Nguyên nhân và triệu chứng những bệnh cơ xương khớp thường gặp

Bệnh xương khớp là căn bệnh phổ biến và để lại các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bệnh ngày càng có nguy cơ trẻ hóa và khó có thể phục hồi. Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của các căn bệnh cơ xương khớp thường gặp sẽ giúp bạn có kiến thức phòng, điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh xương khớp ngày càng có nguy cơ trẻ hóa

Bệnh xương khớp ngày càng có nguy cơ trẻ hóa

 

1. Bệnh xương khớp ngày càng có nguy cơ trẻ hóa?


Hệ thống cơ xương khớp có vai trò rất quan trọng để tạo ra bộ khung vững chắc cho cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh phần lớn là do tình trạng suy yếu của các khớp, thần kinh, dây chằng, cơ bắp, gân, xương sống. Bệnh gây ra tình trạng đau và giảm khả năng di chuyển cho người bệnh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 


Bệnh xương khớp ngày càng phổ biến và có nguy cơ trẻ hóa, rất nhiều người trẻ tuổi, nhân viên văn phòng, người lao động mắc các bệnh lý xương khớp. Về lâu dài bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm rất khó phục hồi. Dưới đây là những căn bệnh xương khớp thường gặp và những nguyên nhân, triệu chứng nhận biết căn bệnh này.

 

2. Nguyên nhân và triệu chứng những bệnh cơ xương khớp thường gặp


Tìm hiểu những nguyên nhân và triệu chứng báo hiệu bệnh cơ xương khớp giúp bạn có kiến thức phòng ngừa và điều trị hiệu quả.


2.1 Bệnh thoái hóa khớp


Đứng đầu trong danh sách những bệnh xương khớp thường gặp chính là bệnh thoái hóa khớp. Đây là căn bệnh vô cùng phổ biến và ngày càng có nguy cơ trẻ hóa. Bệnh chính là quá trình lão hóa tại khớp và các khu vực xung quanh khớp.


Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp


Tuổi tác: Những người bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, khả năng tái tạo, sản sinh tế bào sụn bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chất nhầy và dịch nhầy bôi trơn các sụn khớp cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì thế, các sụn khớp dần bị nứt vỡ, cứng, bào mòn, gây đau và  rất khó cử động.

  • Tư thế sai trong sinh hoạt, lao động: Những người lao động đứng lâu một tư thế hoặc phải bê vác vật nặng trong thời gian dài thì rất dễ mắc bệnh cơ xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp. Bệnh cũng có thể do tư thế ngủ quá cao, gập cổ xem điện thoại. Những tư thế không đúng sẽ tạo áp lực lớn cho sụn khớp và đĩa đệm. Từ đó, gây ra tổn thương phần sụn khớp,khiến xương khớp ngày càng yếu đi và dễ bị thoái hóa hơn.
  • Tập thể dục thể thao quá độ: Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu rèn luyện thể lực quá độ có thể gây áp lực lớn cho xương khớp. Đặc biệt có thể làm tăng nguy cơ chấn thương thể thao như: giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp,… Những tổn thương này có thể khiến  xương khớp thoái hóa nhanh hơn.

Ngoài ra, nếu bạn có người thân trong gia đình bị mắc bệnh thoái hóa khớp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn so với những người bình thường.

 

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp

 

  • Bệnh thoái hóa khớp có triệu chứng bệnh khá rõ ràng:
  • Đau nhức quanh khớp: Những vùng xung quanh khớp bị thoái hóa thường xuất hiện tình trạng đau âm ỉ. Ban đầu chỉ cần nghỉ ngơi là đủ nhưng khi nặng hơn thì những cơn đau sẽ kéo dài và trở lên dữ dội hơn.
  • Cứng khớp: Triệu chứng cứng khớp được thể hiện rõ nhất khi người bệnh ngủ dậy, khó có thể cử động do các khớp thoái hóa bị đau. Khoảng 30 phút sau khi xuất hiện triệu chứng thì người bệnh mới có thể phục hồi.
  • Khớp bị biến dạng: Các khớp bị biến dạng sẽ sưng to và khối cơ sẽ bị teo nhỏ lại.

 

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh

 

2.2 Bệnh viêm khớp dạng thấp


Bệnh thấp khớp hay còn được gọi là bệnh viêm khớp dạng khớp. Đây là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là người cao tuổi.


Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp


Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp là do tế bào bạch cầu di chuyển tới bao khớp, từ đó gây ra tình trạng viêm khớp. Ngoài ra, một số nguyên nhân gián tiếp gây viêm khớp dạng thấp có thể kể đến như sau: 

 

  • Tuổi tác: Những người già, người cao tuổi có nguy cơ bị thấp khớp cao do xương bị lão hóa rất nhanh.
  • Tiền sử gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp: Nếu gia đình bạn có người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Những người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, nhiều chất béo làm tăng nguy cơ béo phì. Từ đó xương khớp phải chịu áp lực gây viêm nhiễm và trật khớp.

Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích hay sống trong môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc bị nhiễm vi khuẩn mycoplasma, epstein-barr virus đều có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.


Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp


Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp gây đau nhức và thể hiện qua những dấu hiệu sau: 

 

  • Khi thức dậy: Khớp xương bị tê cứng, khó cử động
  • Khi chạm vào khớp sẽ bị đau và có các dấu hiệu sưng tấy.
  • Người mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn dễ lây lan và tấn công.
  • Các khớp bàn tay, chân bị sưng to và biến dạng.

2.3 Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp thường gặp ở người làm công việc văn phòng ngồi lâu ở một tư thế và người dân lao động chân tay. Thực chất, bệnh chính là tình trạng nhân nhầy bên ngoài đĩa đệm bị thoát ra ngoài, từ đó gây chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh.


Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm


Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao, các dấu hiệu lão hóa làm đĩa đệm bị bào mòn, sụn khớp bị tổn thương nặng. Việc chèn ép đĩa đệm ngày càng lớn trong thời gian dài khiến rách bao xơ bên ngoài. Nhân nhầy thoát ra bên ngoài gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc:  Nhân viên văn phòng hay những người làm công việc bốc vác trong thời gian dài gây ra những áp lực trên cột sống, dẫn đến vẹo cột sống. Theo đó, bao xơ ngoài đĩa đệm bị rách làm lớp nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài.
  • Bẩm sinh: Nhiều trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

Ngoài ra, tình trạng chấn thương do những tai nạn sinh hoạt hàng ngày, va chạm xe cộ, đánh nhau cũng gây tác động lên đĩa đệm, làm rách bao xơ và gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.


Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm


Tuy là một căn bệnh phổ biến nhưng bệnh thoát vị đĩa đệm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đau xương khớp khác. Những dấu hiệu đặc trưng sau đây có thể giúp bạn dễ nhận dạng tình trạng bệnh lý:

  • Đau nhức mỏi toàn thân: Người bệnh xuất hiện những cơn đau mỏi vùng sau gáy, vùng cổ và phần cột sống lưng. Những cơn đau này sẽ kéo dài và đau mạnh vận động. Bên cạnh đó, tay chân luôn có cảm giác tê cứng cả ngày và đêm.
  • Rối loạn cảm giác: Người bệnh có cảm giác như kiến bò, tê như bị châm chích. Người bệnh cũng bị mất cảm giác trên các vùng cơ thể, lúc thấy nóng, lúc thấy lạnh.
  • Teo cơ, yếu liệt: Khi xuất hiện dấu hiệu này cảnh báo bệnh đã trở lên nghiêm trọng hơn. Do tâm lý sợ đau và lười vận động nên càng khiến rễ thần kinh bị đè nén, từ đó dẫn đến tình trạng máu khó lưu thông, dẫn đến teo cơ, chân tay yếu.
  • Đau dữ dội phần thắt lưng: Triệu chứng này khiến người bệnh đau ê ẩm dữ dội tại phần thắt lưng. Bệnh kéo dài sẽ lan xuống phần hông, mông, 2 bàn chân và ngón chân làm tê bì các vùng cơ thể này. Nghiêm trọng hơn sẽ gây teo cơ, yếu cơ chân, cơ tay.

Đặc biệt, với bệnh thoát vị đĩa đệm ở vùng đốt sống cổ sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng cổ, vai gáy, lan xuống phần tay, cổ tay và các ngón tay. Bên cạnh đó, do rễ thần kinh bị chèn ép nên khiến máu khó lưu thông gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp, vã mồ hôi.

Bệnh gai cột sống thường gặp ở rất nhiều người bệnh

Bệnh gai cột sống thường gặp ở rất nhiều người bệnh


2.4 Bệnh gai cột sống


Nhắc đến bệnh xương khớp thường gặp không thể không nhắc đến bệnh gai cột sống. Đây là một thể bệnh của thoái hóa cột sống. Đây là tình trạng mà bên trong cột sống sẽ mọc ra các gai xương ở phía bên ngoài và ở hai bên. Gai cột sống chèn ép lên rễ thần kinh, tủy, từ đó làm cản trở cử động của xương. Vị trí thường xuất hiện gai xương là tại lưng và cột sống cổ.


