- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Tăng cân khi mang thai là dấu hiệu cho thấy em bé phát triển tốt. Tuy nhiên, tăng cân cũng cần phải phù hợp, không nhiều nhưng cũng không ít. Cụ thể, cả thai kỳ, mẹ bầu nên tăng cân như sau:
- Trước khi mang thai mẹ bầu có cân nặng bình thường thì nên tăng khoảng 10 – 12kg là đủ.
- Nếu trước khi mang thai mẹ thuộc dạng thiếu cân thì nên tăng khoảng 12-18 kg.
- Những mẹ bầu bị thừa cân trước khi mang thai thì chỉ cần tăng khoảng 6 -11 kg.
Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà mẹ bầu cũng cần tăng cân thích hợp như sau:
- 3 tháng đầu tăng khoảng 1 – 2 kg.
- 3 tháng giữa tăng khoảng 4 – 5 kg
- 3 tháng cuối nên tăng khoảng 5 – 6 kg.
Trong khi rất nhiều bà bầu có thể dễ dàng tăng cân thì cũng có những bà bầu thiếu cân do không tăng cân nặng hoặc tăng rất ít. Điều này có thể do:
- Ốm nghén: Là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu không thể tăng cân trong 3 tháng đầu.
- Căng thẳng, mệt mỏi: Tâm trạng bất ổn là nguyên nhân khiến cơ thể gầy mòn, khó hấp thu dinh dưỡng và không thể tăng cân.
- Không có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bà bầu cần bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng, nếu ăn uống thất thường, không đủ chất sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng, càng không thể tăng cân.
- Có bệnh lý: Nếu mang thai không tăng cân hoặc mang thai tăng cân ít dù ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái thì có thể mẹ bầu đang mắc phải bệnh lý nào đó.
- Cơ địa: Một số mẹ bầu sẽ có cơ địa, tạng người thon gọn sẵn nên khi mang thai khó tăng cân hoặc tăng rất ít.
Việc bà bầu thiếu cân trong quá trình thai kỳ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến em bé như:
- Không đảm bảo đủ năng lượng cho thai nhi phát triển: Việc này sẽ khiến thai nhi dễ bị chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc mắc các dị tật bẩm sinh.
- Giảm chức năng não của bé: Chế độ ăn uống thiếu hụt các loại vitamin có liên quan đến chứng thiếu máu khi mang thai. Việc thiếu máu ở mẹ bầu sẽ gây giảm chức năng não của bé.
- Chuyển dạ sớm: Bên cạnh đó, việc mang thai không tăng cân hoặc mang thai tăng cân ít trong thai kỳ sẽ khiến mẹ đối mặt với dấu hiệu chuyển dạ sớm và bé sinh ra nhẹ cân. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe khác ở bé, như chứng còi cọc, suy dinh dưỡng, suy hô hấp,.... sau này.
Để tăng cân trong thai kỳ đúng chuẩn, mẹ bầu cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể thao cũng như tâm lý thoải mái theo các cách sau:
- Chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn của mẹ bầu cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất bột (gạo, mì, ngô, khoai, sắn...); Nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ...); Nhóm chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc...); Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ (rau xanh và quả chín) để tăng cân hiệu quả trong thai kỳ. Không dùng thực phẩm ăn kiêng gây kích thích ruột dẫn tới tiêu chảy, ảnh hưởng xấu sức khỏe của mẹ và bé.
- Hoạt động thể chất: Vận động vừa phải, có thể làm những công việc nhẹ nhàng, mỗi ngày nên đi bộ khoảng 20-30 phút,tập Yoga , tùy vào giai đoạn mang thai. Trước khi lập kế hoạch vận động cần xin ý kiến bác sĩ xem có phù hợp với sức khỏe hiện tại của bản thân và thai nhi không.
- Tránh căng thẳng stress: Để tránh nguyên nhân này, mẹ bầu có thể trò chuyện với người thân trong gia đình hoặc gặp gỡ bạn bè để tâm sự. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể tận hưởng các sở thích của bản thân như nghe nhạc, đọc sách,....
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của mẹ và bé. giấc ngủ tạo điều kiện cho cơ thể nghỉ ngơi giúp bạn và thai nhi khỏe mạnh. Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8-9 tiếng mỗi ngày.
