- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường có thể hiểu là một chế độ ăn dành riêng cho người bệnh. Nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh khỏe mạnh và giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Dựa vào tháp thực phẩm dinh dưỡng này, người bệnh sẽ có các thông tin cần thiết về những gì nên ăn và số lượng bao nhiêu là đủ.
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường được nghiên cứu và ban hành bởi Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ và Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ. Kim tự tháp chia thành 6 nhóm thực phẩm với kích thước mỗi nhóm là khác nhau. Phần đáy (nhóm lớn nhất) là các loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn nhiều nhất. Phần đỉnh (nhóm nhỏ nhất) là các loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế.
Tháp dinh dưỡng chính là kế hoạch ăn kiêng hoàn hảo dành cho người bệnh tiểu đường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tháp dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường nhé!
Nhóm tinh bột là nhóm lớn nhất của tháp dinh dưỡng, giúp cung cấp hầu hết calo trong chế ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường. Calo có trong tinh bột có tác dụng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của người bệnh. Bên cạnh đó, nhóm tinh bột còn giúp người bệnh bổ sung thêm carbohydrate và một số ít vitamin thiết yếu như A, C, D…
Những thực phẩm giàu tinh bột mà người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm gạo lứt, ngũ cốc, khoai lang, ngô và hạn chế bánh mì, khoai tây…
Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn ra khoảng 6 – 11 lần ăn/ngày, và giảm số lượng trong mỗi khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều gây tăng đường huyết đột ngột. Mỗi khẩu phần ăn thông thường bao gồm 1 lát bánh mì, ⅓ bát cơm (⅓ bát mì), ¾ bát ngũ cốc khô, ½ bát khoai tây nấu chín (đậu, ngô).
Nhóm rau là nhóm dường như không thể thiếu trong dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, chúng bao gồm các loại rau như bông cải xanh, rau bina, rau diếp xoăn, bắp cải, dưa chuột, cà chua, cà rốt… Nhóm rau củ chiếm phần lớn tháp dinh dưỡng, cung cấp các vitamin, chất xơ và khoáng chất thiết yếu cho người bệnh. Hầu hết các loại rau xanh đều có ít chất béo, có chỉ số đường huyết thấp, đây là lựa chọn tốt để sử dụng cho một bữa ăn nhẹ chứa ít calo.
Một số loại rau đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết như: mướp đắng, tảo spirulina... người bệnh tiểu đường nên sử dụng thường xuyên hơn.
Người bệnh nên ăn 3 – 5 khẩu phần ăn mỗi ngày, trong đó rau màu xanh lá chiếm một nửa. Mỗi khẩu phần ăn bao gồm 1 bát rau sống và ½ bát rau đã được nấu chín.
Lưu ý: những loại rau giàu tinh bột như khoai tây, đậu, ngô đã được xếp lên nhóm chứa tinh bột.
Cung cấp chất xơ và vitamin tốt trong việc kiểm soát đường, cung cấp năng lượng nhưng lại không gây béo. Bên cạnh đó, tiêu thụ trái cây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng quá trình trao đổi chất cho cơ thể, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Nhóm trái cây bao gồm các loại quả như: quả mọng, quả có múi, dưa hấu, táo, lê, chuối… Hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số đường huyết thấp. Tuy nhiên, dưa hấu có chỉ số cao và xoài, mơ, nho khô, dứa là những loại quả có chỉ số đường huyết trung bình.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh tiểu đường nên ăn từ 2 – 4 khẩu phần trái cây/ngày. Mỗi khẩu phần bao gồm: ½ cốc trái cây đóng hộp, 1 trái cây tươi nhỏ, 1 cốc dưa hoặc 1 cốc dâu tây
Sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa công thức, phomai, sữa chua… đều cung cấp rất nhiều canxi, protein và dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh tiểu đường. Trong quá trình chọn mua sữa, người bệnh nên chọn sữa không đường, sữa ít chất béo vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa làm giảm sự hấp thụ các acid béo bão hòa có hại cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nên ăn 2 – 3 khẩu phần ăn nhóm sữa/ngày. Mỗi khẩu phần ăn bao gồm 1 cốc sữa không đường và 1 hộp sữa chua.
Các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò… và các thực phẩm khác như trứng, cá, bơ đậu phộng, đậu phụ… đều là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và năng lượng cho hoạt động của người bệnh.
