Giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường

 

Bệnh tiểu đường là bệnh thường gặp hiện nay và ngày càng có nguy cơ trẻ hóa. Tìm hiểu rõ đầy đủ những thông tin về căn bệnh này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc và có phương hướng phòng ngừa, điều trị hiệu quả, đảm bảo sức khỏe toàn diện.

 

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính

Click mục để xem nhanh nội dung chính bài viết [hide]

 

1. Bệnh tiểu đường là gì? Có chữa khỏi được không?


1.1. Bệnh tiểu đường là bệnh gì?


Tiểu đường còn gọi là bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính với triệu chứng lượng đường huyết trong máu tăng cao, cơ  thể thể thiếu hụt hay đề kháng insulin khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát, rối loạn chuyển hóa. Theo đó, khi bạn mắc bệnh tiểu đường thì cơ thể sẽ không chuyển hóa chất bột đường hiệu quả để tạo ra nguồn năng lượng như bình thường, khiến chúng tích tụ vào máu trong thời gian dài gây ra nhiều bệnh lý tim mạch cùng nhiều các biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh,... Bệnh tiểu đường hiện nay được phân loại thành 2 type: 

 

  • Tiểu đường type 1: Đây là căn bệnh hiếm gặp thường gặp ở trẻ nhỏ do người bệnh bị thiếu insulin, tuyến tụy trong cơ thể không sản xuất insulin.
  • Tiểu đường type 2: Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 là những người bị đề kháng với insulin, khác với tiểu đường type 2 là cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không thể chuyển hóa được glucose. 

 

1.2.Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi được không?


Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường nhưng nguyên nhân chính là do lối sống ít vận động, dư thừa năng lượng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, tình trạng áp lực, căng thẳng, stress cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.


Hiện nay, bệnh tiểu đường vẫn chưa thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng, kết hợp với việc vận động thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt đường huyết trong máu, giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường thường gặp ở người độ tuổi trung niên

Bệnh tiểu đường thường gặp ở người độ tuổi trung niên

 

2. Bệnh tiểu đường thường xảy ra ở độ tuổi nào?


2.1.Tuổi có nguy cơ khởi phát bệnh cao nhất


Ngoài bệnh tiểu đường type 1 và type 2 thì bệnh tiểu đường còn phổ biến ở phụ nữ mang thai, gọi là tiểu đường thai kỳ.

  • Tiểu đường type 1: Bệnh tiểu đường type 1 thường gặp ở những người trẻ tuổi. Bệnh thường có triệu chứng tiểu nhiều, khát nước, sụt cân. Bệnh thường do bẩm sinh, tự miễn hoặc nhiễm virus.
  • Tiểu đường type 2: Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi trung niên và thường khởi phát ở những  người trên 40 tuổi, bệnh gia tăng nhanh chóng ở người từ 45 - 65 tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường diễn biến âm thầm và người bệnh rất khó nhận biết. Người bệnh thường phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Bệnh thường có nguyên nhân do béo phì, căng thẳng, stress, kém vận động.
  • Tiểu đường thai kỳ: Bệnh gặp ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân gây bệnh thường là do di truyền.

Trong các loại bệnh thì tiểu đường type 2 là bệnh thường gặp nhất và thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, ngày nay do sự phát triển công nghiệp nên khiến bệnh tiểu đường phát triển nhanh chóng và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào.


2.2.Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh


Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường, đó là:

 

  • Lười tập thể dục thể thao, vận động sức khỏe
  • Người có chế độ dinh dưỡng nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột gây béo phì và mỡ máu
  • Người mắc các bệnh đường máu, hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Những người có người thân mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố khác làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?


3. Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?


3.1. Vì sao mắc bệnh tiểu đường sẽ bị giảm tuổi thọ


Theo thống kê, có đến gần 70% người mắc bệnh tiểu đường bị tử vong do tim mạch, con số này sẽ cao hơn nếu kèm tăng huyết áp, mỡ máu, thừa cân, béo phì.

Dù bạn mắc bệnh tiểu đường ở type nào, biến chứng xảy ra ít hay nhiều thì đều có ảnh hưởng đến tuổi thọ. Phần lớn các nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh là do các biến chứng lên các cơ quan trong cơ thể.

Một số các biến chứng bệnh tiểu đường thường gặp như sau: 

  • Biến chứng thận, tim mạch, võng mạc mắt…
  • Biến chứng thần kinh gây tê bì, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp
  • Nhiễm trùng: vết thương lâu liền, cắt cụt chi, bệnh lý bàn chân,...

