Bệnh loãng xương là căn bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh có thể được phòng ngừa và điều trị bệnh từ sớm. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương giàu canxi
Click mục để xem nhanh nội dung chính [hide]
1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương cần lưu ý những gì?
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương từ sớm. Theo đó, bạn cần bổ sung đầy đủ lượng canxi và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ sức khỏe xương, phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.
1.1. Lượng canxi bổ sung cho cơ thể mỗi ngày bao nhiêu?
Ở mỗi người sẽ có nhu cầu bổ sung canxi khác nhau. Theo đó, lượng canxi của người trưởng thành sẽ khác biệt với lượng bổ sung canxi ở trẻ nhỏ.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn bổ sung canxi cho cơ thể theo từng đối tượng được Bộ Y tế khuyến cáo năm 2012:
- Trẻ từ 0 - 6 tháng: khoảng 300mg canxi /ngày.
- Trẻ từ 6 - 11 tháng : khoảng 400 mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: khoảng 500 mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 4 - 6 tuổi: khoảng 600 mg canxi/ngày.
- Trẻ từ 7 - 9 tuổi: khoảng 700 mg canxi/ngày.
- Người từ 10 - 18 tuổi: khoảng 1000 mg canxi /ngày.
- Người từ 18 - 50 tuổi: khoảng 1000mg canxi /ngày.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ có thai, người cao tuổi nên bổ sung canxi nhiều hơn với khoảng từ 1200mg - 1500mg canxi /ngày.
Đây là nhu cầu dinh dưỡng được Bộ Y tế Việt Nam khuyến nghị năm 2012. Tiêu chuẩn này được dùng làm cơ sở bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể ở từng từng đối tượng.
Người bệnh loãng xương nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi
1.2. Người bệnh loãng xương nên ăn gì?
Ngoài lượng canxi cần bổ sung thì người bệnh loãng xương cần bổ sung dinh dưỡng cân bằng, đa dạng từ các loại thực phẩm. Theo các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh loãng xương nên ăn các loại thực phẩm sau đây:
- Xương ống động vật: Các loại xương ống trong các loại động vật cung cấp cho cơ thể nhiều canxi giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
- Các chế phẩm từ đậu nành: Trong đậu nành rất giàu phyto-oestrogen, isoflavon làm giảm quá trình loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Các loại cá, cua: Các món ăn từ cá rất giàu canxi, nhưng loại cá chứa hàm lượng canxi khác nhau. Bạn nên bổ sung canxi từ cá hồi, cá mòi.
- Trứng: Trứng rất giàu selen, vitamin, folate, canxi, đây đều là thành phần rất tốt cho sức khỏe xương. Đặc biệt các loại protein tự nhiên còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
- Trà xanh: Theo nghiên cứu, những người uống trà xanh thường có xương dày và chắc khỏe hơn. Có được những lợi ích này là vì có chứa hàm lượng flavonoid giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Tuy nhiên, trong trà xanh có chứa các chất kích thích gây thở gấp, đau đầu, rối loạn tiêu hóa nên bạn tránh uống quá nhiều trong một ngày.
- Chuối: Đây là loại quả có tác dụng phòng ngừa tiểu đường và bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, nó còn giúp hấp thu canxi và nhiều các chất dinh dưỡng khác.
- Sữa: Các loại sữa chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, canxi, vitamin và carbohydrate có tác dụng phòng ngừa lão hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, sữa còn có tác dụng tẩy tế bào chết hiệu quả.
- Đậu: Đậu là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ, canxi và chất chống oxy hóa. Đặc biệt trong thực phẩm này còn rất giàu folate góp phần quan trọng trong sự phát triển của tế bào máu đỏ. Đậu lăng là món ăn được bác sĩ khuyên người bị loãng xương nên ăn nhiều nhất.
- Bắp cải: Đây lừ thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. giàu vitamin K giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tăng quá trình chuyển hóa xương. Đặc biệt, bắp cải chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất như sắt, mangan và magie có tác dụng phòng ngừa loãng xương và bảo vệ xương khớp hiệu quả.
- Các loại ngũ cốc: Các loại thực phẩm này chứa hàm lượng vitamin D, canxi cao. Theo đó, những người trong độ tuổi trung niên nên ăn ngũ cốc hàng ngày giúp cung cấp hàm lượng canxi dồi dào cho cơ thể.