Đối với chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường, mỗi ngày nên chia nhỏ bữa ăn, ăn khoảng 4 – 6 khẩu phần ăn. Mỗi khẩu phần ăn bao gồm 1 quả trứng, ¼ cốc phomat, 1 thìa bơ đậu phộng và ½ cốc đậu phụ.
Lưu ý: Người bệnh nên lựa chọn thịt ức, thịt nạc và bỏ phần da gà để hạn chế nguy cơ thừa cân và béo phì.
Nhóm chất béo, rượu, đồ ngọt và dầu là nhóm nằm trên đỉnh của tháp dinh dưỡng. Những thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc đường ngọt, làm tăng cholesterol máu và nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch người bệnh. Thường cung cấp ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng.
Những thực phẩm của nhóm này như: rượu, khoai tây chiên, bánh, kẹo ngọt và đồ chiên rán… cần được hạn chế và chỉ nên sử dụng 1 lượng vừa phải. Khẩu phần ăn cho người bệnh trong nhóm này bao gồm: ½ cốc kem, 2 chiếc bánh quy (1 chiếc bánh nướng nhỏ)…
Tới đây phần lớn các bạn cũng đã hiểu về tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân bị tiểu đường. Vậy nên hãy tự xây dựng cho bản thân một kế hoạch ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe cho bản thân mình nhé!
Các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo chưa bão hòa, có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp, các vitamin, khoáng chất thiết yếu. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn thông tin chi tiết về 16 nhóm thức ăn tốt với bệnh tiểu đường:
Cá béo là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh nhất dành cho người bệnh tiểu đường. Các loại cá béo bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi… cung cấp acid béo omega 3 quan trọng như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), giúp bảo vệ các tế bào mạch máu, chống viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu khoa học của ADA đã chứng minh rằng, các acid béo không bão hòa có trong cá béo giúp kiểm soát tốt lượng đường và lipid ở trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, cá béo còn giúp bạn bổ sung protein, làm tăng cảm giác no và tăng cường trao đổi chất, giúp người bệnh tiểu đường giảm bớt số lượng bữa ăn.
Thay vì ăn cá rán có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có hại cho cơ thể, người bệnh có thể chế biến thành cá nướng hoặc cá hấp sẽ tốt hơn.
Bí cũng là một trong các loại thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì lợi ích sức khỏe đối với người bệnh tiểu đường. Bí cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi như lutein và zeaxanthin có tác dụng bảo vệ các tế bào võng mạc mắt tránh khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Bí được chia thành 2 loại dễ phân biệt, loại trồng vào mùa đông thường có vỏ cứng như bí đỏ và bí ngô, loại trồng vào mùa hè có vỏ mềm hơn như bí ngòi, bí đao. Một nghiên cứu trên chuột đã chứng minh rằng, hàm lượng polysaccharide trong bí ngô có khả năng cải thiện dung nạp insulin và giảm lượng đường trong máu. Thêm vào đó, một nghiên cứu trên lâm sàng đã phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ bí đao sẽ giúp làm giảm đường huyết nhanh chóng và hiệu quả ở những người bệnh tiểu đường giai đoạn nặng.
Trong quá trình chế biến, người bệnh nên lưu ý do hàm lượng tinh bột đường có trong bí mùa đông cao hơn trong bí mùa hè.
Đậu chứa nhiều chất xơ và protein giúp người bệnh no lâu. Đậu cũng là một nguồn cung cấp carbohydrate phức hợp có trong số ít các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường, khiến cơ thể tiêu hóa chậm hơn, giúp người bệnh kiểm soát được lượng đường trong máu của mình dễ dàng hơn. Trong một nghiên cứu với hơn 3000 người tham gia đã cho thấy, những người ăn nhiều đậu hơn sẽ giúp giảm tới 35% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Một số loại đậu mà người bệnh nên sử dụng bao gồm đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương… Khi chọn mua đậu đóng hộp, bạn nên chọn loại không có thêm muối, nếu không, hãy để ráo nước và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bớt muối rồi sử dụng.
