Tiểu đường là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh tiểu đường là bệnh chuyển hóa khiến lượng đường trong máu tăng cao làm tổn thương ở nhiều các cơ quan khác nhau. Nhận biết sớm những dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có cơ hội điều trị, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

 

Bệnh tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm

 

1. Bệnh tiểu đường là gì? Có mấy tuýp?


Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, làm tăng lượng đường trong máu do khuyết insulin hoặc tác động insulin. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây ra rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipide, protide khiến nhiều các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương như tim, mạch máu, thần kinh, võng mạc,...


Hiện nay, bệnh tiểu đường được phân loại theo các type bệnh như sau:

 

  • Tiểu đường type 1: Nguyên nhân là do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin nghiêm trọng. Hiện nay, nguyên nhân gây tiểu đường type 1 vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng là do di truyền hoặc do môi trường.
  • Tiểu đường type 2: Khác với tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 không phụ thuộc vào Insulin. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên bệnh ngày càng trẻ hóa do nguy cơ béo phì tăng cao.
  • Tiểu đường thai kỳ: Đây là tình trạng bệnh được chẩn đoán trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, tuy nhiên không có bằng chứng về các type bệnh tiểu đường trước đó.

Bệnh tiểu đường được phân loại theo các type

Bệnh tiểu đường được phân loại theo các type

 

>> Xem ngay: Triệu chứng giai đoạn đầu và nguyên nhân bệnh tiểu đường

 

2. Những nguyên nhân của bệnh tiểu đường được chuyên gia chỉ ra


2.1. Béo phì thủ phạm hàng đầu dẫn đến tiểu đường

 

Ở những người béo phì, sau khi ăn lượng đường lớn được hấp thu vào máu khiến lượng đường trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, cơ chế vận chuyển và chuyển hóa glucose ở những đối tượng này có rất nhiều hạn chế do:

  • Số lượng insulin bị giảm sút, nhiều chức năng suy giảm khiến chất đề kháng insulin được sản sinh ra, từ đó lượng glucose trong máu khó chuyển vào tế bào gây hiện tượng đề kháng insulin.
  • Ở những người bắt đầu bị béo phì thì chức năng sản xuất insulin còn ở mức bình thường nhưng do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chúng bị giảm sút. Để khắc phục thì tuyến tụy phải hoạt động quá mức khiến chức năng sản xuất insulin giảm dần, cơ thể sẽ không đủ duy trì việc chuyển hóa, từ đó gây ra bệnh đái tháo đường.

 

2.2. Sử dụng thịt đỏ làm tăng nguy cơ đái tháo đường


Những loại thịt đỏ đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Theo nghiên cứu về dinh dưỡng, các loại thịt động vật đã qua chế biến  chứa chất bảo quản có thể làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin nếu dung nạp với một lượng lớn.


Tình trạng tiền tiểu đường xuất hiện khi tế bào của cơ thể đề kháng với tác dụng của insulin. Bên cạnh đó, thịt đỏ còn chứa hàm lượng sắt cao nên kết hợp với lượng sắt có trong cơ thể có thể gây bệnh đái tháo đường type 2.

 

2.3. Người bị sỏi thận


Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn so với những người không bị bệnh. Thực tế, bệnh tiểu đường và bệnh sỏi thận có một số yếu tố nguy cơ giống nhau đó là: người cao tuổi, người thừa cân béo phì. Một số nghiên cứu về độ tuổi, béo phì và các yếu tố nguy cơ khác thì bệnh sỏi thận vẫn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao.

 

2.4. Mỡ bụng hoặc stress


Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đưa ra, những người có mỡ bụng tích tụ nhiều và thường xuyên gặp căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Để phòng ngừa bệnh thì bạn nên thay đổi lối sống, duy trì chế độ dinh dưỡng và tham gia các hoạt động giải trí.

 

2.5. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều, ít vận động


Nhân viên văn phòng, những người ít vận động rất dễ mắc bệnh đái tháo đường. Theo thống kê, những người ít vận động có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường dao hơn gấp 3 lần so với những người lao động, làm việc chân tay.