 

3.2. Vậy người mắc bệnh sẽ sống được bao nhiêu năm?


Kết quả của một cuộc khảo sát của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong sớm hơn từ 4 đến 6 năm so với những người bình thường. Bên cạnh đó, kết quả này cũng đề cập đến trở ngại về các hoạt động sinh hoạt tiến triển sớm hơn 6- 7 năm. Các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như: vận động, ăn uống, thay quần áo, bài tiết, tắm rửa.
Người cao tuổi là nam giới mắc bệnh tiểu đường có tần suất bị trên 3 vấn đề suy giảm thể chất tăng lên 20 - 24%, cao hơn 12% - 16% những người đàn ông không mắc bệnh.

  • Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Theo một Hiệp hội người mắc bệnh tiểu đường thì những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học ngày nay thì bệnh nhân đã có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của mình.
  • Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Người bệnh tiểu đường type 2 có tuổi thọ kéo dài hơn type 1. Chỉ ngắn hơn khoảng 5-10 năm tuổi thọ so với người bình thường. Theo đó, tuổi thọ của những bệnh nhân này phụ thuộc vào sự chăm sóc sức khỏe, phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, vận động. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được kéo dài tuổi thọ nếu thực hiện xét nghiệm đường huyết thường xuyên và chuẩn đoán sự nguy hiểm bệnh từ sớm.

Điều quan trọng nhất người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đến những yếu tố gây hại đến tuổi thọ và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát đường huyết để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

4. Vì sao lối sống tích cực quyết định rất lớn tới việc điều trị và giúp sống chung với dịch an toàn


4.1. Xây dựng lối sống khoa học


Kiểm soát lượng đường huyết trong máu chính là yếu tố để người bệnh tiểu đường sống thọ hơn nữa. Theo đó, tuổi thọ sẽ tăng cao nếu người bệnh suy trì lối sống khoa học, phù hợp. Bạn có thể xây dựng lối sống khoa học bằng cách:

 

  • Duy trì và kiểm soát lượng đường huyết trong máu ớ giới hạn cho phép và thực hiện xét nghiệm lượng thường xuyên.
  • Theo dõi nồng độ insulin trong máu khi cơ thể đang đói, nồng độ bình thường là 2-4. Kết quả chỉ số càng cao thì  các tế bào càng nhạy cảm với insulin.
  • Duy trì chỉ số BMI phù hợp để tránh các biến chứng bệnh tiểu đường: Bạn có thể thực hiện bằng các chế độ ăn kiêng, nhịn ăn gián đoạn để giảm cân an toàn cũng như độ nhạy với insulin.
  • Vận động cơ thể, luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng, bảo vệ các tế bào.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh tiểu đường, hạn chế sử dụng đường và tinh bột.
  • Tránh xa thuốc lá vì nó làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt làm tắc nghẽn mạch máu lưu thông ở chân, làm tăng nguy cơ bệnh lý bàn chân ở người bệnh tiểu đường.
  • Tránh căng thẳng, stress: Bởi chúng làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Người bệnh nên tập yoga, thiền và đi bộ hàng ngày.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là cách giúp cơ thể tăng sức đề kháng và luôn khỏe mạnh, kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu.

 

4.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học


Ngoài thay đổi lối sống thì chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trọng việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu. Vì thế, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh tiểu đường rất quan trọng.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh tiểu đường cần ghi nhớ là:


1. Chế độ ăn nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp không làm tăng đường máu nhiều sau khi ăn.
2. Không ăn kiêng kém quá mức bởi có thể làm hạ đường huyết trong máu lúc đói.
3. Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế chất béo, đồ ngọt để giữ cân nặng ở mức vừa phải.
4. Thực hiện chế độ ăn đơn giản, vừa đủ dưỡng chất
5. Sử dụng sữa hoặc thực phẩm dành riêng cho người bệnh tiểu đường.


Hiện nay, có nhiều người bệnh tiểu đường ăn kiêng kem quá mức khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Thực tế, một thực phẩm có tốt cho người bệnh tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, thời điểm ăn uống.


Sữa cho người bệnh tiểu đường của Asia Nutri là thực phẩm dinh dưỡng bổ sung vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, vừa kiểm soát đường huyết trong máu và giúp cơ thể được cân đối dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt trong các sản phẩm sữa đều được bổ sung các loại đường, dưỡng chất cho người ăn kiêng nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường phục hồi sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. 

 

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về bệnh tiểu đường để phòng ngừa, điều trị và hạn chế biến chứng xảy ra.

"Chọn mua ngay sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"