Người bệnh loãng xương ăn gì và kiêng khem những gì?

Chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ giúp cơ thể xây dựng hệ xương chắc khỏe mà còn hỗ trợ điều trị và phục hồi các bệnh xương khớp do loãng xương gây ra. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết mình nên ăn gì và không nên ăn gì. Chính vì vậy, hôm nay Asia Sức Khỏe Vàng sẽ gợi ý cho bạn những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị loãng xương.

 

Để tốt cho sức khỏe, người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng ăn gì

Để tốt cho sức khỏe, người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?

 

 

 

1. Các loại thực phẩm mà người bị loãng xương nên ăn

 

Người bệnh loãng xương nên ăn những loại thực phẩm nào để tốt cho quá trình điều trị cũng như là phòng ngừa loãng xương là chắc hẳn là thắc mắc của không ít người bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho quá trình phục hồi và tái tạo xương được bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyên bạn nên ăn hàng ngày đó là:

 

1.1. Rau lá có màu xanh đậm 

 

Đối với các bữa ăn hàng ngày không thể thiếu nhóm thực phẩm này. Vì chúng cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ tự nhiên, các vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp cơ thể khỏe mạnh,  tăng sức đề kháng và phòng ngừa táo bón tuyệt vời.

 

Rau lá có màu xanh đậm có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại rau khác, rất tốt xương phục hồi các tổn thương. Mặc dù rau xanh chứa hàm lượng canxi thấp, nhưng các thành phần khác như magie, photpho, vitamin K trong rau xanh lại dồi dào, mang đến sự cân bằng đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể tự tổng hợp canxi. Không chỉ vậy, rau xanh còn chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, A, K giúp cơ thể phòng ngừa loãng xương và tăng sức đề kháng. 

 

Một số loại rau xanh mà bạn nên ăn đó là cải xoăn, rau chân vịt, rau ngót, rau khoai lang,  bông cải xanh, thì là,... Đặc biệt, rau xanh là loại thực phẩm dễ chế biến, dễ ăn và thanh mát.

 

Lời khuyên, người bệnh nên ăn 3 loại rau xanh khác nhau mỗi ngày để quá trình phục hồi và điều trị nhanh nhất.

 

Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung dinh dưỡng cho xương chắc khỏe

Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung dinh dưỡng cho xương chắc khỏe

 

1.2. Trứng

 

Nhắc đến thực phẩm dành cho người loãng xương không thể không nhắc đến trứng. Đây là một trong những thực phẩm giàu canxi nhất.

 

Trong lòng đỏ trứng có chứa các loại vitamin dễ tan trong chất béo như vitamin D, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin K. Đặc biệt vitamin D có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi, còn vitamin K có chức năng vận chuyển canxi, vitamin D vào trong cấu trúc xương và tế bào, để xương khớp khỏe mạnh.

 

Bên cạnh đó, trứng cũng là thực phẩm dễ chế biến, bạn có thể chiên, hấp, luộc, tùy thích. Tuy trứng là thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng bạn không nên quá lạm dụng thực phẩm này, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3 - 4 quả trứng và biến tấu theo nhiều cách khác nhau để không bị chán.

 

Trứng gà thực phẩm chứa nhiều canxi và Omega 3 tốt cho úa trình tái tạo mô xương

Trứng gà thực phẩm chứa nhiều canxi và Omega 3 tốt cho qúa trình tái tạo mô xương

 

1.3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

 

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nhóm thực phẩm vô cùng quen thuộc và chứa hàm lượng canxi vô cùng cao. Theo các nghiên cứu từ chuyên gia, mỗi ngày uống 1 cốc sữa giúp cung cấp cho cơ thể hàm lượng canxi lên đến 60%. Không chỉ có thế, trong sữa còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như photpho, magie, kẽm, kali, vitamin A, vitamin D rất tốt cho sức khỏe của xương. Người trưởng thành và người già nên duy trì thói quen uống 2 - 3 ly sữa mỗi ngày để ngăn ngừa các tác nhân gây xương yếu khác.