 

2.6. Các nguyên nhân khác


Ngoài các yếu tố trên, một số nguyên nhân gây bệnh tiểu đường cần phải kể đến như: 

  • Ngủ không đủ giấc: Tình trạng thiếu ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, tăng hàm lượng hormone cortisol và gây mất cân bằng glucose trong cơ thể.
  • Buồng trứng đa nang: Tình trạng này làm mất cân bằng insulin. Cùng việc kiểm soát đường huyết, insulin sẽ kích thích buồng trứng tạo ra lượng testosterone quá mức. Khi lượng insulin tăng cao, gây tổn thương buồng trứng và tuyến tụy có thể khiến người phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường.
  • Bỏ bữa sáng: Những người bỏ bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột khiến họ thèm những món ăn ngọt. Điều này làm tăng đường huyết đột ngột, gây sản sinh insulin quá mức, từ đó gây ra bệnh đái tháo đường.

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

 

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường


Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường có thể rất mơ hồ hoặc không có bất kỳ dấu hiệu nào. Nhiều người khi bắt đầu xuất hiện biến chứng mới bắt đầu phát hiện bệnh. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo: 


3.1. Dấu hiệu triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 1


Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra nhanh trong vài ngày hoặc vài tuần với các triệu chứng điển hình:

  • Người thường xuyên mệt mỏi, đói lả: Cơ thể con người chuyển đổi thức ăn thành glucose để tạo năng lượng, tuy nhiên các tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Do đó, nếu cơ thể không tạo đủ hoặc kháng insulin sẽ khiến glucose không thể hấp thu và tạo năng lượng. Vì thế có thể khiến bạn mệt và đói hơn người bình thường.
  • Cảm thấy khát và đi tiểu nhiều hơn: Những người mắc bệnh tiểu đường thường đi tiểu nhiều hơn do đường máu tăng cao. Thực tế, cơ thể hấp thu glucose đi qua thận nhưng khi lượng đường trong máu tăng cao thì thận có thể không hoạt động bình thường khiến bạn phải đi tiểu nhiều và bị mất nước. Điều này vừa khiến bạn luôn cảm thấy khát và đi tiểu nhiều hơn.
  • Khô miệng, ngứa da: Cơ thể người bệnh tiểu đường sử dụng chất lỏng để đi tiêu nên có thể khiến cơ thể mất nước, tại các vùng khác có thể cảm thấy khô hơn như miệng, các vùng da cũng có thể bị ngứa do thiếu nước.
  • Sút cân nhanh: Bệnh tiểu đường làm tiêu hao năng lượng có thể khiến người bệnh bị sút cân nhanh.
  • Thị lực giảm: Những thay đổi về chất lỏng trong cơ thể khiến bạn bị sưng mắt và thị lực suy giảm.

 

3.2. Dấu hiệu triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 2


Bệnh tiểu đường type 2 thường không có triệu chứng đặc hiệu, rõ ràng như tiểu đường type 1. Hầu hết người bệnh được chẩn đoán khi vô tình làm xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện vì có các biến chứng như nhiễm trùng, vết thương khó lành. Bệnh tiểu đường có thể phát triển trong nhiều năm, cùng một số dấu hiệu như: 

 

  • Nhiễm trùng nấm men: Người mắc bệnh tiểu đường ở cả nam và nữ đều có thể bị nhiễm trùng nấm men. Chúng phát triển ở các nếp gấp ấm trên da như giữa ngón tay và ngón chân, ngực, cơ quan sinh dục
  • Vết loét lâu liền: Lượng đường trong máu tăng cao làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu, gây tổn thương hệ thần kinh và vết thương khó lành.