Các loại quả hạch là nguồn thực phẩm bổ sung lành mạnh trong chế độ ăn uống cân bằng của người bệnh tiểu đường. Chúng đều chứa chất xơ và rất ít tinh bột đường nên giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất hiệu quả. Việc thường xuyên sử dụng các loại quả hạch có tác dụng tốt trong việc giảm viêm, giảm lượng cholesterol LDL xấu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Một số loại quả hạch mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng bao gồm óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt mắc ca, hạt dẻ…
Một nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, những người bệnh tiểu đường ăn thêm 30g quả óc chó trên ngày giúp giảm được lượng đường huyết và insulin trong cơ thể. Phát hiện này rất quan trọng vì những người bệnh tiểu đường type 2 có thừa cân thường có insulin trong máu cao, dễ dẫn tới béo phì và một số biến chứng nguy hiểm như ung thư, đột quỵ.
Các loại hạt cũng là thức ăn rất phù hợp cho những người bị bệnh tiểu đường, chúng cũng nằm trong các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường. Trong đó có hạt chia và hạt lanh, chúng là hai loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường.
Hạt chia là một nguồn cung cấp acid béo omega 3 và protein có nguồn gốc thực vật rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hạt chia cũng có chứa nhiều protein và chất xơ hòa tan. Trong 28g hạt chia có chứa tới 11g chất xơ. Chất xơ có trong hạt chia khiến bạn cảm thấy no hơn, giúp làm giảm lượng calo mà bạn tiêu thụ trong bữa ăn và giảm nồng độ đường trong máu.
Hạt lanh rất giàu chất xơ, có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng độ nhạy của insulin. Một phần chất xơ của hạt lanh được tạo thành từ lignans (một hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa) giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Cơ thể chúng ta không thể tự hấp thụ hết dưỡng chất có trong hạt lanh nguyên hạt. Chính vì vậy, bạn nên mua dạng xay sẵn hoặc tự xay để sử dụng. Khi không sử dụng hết nên bảo quản trong lọ kín và cất trong tủ lạnh, tránh ôi thiu.
Các loại gia vị cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Trong đó, tỏi, nghệ, quế là 3 loại gia vị chứa nhiều dưỡng chất mà người bệnh nên sử dụng.
Tỏi có chứa hàm lượng calo thấp, giúp làm giảm lượng đường huyết, giảm viêm và hạ cholesterol xấu ở những người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ tỏi giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết và điều chỉnh lượng cholesterol máu [7]
Nghệ có thành phần hoạt chất chính là curcumin, giúp giảm viêm nhiễm, hạ đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Khi chế biến nghệ, bạn nên sử dụng kèm tiêu đen vì hoạt chất curcumin trong nghệ kết hợp với piperine có trong tiêu giúp cơ thể tăng sự hấp thu lên tới 2000%.
Quế có khả năng làm tăng độ nhạy của insulin và giảm lượng triglycerid và cholesterol xấu ở những người bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu trên những người bệnh tiểu đường type 2 đã chỉ ra rằng sử dụng quế trong vòng 90 ngày giúp cho mức độ hemoglobin A1c (A1c là mức đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng) giảm gấp 2 lần so với những bệnh nhân không sử dụng. Chỉ với ¼ thìa quế mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giữ ổn định lượng đường huyết và cholesterol.
Dầu oliu có chứa hoạt chất polyphenol, là một chất chống oxy mạnh có tác dụng giảm viêm, bảo vệ các tế bào mạch máu và cholesterol tránh khỏi quá trình oxy hóa. Ngoài ra, dầu oliu còn có chứa các chất béo không bão hòa đơn acid oleic giúp ổn định đường huyết và chỉ số mỡ máu triglycerid, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Trong bữa ăn dường như khó thể thiếu các loại món ăn sử dụng dầu nhưng đủ điều kiện lọt vào top các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường thì chỉ có dầu ô liu đáp ứng được nhu cầu đó.
Một kết quả được thống kê từ 32 nghiên cứu của các nhà khoa học trên các loại chất béo khác nhau đã khẳng định rằng, dầu oliu là loại dầu duy nhất được chứng minh có tác dụng bảo vệ tim và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Dầu oliu chưa qua tinh chế sẽ giữ được chất chống oxy và các thành phần khác tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên chọn mua dầu oliu nguyên chất và có nguồn gốc uy tín.
Giấm táo được chiết xuất từ táo tươi, trải qua quá trình lên men dài và thu được các sản phẩm có hoạt tính sinh học như acid acetic. Acid acetic trong giấm táo có tác dụng ức chế thủy phân các đường đôi thành đường đơn, giúp cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau ăn và tăng độ nhạy của insulin. Đồng thời, giấm táo cũng làm giảm đi 20% tác động của các chất bột đường đối với mức đường huyết sau ăn.