 

Ngoài việc sử dụng sữa uống bạn có thể sử dụng thêm các chế phẩm từ sữa khác như sữa chua, váng sữa, bánh sữa, phô mai, …

 

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều vi chất tốt cho sức khỏe và cơ thể dễ hấp thu

Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều vi chất tốt cho sức khỏe và cơ thể dễ hấp thu

 

1.4. Trái cây tươi

 

Cũng giống như rau xanh, trái cây tươi cũng là loại thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là những người bị loãng xương, suy nhược. Lượng canxi và vitamin trong trái cây tương đối cao. Một số loại quả tốt cho người loãng xương như chuối, cam, bưởi, táo, kiwi,....

 

Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món khác như sinh tố, nước ép hay làm salad tùy theo sở thích. 

 

Trái cây tươi thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vfa phòng ngừa loãng xương rất tuyệt vời

Trái cây tươi thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và phòng ngừa loãng xương rất tuyệt vời

 

1.5. Hải sản

 

Hải sản cũng là một trong những nhóm thực phẩm mà người loãng xương tuyệt đối không thể bỏ qua. Trong hải sản chứa nhiều canxi, photpho, vitamin D và Omega 3 rất tốt cho sức khỏe của người bị loãng xương. Đặc biệt các loại thực phẩm như tôm, cua, cá hồi, cá mòi, cá tuyết, cá ngừ,... vừa chứa nhiều canxi, vừa chứa nhiều chất đạm bổ dưỡng và chất béo lành mạnh. 

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được hải sản bởi một số loại hải sản gây dị ứng. Thế nên, bạn cần ăn thử từng loại một với số lượng ít để kiểm tra phản ứng. Ngoài ra, lưu ý không ăn trái cây chứa nhiều vitamin C sau khi ăn hải sản dễ sinh ra độc tố.

 

Hải sản là thực phẩm giàu chất đạm canxi và Omega 3 rất cần thiết cho cơ thể phục hồ

Hải sản là thực phẩm giàu chất đạm canxi và Omega 3 rất cần thiết cho cơ thể phục hồi

 

Ngoài các loại thực phẩm trên người bệnh loãng xương cũng nên bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng khác như ngũ cốc, các loại hạt đậu,... vào khẩu phần hằng ngày và đừng quên uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày, để cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật.

 

2. Những thực phẩm người bệnh loãng xương không nên sử dụng

 

Bên cạnh những loại thực phẩm người bệnh loãng xương nên ăn, thì cũng có những loại thực phẩm không nên ăn. Dưới đây là một số loại thực phẩm không tốt mà người bệnh nên hạn chế ăn như sau:

 

2.1. Thực phẩm mặn chứa quá nhiều muối

 

Để tốt cho sức khỏe, các bác sĩ luôn khuyên chúng ta không nên ăn mặn, đặc biệt là người bệnh loãng xương. Bởi khi cơ thể dung nạp quá nhiều muối sẽ khiến cho thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc và đào thải muối, điều này sẽ khiến cho cơ thể giải phóng canxi ra bên ngoài theo đường bài tiết. Thế nên,  lượng canxi cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt, làm cho xương giòn, xốp và dễ gãy hơn, lâu ngày sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Theo khuyến cáo đối với cơ thể người trưởng thành mỗi ngày ăn không vượt quá 6g muối. 

 

Do đó, người bệnh loãng xương nên tránh xa các loại thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn như xúc xích, lạp sườn, khoai tây chiên,.... 

 

Muối là kẻ thù của thận và xương

Muối là kẻ thù của thận và xương

 

2.2. Thực phẩm chứa nhiều đường bột

 

Có lẽ nhiều bạn không biết rằng,  đường bột là nguyên nhân khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và bệnh loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi đường khi hấp thụ vào cơ thể sẽ ức chế khả năng hấp thụ canxi đồng thời làm tiêu hao nhanh nguồn photpho tự nhiên trong cơ thể.  Mà photpho là nguyên tố chính có khả năng thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi và bổ sung mật độ dưỡng chất trong xương. Ngoài ra, đường bột cũng khiến các mô xương trở nên mềm và yếu hơn. Chính vì vậy,  bạn nên hạn chế đồ ăn ngọt và sử dụng đường trong khẩu phần ăn. Thay vào đó bạn có thể sử dụng đường tự nhiên từ rau củ, các loại trái cây tươi để tạo ra calo cho cơ thể hoạt động.

