- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Khác với gạo trắng chỉ có chứa phần nội nhũ tinh bột, gạo lứt giữ được lớp mầm và lớp cám giàu dinh dưỡng nhưng gạo lứt vẫn chứa một hàm lượng lớn carbohydrate. Vậy người mắc bệnh tiểu đường có ăn được gạo lứt không?
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Để hiểu rõ hơn người mắc bệnh tiểu đường có ăn được gạo lứt không thì bạn cần tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của chúng.
Gạo lứt hay còn gọi là gạo lật, đây là một loại ngũ cốc nguyên hạt chỉ xay bỏ lớp vỏ cứng ở bên ngoài và giữ lại phần cám gạo cùng với các mầm giàu dinh dưỡng thiết tốt cho cơ thể. Ví dụ như vitamin, chất chống oxy hóa và các loại khoáng chất.
Khác với gạo trắng, sau quá trình xay hoặc giã làm mất đi hàm lượng lớn vitamin, chất xơ và mangan thì gạo lứt vẫn giữ nguyên được các chất béo không bão hòa, protein, tinh bột, khoáng chất và vitamin.
Với thành phần dưỡng chất tốt nên gạo lứt có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như đau dạ dày, tiêu chảy, vàng da, bỏng, chảy máu mũi, nôn ra máu, viêm, trĩ, liệt, vẩy nến,... Ngoài ra, gạo lứt còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, làm thuốc bổ và giúp vết thương chóng lành.
Như đã trình bày ở trên, gạo lứt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hơn so với gạo trắng. Ước tính trong một chén gạo lứt có chứa:
Ngoài các thành phần dưỡng chất trên, gạo lứt cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất tốt như canxi, kali, riboflavin (B2), và folate. Đặc biệt, trong loại gạo này còn chứa hàm lượng mangan cao có tác dụng làm lành vết thương, kích thích sự phát triển của xương, điều hòa, kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu. Nếu cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này sẽ gây ra hội chứng chuyển hóa, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Không dừng lại ở đó, gạo lứt còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể như chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và phenol có tác dụng giúp cơ thể tránh bị stress oxy hóa - nguyên nhân chính gây ung thư, bệnh tim hoặc lão hóa sớm.
Rất nhiều người băn khoăn thắc mắc không biết tiểu đường có ăn được gạo lứt hạt không?
Rất nhiều người băn khoăn thắc mắc không biết tiểu đường có ăn được gạo lứt hạt không? Để giải đáp được thắc mắc này thì bạn cần tìm hiểu rõ về lợi ích mà loại gạo này mang lại.
Nhờ các thành phần dưỡng chất tốt, gạo lứt đem lại những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường như sau:
Cụ thể, để chứng minh công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của gạo lứt thì Tổ chức Y tế thế giới đã khảo sát với khoảng 200.000 người và chia làm 2 nhóm:
Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy một loại enzym đặc biệt có trong mầm gạo lứt. Loại enzym có tác dụng ngăn chặn và ức chế sự phát triển của prolylendopeptidase, giúp não bộ trung ương hoạt động tốt.
Bên cạnh những lợi ích tốt đối với những người bệnh tiểu đường nói chung thì gạo lứt còn có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 từ giai đoạn đầu của căn bệnh này.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học diễn ra trên 197.228 người trưởng thành, kết quả cho thấy, những người ăn ít hơn 2 khẩu phần gạo lứt mỗi tuần giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Mặc dù chưa có kết quả chứng minh rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng, hàm lượng chất xơ cao có trong gạo lứt có tác dụng bảo vệ yếu tố này. Ngoài ra, trong gạo lứt có chứa hàm lượng magie cao nên cũng góp phần làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả.
Để hiểu rõ gạo lứt tốt cho người bệnh tiểu đường như thế nào thì bạn cần biết rõ về chỉ số đường huyết của gạo lứt
Để hiểu rõ gạo lứt tốt cho người bệnh tiểu đường như thế nào thì bạn cần biết rõ về chỉ số đường huyết của gạo lứt. Theo đó, để đo được thực phẩm làm tăng hàm lượng đường trong máu thì chúng ta cần sử dụng chỉ số đo đường huyết.
Khi tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao hơn so với khi sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình. Do đó, việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và trung bình giúp kiểm soát tốt đường huyết trong máu, phòng ngừa các biến chứng bệnh gây ra.