- Uống đủ nước: Lượng nước cần thiết cho mẹ bầu hàng ngày là từ 2 – 2,5 lít. Nước có vai trò quan trong việc nuôi dưỡng cơ thể mẹ và bé. Thỉnh thoảng, mẹ cũng nên bổ sung một ít đồ ngọt như bánh chuối, bánh quy.
Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu nếu đã ở nửa cuối tam cá nguyệt thứ 2, đầu tam cá nguyệt thứ 3 mà vẫn không tăng cân thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra lời khuyên chính xác nhất. Dựa vào chỉ số phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thai nhi có bị ảnh hưởng gì không. Còn những bà bầu không tăng cân, hoặc tăng cân ít nhưng có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động hợp lý và em bé vẫn phát triển tốt thì không cần quá lo lắng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý.
Trong chế độ khi mang thai lành mạnh, mẹ hãy bổ sung thường xuyên những thực phẩm dưới đây:
- Trái cây và rau quả: cung cấp vitamin và chất xơ.
- Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc và gạo nâu: cung cấp chất xơ, vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
- Sữa và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo, đậu nành, hạnh nhân, gạo hoặc các loại đồ uống khác có thêm canxi và vitamin D.
- Protein từ các nguồn lành mạnh như các loại đậu, trứng, thịt nạc, hải sản chứa ít thủy ngân.
Chế độ khi mang thai lành mạnh là một chế độ ăn uống khoa học. Để thực hiện được, mẹ cần tránh những thực phẩm có khả năng gây hại dưới đây:
- Rượu;
- Caffeine: chỉ uống cà phê hoặc trà decaf không ngọt hoặc với một chút nước trái cây.
- Cá có thể có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu vua, marlin, cam thô, cá mập, cá kiếm, hoặc cá ngói.
- Thực phẩm có thể gây bệnh cho bạn hoặc em bé từ virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn: phô mai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng hoặc sữa tươi; bột cookie thô; thịt, trứng và hải sản nấu chưa chín…;
- Bất cứ thứ gì không phải là thực phẩm như bột giặt, đất sét, tro, hoặc chip sơn…kể cả có nhiều mẹ nghén bởi những thứ kì dị.
Dựa trên thói quen ăn uống cũng như nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé trong suốt thai kỳ, các chuyên gia đến từ Asia Nutrition đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm CONAN MILK MOM GOLD.
Sử dụng đường Isomalt, một loại đường dành riêng cho người bị tiểu đường, kết hợp với sữa bột gầy và hơn 30 vitamin, khoáng chất thiết yếu tốt cho cả mẹ và bé, sản phẩm đang là lựa chọn hàng đầu của các mẹ bầu để sử dụng trong suốt thai kỳ của mình.
Không chỉ giúp mẹ dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu, tránh bị tăng đường huyết đột ngột, đồng thời, sản phẩm có mùi vị khá dễ uống, thơm ngon, vì vậy, mẹ dù có đang ốm nghén cũng có thể yên tâm sử dụng nhé!
Song song với việc ăn uống hợp lý là tăng cường vận động và tự theo dõi đường huyết thường xuyên. Khám thai định kỳ giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Khi cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.
—------------------------------
👉 Đặt mua sản phẩm chính hãng tại:
https://asiasuckhoevang.vn/sua-cho-ba-bau-conan-milk-mom-gold-p38889881.html
👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://by.com.vn/yrXxkY
—------------------------------
CÔNG TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION
🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/
☎ Hotline: 0988352952
Bên cạnh vấn đề của các mẹ bầu lo lắng vì tăng cân quá nhiều trong suốt thai kỳ, thì có rất nhiều mẹ lại gặp phải vấn đề “ăn mãi nhưng không tăng cân, thậm chí còn sụt cân” khi mang thai. Vậy đâu là nguyên nhân và điều này có ảnh hưởng tới em bé trong bụng không? Làm thế nào để mẹ vừa không tăng cân quá nhiều, em bé trong bụng lại vẫn tăng trưởng đều và khỏe mạnh cho đến khi ra đời? Hãy cùng Asia Nutrition tìm hiểu nhé!