệu của bệnh và các nguyên nhân thứ phát và tiến hành đo chiều cao để biết cấu trúc xương tăng trưởng chiều dài như thế nào và quan sát hình dáng bên ngoài để phát hiện bệnh lý gù cột sống và một số bệnh lý về xương khớp khác.

 

Để đo mật độ xương, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép DXA

 Để đo mật độ xương, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép DXA

 

- Bước 3: Từ 2 bước trên, sau khi xác định được một số nguyên nhân cũng như triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định  người bệnh làm một số xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác nhất. 

 

  • Đo mật độ xương: Để đo mật độ xương, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép DXA để đo mật độ xương ở vùng hông và cột sống hoặc để đo trọng lượng xương thì có thể thực hiện  kiểm tra mật độ xương vùng ngoại biên như xương  dưới của cánh tay, ngón tay, cổ tay hay gót chân.
  • Xét nghiệm đo mật độ xương: Như chúng ta đã biết, xét nghiệm đo mật độ xương là một trong những liệu pháp chẩn đoán tình trạng của bệnh loãng xương chính xác nhất. Thông qua kết quả phân tích các thành phần và mật độ vi chất trong cấu trúc xương, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Xét nghiệm đo mật độ xương cũng sử dụng phương pháp sử dụng tia X để đo lường hàm lượng các vi chất như canxi, photpho, magie,… trong một đoạn xương ở cơ thể người. Thông thường xét nghiệm này sẽ được thực hiện ở các vùng xương dễ gãy như xương cụt, xương cẳng tay, xương đùi... Tuy nhiên, mỗi vị trí sẽ có một mật độ xương nhất định. 

 

Tuy nhiên, tia X cũng rất có hại với cơ thể là đặc biệt là phụ nữ mang thai. Do vậy, mỗi năm chỉ nên tiến hành phương pháp này một lần.  

 

Loãng xương là bệnh gì và hậu quả nặng nề của bệnh này gây ra như thế nào

Từ kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

 

2. Chuyên gia chỉ ra các phương pháp điều trị bệnh loãng xương

 

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền y học thì việc điều trị bệnh loãng xương không còn là vấn đề quá khó khăn. Vậy để điều trị bệnh lý này, cần sử dụng các phương pháp như thế nào? Dưới đây là một số phương pháp điều trị loãng xương phổ biến nhất hiện nay:

 

2.1. Biện pháp không sử dụng thuốc chữa trị

 

Nếu người bệnh loãng xương đang ở giai đoạn mới bắt đầu hoặc nói cách khác là điều trị dự phòng loãng xương thì thông thường các bác sĩ sẽ đưa là phác đồ điều trị không sử dụng thuốc. Các biện pháp chữa trị không sử dụng thuốc bao gồm:

 

2.1.1. Tập luyện thể lực thể thao thường xuyên

 

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên luôn là điều các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến khích cả cả với những người không bị bệnh. Lợi ích của việc tập luyện thể thao đó là tăng cường sức khỏe, duy trì thân hình cân đối và tăng cường sự dẻo dai ở các cơ xương khớp. Ngoài ra thể dục thể thao sẽ giúp quá trình tổng hợp dinh dưỡng và các vi chất làm tăng mật độ xương tốt hơn, từ đó xây dựng cấu trúc xương chắc khỏe.

 

Một số môn thể thao rất phù hợp để bạn áp dụng ngay như đi bộ, chạy bền, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu, đạp xe, bơi lội,... 

 

Hãy tập và duy trì cho mình thói quen vận động 30 phút mỗi ngày vào lúc sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ 1h để cuộc sống khỏe mạnh và sống lâu hơn.

 

Yoga bộ  môn hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương rất hiệu quả

Yoga bộ  môn hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương rất hiệu quả

 

2.1.2. Đảm bảo chế độ ăn giàu canxi lâu dài

 

Ngoài việc vận động thường xuyên thì bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, đặc biệt là chú ý bổ sung canxi. 

 

Như chúng ta đã biết, canxi là thành phần quan trọng trong việc cấu tạo nên xương, nếu cơ thể không cung cấp đủ lượng canxi sẽ khiến một số hoạt động của tế bào bị ảnh hưởng và quá trình sản xuất hormone bị ngưng trệ. Thế nên, thiếu canxi sẽ khiến cho việc đi lại và một số cơ quan vận động không thể vận hành bình thường, lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương, xương giòn xốp, dễ gãy dù không bị ngoại lực nào tác động.

 

Mặt khác, nhu cầu canxi ở người trưởng thành trung bình khoảng từ 1000 - 1500mg/ngày, vì vậy để đáp ứng đủ hàm lượng này bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu canxi như cá tuyết, cá hồi, tôm, cua, trứng, sữa, phô mai,...  

 

Ngoài ra, bạn cũng nên tắm nắng thường xuyên để giúp cơ thể tổng hợp nguồn vitamin D tự nhiên. Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi và vận chuyển canxi tới các tế bào cần. Lưu ý chỉ tắm nắng vào lúc sáng sớm trong khoảng từ 5-9h tùy thuộc vào mùa.