 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở một số người rất rõ ràng

 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở một số người rất rõ ràng

 

 

4. Sự nguy hiểm và biến chứng của bệnh tiểu đường


Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ để lại các biến chứng bệnh nguy hiểm. Theo đó, mức đường huyết trong máu tăng cao có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan trong cơ thể như máu, mắt, thận, tim và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, họ cũng có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

 

Theo thống kê, ở các nước có kinh tế thu nhập cao thì đái tháo đường chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, cắt cụt chi, suy thận và các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó, những người lớn tuổi mắc bệnh còn có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

 

4.1. Biến chứng của bệnh tiểu đường đến tim mạch


Biến chứng bệnh tiểu đường lên tim mạch có thể gây tử vong và các biến chứng như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Tình trạng huyết áp cao, lượng đường trong máu và nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe.


4.2. Biến chứng của bệnh tiểu đường lên thận


Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng lên thận làm tổn thương các mạch máu nhỏ khiến thận hoạt động kém, sau cùng dẫn đến bệnh suy thận. Thực tế, căn bệnh này phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người lành bệnh. Việc giảm lượng đường trong máu ở mức ổn định và duy trì chỉ số huyết áp bình thường làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận hiệu quả.

 

4.3. Biến chứng của bệnh đái tháo đường lên hệ thần kinh


Tổn thương thần kinh là một biến chứng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu và tình trạng huyết áp cao có thể gây ra các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn cương dương cũng như các chức năng khác, đặc biệt là các chi, bàn chân gây mất cảm giác, đau, ngứa.


Mất cảm giác là một biến chứng nguy hiểm vì khiến bạn bị thương mà không biết, từ đó dẫn đến nhiễm trùng và phải cắt cụt chi. Tuy nhiên, hiện nay với sự tiến bộ khoa học thì những người bệnh này vẫn được chăm sóc và có một cuộc sống tốt. Để đảm bảo an toàn, người bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên.


4.4. Biến chứng của bệnh đái tháo đường lên mắt


Biến chứng bệnh tiểu đường lên mắt cũng là một vấn đề cần quan tâm, chú ý. Mức đường trong máu cao cùng bệnh huyết áp cao, cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh cũng sẽ được kiểm soát tốt nếu bệnh nhân theo dõi và thăm khám thường xuyên.

 

Bệnh tiểu đường có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

 


5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?


Bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm và ngày càng có nhiều người mắc bệnh. Bệnh vẫn có thể phòng ngừa được nếu bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập phù hợp. Theo đó, bạn có thể thực hiện:

  • Giảm cân nếu bị thừa cân béo phì: Bạn nên kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể và duy chỉ ở chỉ số BMI khuyến cáo.
  • Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên vận động thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày với các bài tập thiền, yoga, dọn dẹp nhà cửa. Thiết lập đồng hồ sinh học, thức dậy và bắt đầu đi ngủ đúng giờ.
  • Tránh căng thẳng, stress: Căng thẳng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.Vì thế bạn hãy luôn giữ trạng thái vui vẻ, lạc quan.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, tránh các loại thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

Trên đây là những biện pháp giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn đã được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thì bạn cũng không cần quá lo lắng, bạn vẫn có một cuộc sống tốt nếu kiểm soát được lượng đường huyết trong máu và thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.


Nhằm giúp người bệnh tiểu đường có thể sống vui khỏe và nâng cao tuổi thọ, hiện nay Asia Nutri đã nghiên cứu và phát triển dòng sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Các loại sữa dành cho người bệnh đều được sản xuất theo công thức mới, giúp cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể đảm bảo lượng đường huyết trong mức tiêu chuẩn, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm để cho người bệnh có một cuộc sống tốt nhất. Một số sản phẩm sữa dành cho người bệnh tiểu đường của Asia Nutri bạn có thể tham khảo như sau:

 

  • Sữa Glu Asia Gold
  • Asia Nutri Glu Care
  • Conanmilk Glu Care
  • Omega Nano Glu Care
  • USA2 Glu Care
  • Colosben Glu Care

 

>> Có thể bạn quan tâm: Trả lời câu hỏi sữa dành cho người tiểu đường có tốt không từ chuyên gia

      Top 5 Sữa cho người tiểu đường được khuyên dùng


Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường và có cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thông tin kỹ lưỡng hơn nữa.

"Chọn mua ngay sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"