Ngoài ra, sử dụng giấm táo sẽ giúp người bệnh có cảm giác no lâu hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn tới thức ăn giữ lại lâu trong dạ dày. Tuy nhiên, với những người bệnh tiểu đường type đang bị chứng liệt dạ dày (tình trạng dạ dày không hoạt động bình thường) nên hạn chế hoặc không nên sử dụng.
Để bắt đầu sử dụng giấm táo trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh nên uống 1 thìa giấm táo pha loãng trong nước.
Quả mọng là nguồn chất xơ dồi dào, làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn tiêu hóa, dẫn tới giảm cảm giác đói và tăng cảm giác no, giúp người bệnh giảm calo và kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn. Đồng thời, các chất chống oxy hóa như anthocyanins, axit ellagic và resveratrol có trong quả mọng giúp kiểm soát các gốc tự do, bảo vệ tế bào của bạn tránh khỏi các nguy cơ về bệnh tật. Một số quả mọng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe mà người bệnh tiểu đường nên bổ sung như quả việt quất, mâm xôi, dâu tây… Bạn có thể sử dụng quả mọng tươi kết hợp cùng ngũ cốc làm bữa sáng hoặc một ly sinh tố vào các bữa ăn nhẹ.
Tiêu thụ quả mọng giúp bạn cải thiện lượng đường trong máu và tăng độ nhạy của insulin. Một nghiên cứu kéo dài 6 tuần trên những bệnh nhân béo phì bị kháng insulin cho thấy, việc uống 2 ly sinh tố việt quất mỗi ngày giúp cải thiện độ nhạy của insulin hơn so với những người không sử dụng.
Trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh… là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tuyệt vời cho những người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu khoa học vào năm 2014 cho thấy, trái cây có múi có thể làm tăng nồng độ nitrit niệu (lượng citrate thấp gây bệnh sỏi thận), giúp làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như sỏi thận.
Ngoài ra, vitamin C có trong trái cây có múi có khả năng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu chống lại sự viêm nhiễm giúp tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh. Người bệnh có thể ăn trực tiếp trái cây có múi vào các bữa nhẹ hoặc làm nước ép uống. Tuy nhiên, nên sử dụng cách thời gian dùng thuốc ít nhất 2 giờ để tránh làm tăng hoạt tính hoặc độc tính của thuốc.
Trong bơ có chứa rất ít tinh bột đường, nhưng có hàm lượng cao các chất xơ và các chất béo không bão hòa đơn, chính vì vậy, người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng bơ mà không lo tăng lượng đường trong máu [10]. Một nghiên cứu khoa học vào năm 2019 cho thấy rằng một phân tử chất béo avocatin B có trong quả bơ có tác dụng ức chế không hoàn toàn quá trình oxy hóa trong cơ xương và tuyến tụy làm tăng độ nhạy của insulin.
Bên cạnh đó, bơ rất giàu vitamin E và các carotenes như lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ và giữ cho đôi mắt của người bệnh luôn khỏe mạnh, tránh một số biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể. Nằm trong danh sách các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường và là món ăn yêu thích của nhiều người, bơ là loại quả không thể bỏ qua đối với mỗi bệnh nhân bị tiểu đường.
Theo nhu cầu khuyến nghị của FDA, mỗi ngày người bệnh tiểu đường nên sử dụng ⅕ quả bơ (50g bơ). Người bệnh nên sử dụng bơ thay thế cho các chất béo bão hòa như bơ nhân tạo, phô mai trong khẩu phần ăn hàng ngày, chẳng hạn như sử dụng bơ nghiền nhuyễn phết lên trên bánh mì nướng.
Sữa chua ít đường có chứa hàm lượng cao canxi, protein và acid béo linoleic liên hợp giúp người bệnh hạn chế cơn thèm ăn và giảm thiểu lượng calo tiêu thụ. Sữa chua được làm từ quá trình lên men các vi khuẩn có lợi như probiotic, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và cải thiện mức cholesterol ở những người bệnh tiểu đường type 2.