 

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

 

2.2. Biện pháp dùng thuốc chữa trị

 

Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị cũng là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Trong ngành y dược hiện nay có 3 nhóm thuốc thường được các bác sĩ kê đơn cho người bệnh điều trị loãng xương như sau: thuốc chức năng bổ sung, thuốc chống hủy xương, thuốc kích hoạt tái tạo xương.

 

- Thuốc bổ sung: loại thuốc này thông thường sẽ được kê dành cho người có chế độ ăn thiếu hụt các khoáng chất tốt cho xương và được sử dụng hàng ngày xuyên suốt quá trình điều trị như canxi (500 - 1500mg), vitamin D (500 - 800 IU),....

 

- Thuốc chống hủy xương: Loại này có tác dụng chính là làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương. 

 

  • Nhóm Bisphosphonat: Đây là nhóm điều trị hàng đầu được Hiệp hội loãng xương trên thế giới sử dụng trong phác đồ điều trị loãng xương.  Các loại thuốc điển hình trong nhóm này bao gồm:  alendronat, acid zoledronic, risedronat,...Đối tượng sử dụng là người già, nam giới, phụ nữ mãn kinh hay người bị loãng xương do sử dụng thuốc có chứa corticosteroid. Tuy nhiên, nhóm Bisphosphonat dạng uống có tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa. Do đó, để hạn chế tác dụng phụ này tốt nhất nên sử dụng truyền qua tĩnh mạch thay vì uống trực tiếp.
  • Calcitonin: Loại thuốc này được sử dụng bằng cách tiêm dưới da hoặc xịt qua niêm mạc mũi và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Thường chỉ sử dụng thuốc này để điều trị loãng xương khi mới gãy và đi kèm triệu chứng đau bất thường.
  • Các chất có tác giống hormon: Điển hình cho nhóm thuốc này là Raloxifene (Evista) và thưởng chỉ sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao bị loãng xương. 

 

- Thuốc kích hoạt tái tạo xương:

 

  • Thuốc Strontium ranelate: Thuốc này có tác dụng  tăng tái tạo cấu trúc  xương và ức chế hủy xương. Đây là thuốc có tác động kép thế nên rất phù hợp với những hoạt động sinh lý của hệ xương. Lưu ý không dùng chung thuốc này với nhóm thuốc Bisphosphonate.
  • Menatetrenone – vitamin K2: Loại thuốc này cũng có tác động kép như thuốc Strontium ranelate và rất hiệu quả đối với người bệnh loãng xương đi kèm triệu chứng đau lưng kéo dài.

 

Phần lớn đây là những loại thuốc có tác dụng chủ yếu là giảm đau và kèm theo đó là một số tác dụng phụ. Thế nên, khi sử dụng thuốc bạn cần tuân thủ đúng theo đơn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng liều lượng quá mức cho phép để tránh những hệ quả xấu.

 

Sử thuốc cũng là một trong số biện pháp điều trị bệnh loãng xương phố biến hiện nay

Sử thuốc cũng là một trong số biện pháp điều trị bệnh loãng xương phố biến hiện nay

 

2.3. Điều trị các biến chứng bệnh loãng xương

 

Điều trị các biến chứng của bệnh loãng xương cũng là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Dưới đây chúng tôi đã chỉ ra cho bạn một số phương pháp điều trị các biến chứng của loãng xương như sau:

 

- Điều trị ngoại khoa áp dụng với các biến chứng gãy xương: 

 

  • Phẫu thuật xương chỉnh hình: Đây là một thủ thuật y khoa thường được chỉ định cho các trường hợp gãy xương. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng: nẹp vít, tạo hình cột sống…Và các vị trí xương thường dễ bị tổn thương nhất đó là xương đùi, xương bả vai, xương ống đồng, thân đốt sống, xương cổ tay…

 

Phẫu thuật chỉnh hình áp dụng bị gãy xương do loãng xương

Phẫu thuật chỉnh hình áp dụng bị gãy xương do loãng xương

 

- Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác:

 

  • Phục hồi chức năng: Đối với phương pháp này thường áp dụng cho những người bệnh loãng xương gây biến dạng xương cột sống, những người sau phẫu thuật, người ốm lâu ngày vận động khó khăn,…
  • Y học cổ truyền: Đây là phương pháp có thể áp dụng hỗ trợ điều trị những người loãng xương mức độ nhẹ, thời kỳ đầu hoặc giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh nhất là giảm đau và chống viêm hiệu quả.

Phục hồi chức năng thường áp dụng cho những người bệnh loãng xương gây biến dạng xương cột sống, đi lại khó khăn

Phục hồi chức năng thường áp dụng cho những người bệnh loãng xương gây biến dạng xương cột sống, đi lại khó khăn

 

Trên đây là cách chẩn đoán và  phương pháp điều trị bệnh loãng xương đang được áp dụng. Tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng bệnh của mỗi người, bác sĩ chuyên môn sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Bên cạnh điều trị loãng xương theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhanh nhất.

 

Chọn mua ngay  sữa loãng xương tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"

Xem ngay chi tiết và liên hệ mua hàng