NHỮNG THỰC PHẨM GIÀU KALI TỐT CHO NGƯỜI BỊ BỆNH SUY TIM

Suy tim là tình trạng suy giảm chức năng co bóp của cơ tim khiến tim không đủ sức bơm máu theo nhu cầu của cơ thể. Các triệu chứng của suy tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại suy tim.

Khi được chẩn đoán suy tim, bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng để kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

1. Biểu hiện suy tim mạn tính

 

Tùy tSuy tim ở người cao tuổihuộc giai đoạn bệnh và tình trạng suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu chứng có thể khác nhau:

- Nếu suy tim trái: Người bệnh có biểu hiện khó thở khi gắng sức, cơn hen tim và phù phổi cấp. Bệnh nhân khó thở dữ dội, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp và tiếng ran ẩm dâng lên nhanh chóng từ hai đáy phổi.

  • Ngoài ra bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như: mệt mỏi do giảm cung lượng tim, ho, đau ngực, đái ít... Bên cạnh các triệu chứng có thể gặp của một số bệnh van tim (nếu có) đã gây nên suy thất trái, các dấu hiệu thường gặp là: tần số tim nhanh, tiếng ngựa phi trái, thổi tâm thu do hở hai lá cơ năng...

  • Huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi.

- Nếu suy tim phải: Người bệnh sẽ có biểu hiện khó thở: khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần nhưng không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái. Bệnh nhân có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to). Mệt mỏi, tiểu ít, khi thăm khám bác sĩ sẽ thấy biểu hiện gan to, lúc đầu gan to căng do ứ nước, khi điều trị thuốc lợi tiểu thì gan nhỏ đi , về sau gan trở nên xơ cứng.

  • Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện khác như: Tím da và niêm mạc, phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, màng bụng...).

  • Ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn có thể thấy tần số tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải, tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng. Tiếng thổi này thường rõ hơn khi hít vào sâu...

- Nếu suy tim toàn bộ: Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng nên người bệnh thường có biểu hiện khó thở thường xuyên, phù toàn thân. Gan to nhiều, tĩnh mạch cổ nổi to, thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ chướng. Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho huyết áp trở nên kẹt.

2. Người bệnh suy tim mạn tính cần phải làm gì?

Tùy từng bệnh nhân, nguyên nhân, mức độ suy tim mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Tuy nhiên, những biện pháp điều trị chung cho tất cả các loại nguyên nhân gây ra suy tim, chế độ không dùng thuốc, dùng thuốc và can thiệp.

Để giảm những nguy hại hệ lụy không mong muốn người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi. Đây là một việc khá quan trọng vì góp phần làm giảm công việc của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau.

Bệnh nhân suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể thao.

Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Trong trường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

Dinh dưỡng cũng quan trọng với bệnh nhân suy tim, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn của mình khi được các bác sĩ điều trị khuyến cáo.

Chế độ ăn giảm muối hoặc chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn và cần hạn chế lượng nước và dịch dùng cho bệnh nhân hàng ngày nhằm giảm bớt khối lượng tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim.

Nói chung, chỉ nên dùng cho bệnh nhân khoảng 500 – 1000ml lượng dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim nặng hay nhẹ.

Người bệnh suy tim cần có một lối sống khoa học, loại bỏ các yếu tố nguy cơ có hại như:

  • Bỏ thuốc lá, cà phê…

  • Giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì.

  • Tránh các xúc cảm mạnh (stress).

  • Ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng.

  • Tránh các thuốc giữ nước như corticoid; NSAID... và điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim...

3. Vai trò của kali đối với sức khỏe tim mạch

Cơ thể chúng ta phụ thuộc vào kali để điều chỉnh huyết áp, trương lực mạch máu, chức năng bình thường của insulin và nhiều loại hormone khác, nhu động đường tiêu hóa, cân bằng axit-bazơ, chức năng thận, cân bằng chất lỏng và điện giải.

Kali cũng là một khoáng chất quan trọng đối với huyết áp và sức khỏe tim mạch. Kali hoạt động như một chất giãn mạch, làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu.

Một số nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ nhiều kali (thông qua chế độ ăn uống) cũng có nguy cơ đột quỵ thấp hơn.

Ở người trưởng thành bình thường, nhu cầu kali mỗi ngày khoảng 4.700mg. Nhu cầu này tăng hơn ở những người trên 45 tuổi, vận động thể lực nhiều, những người đang theo chế độ ăn kiêng hoặc sử dụng các thuốc giảm cân tác dụng nhuận tràng, thuốc tránh thai, lợi tiểu…

4. Vì sao người bệnh suy tim cần bổ sung kali?

Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tim. Chế độ ăn giàu kali có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ đau tim. Khi điều trị suy tim, người bệnh thường được bác sĩ cho dùng thuốc lợi tiểu nên sẽ làm giảm đáng kể lượng kali trong cơ thể. Vì vậy người bệnh suy tim cần bổ sung các thực phẩm giàu kali trong chế độ ăn uống như: chuối, bông cải xanh, bơ…

Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, khi bị suy tim ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định thì chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết. Người bệnh suy tim  nên hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri, chất béo và thực phẩm sinh hơi, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ thì cần phải cân bằng lượng kali trong khẩu phần ăn.