Một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên trang Thư viện điện tử khoa học trực tuyến vào năm 2013 cho thấy, tiêu thụ thực phẩm sữa chua chứa probiotic có thể làm giảm viêm nhiễm, giảm stress oxy hóa và làm tăng độ nhạy cảm với insulin [12]. Chỉ với 4 – 5 hộp sữa chua ít đường trên 1 tuần (125g) sẽ giúp bạn giảm tới 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm ít đường, bạn có thể sử dụng các loại đường dành cho người tiểu đường để vẫn giữ được hương vị món ăn mà không bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Trứng mang lại nhiều sức khỏe đang kinh ngạc cho chúng ta và cả người bệnh tiểu đường. Trong trứng có chứa rất ít carbohydrate, một quả trứng chỉ chứa khoảng 1/2g carbohydrate và nó không có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Nằm trong danh sách các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường, trứng cũng rất phổ biến với mọi gia đình trong các bữa ăn hằng ngày. Chính vì vậy, trứng đã được Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ coi là một lựa chọn tuyệt vời dành cho người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, trứng còn có chứa các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ mắt chống khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra như đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, trứng có chứa hàm lượng cholesterol cao, điều này có thể dễ dẫn tới mắc các bệnh lý về tim mạch ở người bệnh. Chính vì vậy, với những người bệnh tiểu đường, chỉ nên ăn 3 lần/ tuần.
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng và chất xơ cao hơn so với các loại ngũ cốc đã qua tinh chế. Hàm lượng chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và giữ hàm lượng đường trong máu của người bệnh ở mức ổn định.
Ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết GI thấp và ít làm ảnh hưởng tới lượng đường huyết của bạn. Ngoài ra, sử dụng ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách duy trì nhu động ruột đều đặn và thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn có trong đường ruột. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng một số loại ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn hàng ngày như lúa mì, ngô nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt, hạt diêm mạch, gạo lức.
Cuối cùng trong danh sách các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường là sữa. Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có chứa đầy đủ các chất dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, protein, vitamin và các khoáng chất. Canxi có trong sữa giúp xây dựng một hệ xương và răng khỏe mạnh, đồng thời canxi còn có vai trò quan trọng trong việc co bóp, vận chuyển máu.
Trong sữa có chứa nhiều nước. Chính vì vậy, uống sữa hàng ngày sẽ giúp người bệnh bổ sung nước và thức đẩy quá trình chuyển hóa ở ruột và hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại sữa không đường, có ít chất béo và sử dụng sữa theo ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ tốt cho việc kiểm soát đường huyết và quá trình điều trị bệnh.
Hãy tặng cho bố mẹ bạn GLU ASIA GOLD như một món quà cùng đồng hành với họ trong cuộc chiến chống lại căn bệnh tiểu đường nhé!
Bằng việc sử dụng đường Isomalt - một loại đường dành riêng cho người bị tiểu đường, kết hợp với hơn 30 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, GLU ASIA GOLD được các chuyên gia khuyến cáo là một bữa phụ hoàn hảo dành cho người đang cần kiểm soát đường huyết, những người có nhu cầu giảm cân và những người cao tuổi đang có vấn đề về đường huyết.
Chất béo trong sữa Glu Asia Gold là chất béo tốt không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật tổng hợp, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Chất béo này có chức năng chuyển hóa các nguồn thức ăn dư thừa thành lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, E, D, K, H tốt hơn.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa nguồn đạm protein tốt cho sức khỏe. Chất đạm là thành phần dinh dưỡng giúp cơ bắp săn chắc và là chất kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động. Đạm protein khi vào cơ thể sẽ tạo ra năng lượng cho cơ thể, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nếu thiếu chất này cơ thể sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh như xương khớp, thiếu máu, tim mạch,...
Để được tư vấn cụ thể hơn về cách sử dụng cũng như địa chỉ mua sản phẩm chính hãng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0988352952
—------------------------------
👉 Đặt mua ngay sản phẩm sữa GLU ASIA GOLD chính hãng tại website: https://by.com.vn/StBIcN
👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://by.com.vn/yrXxkY
—------------------------------
CÔNG TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION
🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/
☎ Hotline: 0988352952
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp người bệnh có một chế độ ăn uống khoa học và ổn định lượng đường huyết, tránh một số biến chứng nguy hiểm xảy ra như tim mạch, đột quỵ… Vậy tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là gì? Áp dụng vào khẩu phần ăn thế nào cho đúng. Mời bạn đọc cùng theo dõi.