Nguyên nhân bệnh gai cột sống


Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống, cụ thể: 

  • Lắng đọng canxi: Nếu cơ thể được bổ sung khá nhiều canxi gây ra tình trạng thừa canxi khiến cho các gai xương mọc lên.
  • Biến chứng bệnh xương khớp: Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống làm xương trong cơ thể bị lão hóa và các gai xương bị nhô lên.
  • Chấn thương, tai nạn: Chấn thương, tai nạn, té ngã làm ảnh hưởng đốt sống lưng gây ra tình trạng gai xương.
  • Tính chất công việc: Làm công việc nặng nhọc, ngồi không đúng thư thế làm ảnh hưởng đến cột sống và gây ra tình trạng gai xương.
  • Di truyền: Nếu gia đình có tiền sử gai cột sống thì trẻ chào đời cũng có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống bẩm sinh.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không đúng cách, cung cấp quá nhiều chất béo và canxi cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Triệu chứng bệnh gai cột sống 

Ở giai đoạn đầu tiên bệnh gai cột sống thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi các đốt gai nhọn cọ xát và gây những cơn đau nhức phần lưng thì hầu hết người bệnh mới  có thể phát hiện ra. Theo đó, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng rõ rệt như sau:

 

  • Cơn đau xuất hiện nhiều: Những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, từ vùng cổ tới vùng thắt lưng và khiến các vùng đó bị mất cảm giác.
  • Cơ thể đau nhức: Khi vận động mạnh, các cơn đau lan xuống tay, chân. Đặc biệt, khi lao động nặng cơ thể sẽ bị mệt mỏi và đau nhức, khiến việc đi lại khó khăn.
  • Yếu cơ tay và chân tê cứng: Khi gai cột sống nhọn và dài sẽ gây ra tình trạng chèn ép rễ thần kinh, gây yếu cơ tay, chân dẫn đến tê cứng. Nếu tình trạng tiểu tiện mất kiểm soát thì bệnh đã ở giai đoạn nặng gây hẹp ống tủy.

2.5 Bệnh đau thần kinh tọa


Đau thần kinh tọa là hiện tượng đau tại phần hông và kéo dài lan xuống bên dưới chân. Bệnh xảy ra khi phần dây thần kinh tại hông bị chèn ép.


Nguyên nhân bệnh đau thần kinh tọa


Những nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa đó là do: 

  • Thoát vị đĩa đệm: Căn bệnh này làm rách bao xơ, lớp nhân nhầy tràn ra ngoài, gây chèn ép dây thần kinh thắt lưng và gây ra cơn đau thần kinh tọa.
  • Chấn thương cột sống: Những tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến cột sống, khiến xương bị nứt, thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa.
  • Hẹp cột sống: Tình trạng lão hóa gây thoái hóa cột sống, hẹp tủy sống, từ đó gây áp lực lên phần hông, thần kinh tọa.
  • Khối u cột sống: Khi dây thần kinh, cột sống xuất hiện khối u cũng gây ra tình trạng chèn ép các rễ thần kinh cột sống.
  • Đau cơ tháp chậu hông: Tuy rằng triệu chứng này rất ít gặp nhưng đây chính là loại cơ giúp cố định khớp háng, xương đùi nên khi bị chèn ép sẽ sẽ gây ra tình trạng đau thần kinh tọa.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng chính là đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa do cột sống bị chèn ép trong thời gian dài.

 

Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa


Triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa rất rõ ràng, cụ thể như sau:

  • Xuất hiện các cơn đau kéo dài từ thắt lưng, lan nhanh xuống phần đùi. Ngoài ra, còn có thể xuống tới phần chân và bàn chân.
  • Khi thực hiện động tác nghiêng người và cúi người gặp rất nhiều khó khăn. Khi đứng hoặc ngồi quá lâu sẽ khó xoay chuyển người do bị cứng chân.
  • Khi cơ thể hoạt động mạnh thì những cơn đau kéo với tần suất nhiều, nhanh hơn
  • Nếu bệnh đau thần kinh tọa không được thăm khám và điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng teo cơ đùi và thường xuyên xảy ra các cơn đau.

 

Thoái hóa cột sống không chính thức là một loại bệnh mà do hiện tượng lão hóa ở xương khi con người già đi

Thoái hóa cột sống không chính thức là một loại bệnh mà do hiện tượng lão hóa ở xương khi con người già đi

 

2.6 Thoái hóa cột sống


Thoái hóa cột sống không chính thức là một loại bệnh mà do hiện tượng lão hóa ở xương khi con người già đi. Thực chất khi cơ thể phát triển cũng là lúc cột sống vừa phát triển và vừa thoái hóa. Phần bao xơ của đĩa đệm bị bào mòn, khiến chúng bị giòn và dễ nứt tạo điều kiện cho các nhân nhầy thoát ra ngoài, từ đó gây thoát vị đĩa đệm.


Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống

 

  • Môi trường sống: Môi trường sống khó khăn, ăn uống không đủ chất có thể làm ảnh hưởng đến cột sống.
  • Lao động quá sức: Những người lao động làm việc quá sức, mang vác nặng trong lúc xương đang hình thành và chưa ổn định gây thoái hóa cột sống.
  • Ngồi một tư thế trong thời gian dài:  Do ngồi ở một tư thế quá lâu, trong thời gian dài chèn ép sự lưu thông, các tế bào xương không được cung cấp dinh dưỡng.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống còn do sinh hoạt, thể thao không đúng cách. Cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, sự trao đổi chất suy giảm dẫn đến nguy cơ bị thoái hóa.


Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống


Nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây thì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh thoái hóa cột sống.

 

  • Đau ê buốt vào ban đêm: Vào ban đêm, người bệnh thấy xuất hiện cơn đau vùng dưới thắt lưng, mông ê buốt, chân bị tê cứng và đau nhức mỏi.
  • Ngồi xuống khó đứng lên: Người bệnh khi ngồi xuống muốn đứng lên ngay cần có điểm tựa. Khi cúi đầu sẽ bị đau nhiều tại phần thắt lưng.
  • Đau khi thời tiết thay đổi:  Những cơn đau xuất hiện một cách thường xuyên và kéo dài do thời tiết nhưng nhanh chóng khỏi. Khi vận động mạnh cũng có thể xuất hiện các cơn đau.

 

2.7 Loãng xương


Bệnh loãng xương là căn bệnh xương khớp vô cùng phổ biến. Bệnh còn có tên gọi khác là bệnh giòn xương hoặc xốp xương. Đây chính là tình trạng xương bị mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, khiến xương giòn và dễ gãy.


Nguyên nhân bệnh loãng xương


Các nguyên nhân chính gây bệnh loãng xương bao gồm:

  • Lối sống sinh hoạt ít vận động
  • Thường xuyên làm việc nặng, lao động vất vả
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày bị thiếu canxi

Ngoài ra bệnh loãng xương cũng phổ biến hơn ở nữ giới. Theo thống kê, số nữ giới mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới.

Bệnh loãng xương ngày càng có nguy cơ trẻ hóa. Nếu khi còn trẻ tuổi, lượng canxi không được bổ sung đầy đủ, khi về già cùng với sự lão hóa của cơ thể, quá trình tạo xương giảm xuống làm phá hủy xương nhanh. Từ đó khiến cho mật độ xương giảm sút, khó chịu lực và làm cho xương giòn, dễ gãy hơn. 


Bệnh xương khớp là một căn bệnh phổ biến của người Việt Nam. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, đặc biệt là người già, người trong độ tuổi trung niên. Các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn nên dẫn đến việc khó điều trị. Phòng ngừa và bảo vệ xương khớp từ sớm là cách tốt nhất để giúp xương luôn chắc khỏe.

Sữa AnlaAsia - Dinh dưỡng chuyên biệt cho người thiếu hụt canxi, mắc bệnh xương khớp

Sữa AnlaAsia - Dinh dưỡng chuyên biệt cho người thiếu hụt canxi, mắc bệnh xương khớp

 

3. Sữa AnlaAsia - Dinh dưỡng chuyên biệt cho người thiếu hụt canxi, mắc bệnh xương khớp


Cũng giống như các hệ cơ quan khác trên cơ thể, xương khớp cần được bổ sung các dưỡng chất có lợi để hoạt động bền bỉ, dẻo dai mỗi ngày. Nhất là những người trong độ tuổi trung niên, xương khớp bị thoái hóa và khó có thể phục hồi trở lại.


Mỗi dưỡng chất đều có vai trò và những lợi ích nhất định. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng và giúp tái tạo sụn khớp thì không có nhiều sản phẩm có thể đáp ứng được. Với yêu cầu khắt khe giữ vững được các đặc tính sinh học quý, dễ hấp thu vào cơ thể, sữa AnlaAsia là dòng sữa dinh dưỡng chuyên biệt giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cao, giàu canxi giúp phòng ngừa và bảo vệ xương khớp dẻo dai, tăng mật độ xương hiệu quả.


Sữa Anla Asia là dòng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt  cho người thiếu hụt canxi và mắc bệnh xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả cho một cuộc sống vẹn tròn.

"Chọn mua ngay sữa phòng ngừa loãng xương tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"