5. Một số thực phẩm giàu kali tốt cho người bệnh suy tim

Có rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có chứa kali. Một số thực phẩm giàu kali nhất là:

- Các loại rau củ: bina, cải xoăn, cải thìa, bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan, cà chua, dưa chuột, bí xanh, cà tím, bí ngô…

- Thịt gà, cá (cá bơn, cá ngừ, cá tuyết, cá hồng)

- Sữa, sữa chua

- Trái cây tươi như: bơ, táo, cam, chuối…

- Trái cây khô như: mơ khô, mận khô, chà là…

- Những loại thực phẩm giàu kali tốt nhất cho người bệnh suy tim - Ảnh 4.

- Kali có nhiều trong thực phẩm tự nhiên.

5.1. Các loại rau củ giàu kali

Bông cải xanh là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất chống oxy hoá, vitamin và khoáng chất, giàu chất xơ, đặc biệt là kali. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong bông cải xanh giúp bảo vệ tim khỏi viêm và giảm cứng động mạch do tích tụ cholesterol.

Rau bina cũng là một trong những loại rau giàu dinh dưỡng và chứa nhiều kali. Chỉ cần 1 cốc (190g) rau bina đông lạnh chứa 12% giá trị hàng ngày đối với lượng kali cần cung cấp cho cơ thể.

Khoai lang là thực phẩm dồi dào kali. Một cốc (328g) khoai lang nghiền có 16% kali giá trị hàng ngày.

Khoai tây với lớp vỏ còn nguyên là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch. Một củ khoai tây có thể cung cấp khoảng 18% lượng kali mỗi ngày.

5.2. Trái cây giàu kali

Các loại trái cây tươi giàu kali phổ biến nhất là chuối, bơ, táo… Hàm lượng kali trong 1 quả chuối vừa có 430mg; táo (1 quả vừa với vỏ): 195 mg; quả bơ (1/4 quả): 172mg.

Một số loại trái cây sấy khô có hàm lượng kali cao như mơ khô, mận khô, nho khô… Nửa cốc mơ khô chứa 1.101mg kali; nửa cốc mận khô chứa 699mg; nửa cốc nho khô chứa 618mg kali.

Nên chọn các loại trái cây sấy khô không thêm đường và các phụ gia khác để tốt cho sức khỏe.

3.3. Sữa và sữa chua

Sữa là nguồn cung cấp các khoáng chất cần thiết như canxi, magiê và kali mà cơ thể cần để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu cho thấy sử dụng sữa ít béo giảm nguy cơ tăng huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Hàm lượng kali trong 1 cốc sữa ít chất béo là 350-380mg; 1 cốc sữa chua ít chất béo là 563mg.

 

Vì vậy, để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất, bạn không chỉ cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hàng ngày mà còn phải lưu tâm tới chế độ dinh dưỡng. Nếu bạn quá bận rộn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những bữa ăn nhanh chóng, đơn giản hơn nhưng lại đầy đủ dưỡng chất, đó là SỮA NON TỔ YẾN NESLAC!

Sản phẩm có chứa Colostrum - dưỡng chất có chứa các protein có lợi cho sự phát triển của cơ thể như IGF, các loại axit béo có chuỗi dài, vitamin A, K cùng carbohydrates và các kháng thể có khả năng giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, các kháng thể như Immunoglobulin IgA, IGD, IGE…là những loại kháng thể hoàn toàn tự nhiên, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính và có tác dụng chống bệnh ung thư ngay từ khi còn nhỏ.

Ngoài ra, trong thành phần của sữa non có chứa Lactoferrin, hoạt động giống như một prebiotic kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacteria, Lactobacillus Acidophilus. giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng sữa non thường xuyên giúp hạn chế các bệnh về đường tiêu hoá, kích thích ăn uống ngon miệng và dễ hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hơn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa non chứa hàm lượng canxi rất lớn, dễ hấp thụ hơn so với canxi trong sữa thông thường hay trong các thực phẩm khác. Vì vậy, trẻ từ 3 tuổi trở lên nên sử dụng các sản phẩm có chứa sữa non, sẽ giúp cải thiện được vóc dáng, chiều cao và cân nặng của trẻ.

—------------------------------

👉 Đặt mua ngay sản phẩm SỮA NON TỔ YẾN NESLAC chính hãng tại website: https://by.com.vn/cVdMyz

👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://by.com.vn/yrXxkY

—------------------------------

CÔNG TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION 

🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/

☎ Hotline: 0988352952