- Nước cam rất giàu vitamin C và D vừa cung cấp nhiều canxi, vừa giúp tăng sức khỏe cho xương, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
- Hạt mè: Đây là thực phẩm rất giàu canxi nên rất tốt cho sức khỏe của xương. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh nên ăn hạt mè vì thực phẩm này giúp điều hòa kinh nguyệt, cải thiện nội tiết tố hiệu quả.
- Rau bina: Ngoài cá hồi, cá ngừ thì rau bina cũng là thực phẩm bổ sung canxi rất tốt. Bạn nên bổ sung từ 100g-200g rau bina trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày.

Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát bệnh loãng xương hiệu quả
2. Làm thế nào để kiểm soát được bệnh loãng xương?
Để kiểm soát tốt bệnh loãng xương và giúp xương luôn chắc khỏe thì bạn cần thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Bệnh loãng xương có thể gặp ở những có chế độ ăn nghèo nàn canxi, gây ra tình trạng loãng xương. Bên cạnh đó những người biếng ăn, kén ăn, thiếu năng lượng cũng có nguy cơ bị loãng xương cao. Ngoài ra, yếu tố gây loãng xương cao còn do chế độ ăn chứa nhiều muối. Theo khuyến nghị, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 5g muối/ngày. Bởi nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm mất đi lượng canxi trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến xương khớp.
- Tránh sử dụng bia, rượu, các loại nước ngọt có ga: Những thói quen uống nhiều nước ngọt, cà phê, trà, bia, rượu sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Nguyên nhân là do những đồ uống này làm cản trở sự hấp thụ canxi, khiến có thể bị thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên hạn chế các loại đồ uống này.
- Hoạt động thể chất nhiều hơn: Những người ít vận động có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn. Nếu bạn có công việc đặc thù ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị lão hóa nhanh chóng, xương khớp cũng sẽ trở nên yếu hơn bình thường. Vì thế bạn nên thực hiện tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ ngày để đảm bảo sức khỏe toàn diện.
- Để ý đến các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: Nhiều người có thói quen là ốm sử dụng thuốc nhưng không để ý đến các tác dụng phụ của thuốc gây ra. Một số các loại thuốc uống dài ngày có ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương như corticosteroid và thuốc chống động kinh. Bên cạnh đó, các loại thuốc trào ngược dạ dày ung thư và chống thải ghép cũng làm tăng nguy cơ bị loãng xương cao. Vì thế, để khắc phục bệnh loãng xương bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và xây dựng chế độ ăn bổ sung thêm canxi.
- Giảm cân một cách khoa học: Lượng Lipit trong quá trình chuyển hóa dinh dưỡng sẽ tạo thành estrogen, làm tăng khả năng hấp thu canxi, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Bên cạnh đó, việc giảm cân quá mức, không khoa học có thể gây loãng xương, làm giảm mật độ xương, gây ra các bệnh lý xương khớp.
- Bổ sung sữa giàu canxi: Một cách kiểm soát tốt bệnh loãng xương hiệu quả là bổ sung sữa giàu canxi giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương. Trong sữa có chứa nguồn dinh dưỡng cân bằng giúp bạn luôn khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh lý. Hiện nay, có rất nhiều dòng sữa chuyên biệt cho người bệnh loãng xương của Asia Nutrition, bạn có thể tham khảo như sau: Conanmilk Canxi Nano, Omega Nano Canxi Nano, B6 Gold Canxi Nano , USA2 Canxi Nano,....
Loãng xương là căn bệnh có diễn tiến âm thầm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy các biện pháp giúp phòng ngừa loãng xương từ sớm là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bạn nên thực hiện chế độ dinh dưỡng được bổ sung hàm lượng canxi cao như: Sữa và các sản phẩm sữa chứa, rau xanh, trái cây, hải sản, đậu nành, ngũ cốc... Tập luyện, hoạt động thể chất mỗi ngày giúp mọi người có khung xương chắc khỏe và cơ thể khỏe mạnh… Ngoài ra, khi có những dấu hiệu của bệnh loãng xương thì bạn cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Chọn mua ngay sữa loãng xương tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"