Nguyên nhân bé bị đi ngoài phân sống và cách xử lý triệt để

Trẻ đi ngoài phân sống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu hóa gây ra tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng do cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị đi ngoài phân sống và xử trí như thế nào cho trẻ?

Nguyên nhân bé bị đi ngoài phân sống do  nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân bé bị đi ngoài phân sống do nhiều nguyên nhân gây ra


1. Phân sống là gì?


Đi ngoài ra phân sống là hiện tượng trẻ ăn cái gì sẽ đại tiện ra cái đó. Khi thực hiện xét nghiệm cặn dư của phân sẽ phát hiện còn các chất đạm, mỡ, tinh bột trong phân. Đây là một biểu hiện điển hình của rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài phân sống, do đó các bậc cha mẹ cần nắm được chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng chăm sóc và xử lý kịp thời.

  • Cho trẻ ăn quá nhiều: Nhiều cha mẹ cho rằng cho trẻ ăn thật nhiều là tốt cho trẻ. Tuy nhiên đã có rất nhiều trường hợp cho trẻ ăn quá nhiều gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu khiến bé bị đi ngoài phân sống, lâu dần dẫn đến còi cọc.
  • Bé ăn dặm quá sớm: Ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa.  Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở đi. Trước khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa của chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương khiến trẻ không có khả năng hấp thu dưỡng chất gây đi ngoài phân sống có mùi tanh, hôi gây khó chịu.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Chế độ ăn không có đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên quá nhiều chất đạm chất béo có thể làm hệ tiêu hóa mất ổn định gây đi ngoài phân sống.
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài: Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài liên tục có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ. Lượng kháng sinh dư thừa trong cơ thể có thể làm tiêu diệt các loại vi khuẩn trong đường ruột khiến trẻ mất đi khả năng hấp thu dưỡng chất, gây đi ngoài phân sống.
  • Do bệnh lý: Nhiều trẻ nhỏ bị đi ngoài phân sống là do chức năng gan kém hoặc bị tắc ống mật khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ bị ảnh hưởng, thức ăn không được tiêu hóa và ra ngoài bằng cách đại tiện.

Ngoài ra, môi trường sống thiếu vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm. Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, virus và phải dùng thuốc để điều trị bệnh gây rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống ở trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống

 

2. Các hiện tượng báo hiệu bé đi ngoài ra phân sống


Hiện tượng trẻ đi ngoài phân sống phần lớn là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện. Thiếu hụt lợi khuẩn, enzym tiêu hóa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực phẩm không được tiêu hóa triển để, nhất là khi trẻ làm quen với thức ăn mới, không dễ tiêu hóa. Theo đó, cha mẹ có thể nhận biết tình trạng trẻ đi ngoài phân sống qua các hiện tượng sau đây: 


2.1. Trẻ ăn cái gì sẽ đại tiện ra cái đó


Trẻ quấy khóc do đau bụng, đầy hơi là một dấu hiệu báo hiệu hệ tiêu hóa của trẻ có bất thường. Việc thiếu hụt men tiêu hóa, thức ăn không được chia nhỏ sẽ làm tồn đọng tại ống tiêu hóa khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu và quấy khóc.
Ngoài ra, do thức ăn không được tiêu hóa, bị lên men yếm khí do các loại vi khuẩn có hại nên tạo thành các độc tố gây co thắt tiêu hóa, đi ngoài phân sống, trẻ ăn cái gì sẽ đại tiện ra cái đó.

 

2.2.Phân trẻ đi ngoài không thành khuôn có thể lỏng hoặc sền sệt


Thức ăn và dinh dưỡng tiêu hóa thành hỗn hợp và đi đến đại trạng, tại đây chúng được tái hấp thu nước, dinh dưỡng và các ion khoáng. Theo đó, nhu động ruột tăng nhanh khiến quá trình hấp thu và tái hấp thu chưa kịp diễn ra. Các dưỡng chất và nước đẩy ra ngoài gây hiện tượng phân đi không thành khuôn, có thể là phân lỏng hoặc sền sệt.

 

2.3. Phân của trẻ có nhiều hạt lợn cợn, thay đổi màu sắc, đi nhiều lần trong ngày 


Những hạt lợn cợn trắng vàng hoặc các  sợi thức ăn chưa được tiêu hóa triệt để cũng là một dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ đi ngoài phân sống. Nếu tần suất trẻ đại tiện phân bất thường nhiều hơn cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám.
Thực tế, các nguồn dưỡng chất cần các enzym phân cắt (protease, lipase, amylase,…) trước khi hấp thu vào cơ thể. Nếu thiếu hụt các enzym này thức ăn sẽ thải ra ngoài theo phân. Ngoài ra, để tiêu hóa chất béo cần phải có muối mật, sắc tố mật. Theo thức ăn được đưa vào cơ thể, muối mật và sắc tố mật di chuyển tới đại tràng, gặp các vi khuẩn  và biến đổi thành chất có màu vàng. Do đó, bình thường phân trẻ có màu vàng, tuy nhiên những trẻ bị thiếu hụt lợi khuẩn và rối loạn nhu động ruột, sắc tố mật mất đi quá trình chuyển hóa sẽ giữ nguyên màu xanh và thải ra ngoài theo phân.

 

2.4. Phân nhiều chất nhầy hoặc thể xuất hiện máu


Chất nhầy là một yếu tố cơ học có chức năng và nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc ruột của trẻ. Chúng có công dụng hấp phụ độc tố, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn có lợi. Theo đó, khi niêm mạc ruột bị tổn thương, lượng chất nhầy tăng lên giúp nâng cao khả năng bảo vệ. Do đó, lượng chất nhầy trong phân của trẻ sẽ tăng lên.


Những trường hợp trẻ đi ngoài ra máu có thể do tổn thương hậu môn do đi ngoài phân sống kéo dài. Thực tế, do hậu môn của trẻ khá mỏng nên rất dễ bị tổn thương. Trẻ đi ngoài nhiều lần và kéo dài theo chất nhầy có thể khiến hậu môn lở loét và gây chảy máu.
Thực tế, tình trạng đi ngoài phân sống sẽ khác nhau tùy từng trẻ, vì thế cha mẹ cần nắm rõ được các dấu hiệu để sớm có cách xử trí, điều chỉnh chế độ ăn uống. Đặc biệt với những trẻ đi ngoài nhiều lần hay cứ ăn xong là đi ngoài,....