Gạo lứt có chỉ số Gl bao nhiêu? Nằm ở mức trung bình, gạo lứt khi được nấu chính có chỉ số đường huyết thực phẩm là 68. Bạn có thể so sánh chỉ số đường huyết của gạo lứt với các thực phẩm khác để cân nhắc lựa chọn như sau:
Gạo trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, cụ thể là 73. Khác với gạo lứt, nguồn chất xơ trong gạo trắng ít hơn nên giúp cơ thể rất dễ tiêu hóa, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế, các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo người bệnh tiểu đường cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số đường huyết tăng cao. Theo đó, chế độ ăn kiêng có gạo lứt cùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đảm bảo đủ hàm lượng protein và chất béo lành mạnh rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường.
Khẩu phần ăn gạo lứt cho người tiểu đường
Để kiểm soát được lượng đường huyết trong máu thì người bệnh tiểu đường cần chú ý đến tổng hàm lượng carb mà cơ thể tiêu thụ, nhất là việc sử dụng gạo lứt thay gạo trắng.
Các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hiện tại chưa có khuyến cáo chính thức về lượng carbs khuyến nghị cho người bệnh tiểu đường. Dựa vào phần mục tiêu cần đạt về chỉ số đường huyết trong máu và các phản ứng của cơ thể người bệnh tiểu đường với carbs thì chúng ta sẽ biết được lượng gạo lứt cần được tiêu thụ giới hạn trong bữa ăn.
Ví dụ, một chế độ ăn kiêng gạo lứt cần kiểm soát với khẩu phần mục tiêu là 30 gam carbs trong mỗi bữa thì lượng gạo lứt sẽ được giới hạn khoảng 1/2 chén, khoảng 100 gam chứa 26 carbs. 4 gam carb còn lại trong khẩu phần ăn có thể bổ sung như rau, ức gà,...
Ngoài khẩu phần ăn thì người bệnh cần chú ý đến chất lượng của bữa ăn để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng. Khi sử dụng gạo lứt bạn nên kết hợp với các thực phẩm dinh dưỡng khác có thành phần protein từ thịt nạc, chất béo lành mạnh, thực phẩm ít carb, rau, trái cây. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến các thực phẩm nguyên chất, hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân tiểu đường loại 2 có chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn tốt có khả năng kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu so với những người bệnh tiểu đường có chế độ ăn uống kém.
Gạo lứt là thực phẩm bạn có thể mua ở bất cứ đâu và cũng rất dễ chế biến và bảo quản. Để tránh làm lượng đường trong máu tăng cao thì người bệnh cần chế biến gạo lứt như sau:
Chế độ ăn kiêng gạo lứt cho người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc, cà ri, soup, bánh mì kẹp chay,... Bên cạnh đó, cơm gạo lứt cho người bệnh tiểu đường để thay đổi khẩu vị.
Sữa Glu Asia Gold là sữa chuyên biệt dành cho người bệnh tiểu đường
Bạn có thể tham khảo một số công thức nấu gạo lứt cho người bệnh tiểu đường như sau:
Gạo lứt là thực phẩm rất tốt và an toàn cho người bệnh tiểu đường vì đây là thực phẩm rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng cân bằng dinh dưỡng, vừa giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu hiệu quả. Ngoài dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên bổ sung từ 2 - 3 ly sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường, bởi khẩu phần ăn hàng ngày cơ thể có thể không hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Sữa Glu Asia Gold là thương hiệu sữa của Asia Nutrition được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Trong sữa có chứa thành phần công thức chuyên biệt như đường Isomailt, Chất béo MCT, Chất xơ hòa tan FOS, Kháng thể IgG cùng hơn 30 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp kiểm soát tốt đường huyết trong máu, duy trì mức đường huyết ổn định, phục hồi thể trạng nhanh chóng, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra.
"Chọn mua ngay sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"
Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Khác với gạo trắng chỉ có chứa phần nội nhũ tinh bột, gạo lứt giữ được lớp mầm và lớp cám giàu dinh dưỡng nhưng gạo lứt vẫn chứa một hàm lượng lớn carbohydrate. Vậy người mắc bệnh tiểu đường có ăn được gạo lứt không?