 

Bánh kẹo ngọt khiến cơ thể khó hấp thụ canxi và làm gia tăng nguy cư bệnh lý về tim mạch tiểu đường

Bánh kẹo ngọt khiến cơ thể khó hấp thụ canxi và làm gia tăng nguy cư bệnh lý về tim mạch tiểu đường

 

2.3. Thực phẩm chứa caffein

 

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết rằng caffeine là một chất kích thích có tác dụng làm đầu óc tỉnh táo và tạo sự hưng phấn cho hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, đối với người bệnh loãng xương caffeine là nhóm thực phẩm cần phải kiêng tuyệt đối, bởi  khi cơ thể hấp thụ chất này sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu canxi mà sẽ đào thải ra ngoài. Trung bình cứ tiêu thụ 100mg caffeine thì xương sẽ bị mất đi khoảng 6 mg canxi. Do vậy, nên bạn cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống như trà, cafe và một số loại nước uống tăng lực.

 

Caffein có trong trà, caffe, đồ uống tăng lực

Caffein có trong trà, caffe, một số loại nước uống tăng lực

 

2.4. Thực phẩm chứa cồn

 

Đối với cơ thể người bệnh loãng xương thực phẩm chứa cồn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mà thực phẩm chứa cồn sẽ làm mật độ khoáng chất trong xương suy giảm và cản trở quá trình phục hồi của người bệnh nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu từ y khoa, những người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người bình thường. 

 

Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh bạn nên kiêng tuyệt đối nhóm thực phẩm này.

 

Rượu bia không tốt cho sức khỏe và khiến bệnh loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn

Rượu bia không tốt cho sức khỏe và khiến bệnh loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn

 

2.5. Thực phẩm có chứa chất gây viêm

 

Các thực phẩm như ớt chuông, nấm, cà tím, da gà, gạo nếp,… có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng đối với người bệnh loãng xương đây là nhóm thực phẩm :kẻ thù”. Do trong nhóm thực phẩm này  chứa nhiều hoạt chất gây viêm xương và dễ khiến cho tình trạng bệnh loãng xương nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, bạn chỉ nên dùng với lượng vừa đủ và cần bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết khác để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.

 

Ngoài những nhóm thực phẩm đã kể trên, bạn cũng nên tìm hiểu và tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị để có thể xây dựng cho mình được thực đơn lành mạnh giúp quá trình điều trị và phục hồi thuận lợi hơn.

 

3. Người bệnh loãng xương bổ sung canxi như thế nào đúng cách

 

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý loãng xương. Rất nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, việc bổ sung nhiều canxi và vitamin D sẽ giúp phòng ngừa bệnh loãng xương, tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm. Bởi nếu cơ thể bị dư thừa canxi sẽ gây ra tình trạng táo bón và cản trở cơ thể hấp thu dưỡng chất sắt, kẽm. Không chỉ có vậy, thừa canxi còn ảnh hưởng rất lớn đến thận khiến thận hoạt động quá tải, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ  làm gia tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. 

 

Vậy người bệnh loãng xương cần bổ sung canxi như thế nào? Câu trả lời đó là hàm lượng canxi được bổ sung mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi.

 

  • Với trẻ em dưới 15 tuổi lượng canxi cần thiết là 600 - 700 mg/ngày.
  • Độ tuổi từ 19 - 50 cần khoảng 1.000 mg/ngày.
  • Độ tuổi trên 50 cần 1.200  mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai: 1.200 - 1.500 mg/ngày.

 

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

 

Bổ sung canxi như thế nào?

 

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, các vi chất khác và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.

 

Chúng tôi hy vọng rằng, với những thông tin đã cung cấp ở trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc phòng ngừa và điều trị loãng xương. 

 

Chọn mua ngay  sữa loãng xương tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"

 

Xem ngay chi tiết và liên hệ mua hàng