TRẺ SẼ CÒN BIẾNG ĂN KÉO DÀI NẾU NGƯỜI MẸ TIẾP TỤC LÀM NHỮNG HÀNH ĐỘNG SAU!!!

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả từ nhóm nghiên cứu của TS. Wolstenholme, ĐH Quốc Gia Ireland thì cứ 2 trẻ có 1 trẻ xuất hiện các dấu hiệu biếng ăn sau thời kỳ ăn dặm thậm chí kéo dài lên đến 18 tháng tuổi, thậm chí khoảng 22% trẻ kéo dài lâu hơn lên đến 30 tháng. Việc trẻ biếng ăn trong giai đoạn này không chỉ làm trẻ bắt nhịp chậm hơn đà tăng trưởng mà còn ảnh hưởng lên sự phát triển của não bộ, cũng như 2 thời điểm vàng trong tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây đó là nguyên nhân của việc biếng ăn thường không đến từ trẻ mà là do những thói quen sai lầm của mẹ trong cách chăm sóc, khiến con biếng ăn kéo dài mãi về sau. Những hành động tưởng chừng nhỏ bé, vô hại nhưng có ảnh hưởng lớn thậm chí có thể làm "lệch đường" phát triển đúng trong hành vi ăn uống của trẻ. Cùng "điểm danh" những lỗi sai thường gặp dẫn đến làm trẻ biếng ăn kéo dài:

1. Bắt đầu cho ăn dặm bằng bột ăn dặm chế biến sẵn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên cho bé ăn dặm khởi đầu với bột/cháo gạo nấu rây nhuyễn, việc cho trẻ ăn bằng bột ăn dặm hương vị, chất bảo quản ở một số chế phẩm có thể ảnh hưởng gây rối loạn vị giác ở trẻ và gây tình trạng biếng ăn kéo dài.

2. Cho trẻ sử dụng gia vị quá sớm

Nhiều nhà khi bé trẻ bé đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi ngồi ăn cùng gia đình, thấy bé chảy rãi, rớt, miệng tóp tép là nghĩ ngay là con thèm ăn hay cho trẻ cầm miếng giò, miếng chả mút chóp chép, hoặc có khi bé có anh chị lớn đang ăn bim bim, bánh gạo, kẹo là bố mẹ, ông bà lại lấy cho cái để gặm, mút. Đôi khi những sự vô tình này lại nguyên nhân khiến cho trẻ tiếp xúc các thực phẩm có chứa các chất điều vị, bột ngọt, mì chính, muối gây ra tình trạng rối loạn vị giác và đó là một nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn rất phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay.

3. Treo thưởng nếu bé chịu ăn

Vì quá lo sợ con đói, cha mẹ nghĩ ra mọi cách để dụ con ăn. Mỗi bữa ăn, cha mẹ đều nói với bé rằng: "con ăn ngoan rồi lát bố/mẹ cho kẹo, bim bim" hay "con ăn ngon rồi bố/mẹ cho chơi điện tử", "bố/mẹ bật điện thoại cho con ăn nhé"… Việc trao đổi như vậy sẽ khiến bé có suy nghĩ rằng: kẹo, bim bim hay những vật trao đổi có giá trị hơn thức ăn, dần dần trẻ sẽ học cách ra điều kiện đòi bố mẹ các thứ mình muốn trước khi ăn.

4. Dụ trẻ ăn bằng điện thoại, ipad hay TV

Đây lỗi sai thường gặp vì trẻ con vốn ham chơi và dễ bị sao nhãng. Khi cha mẹ bế trẻ đi rong khi ăn hay dụ trẻ ăn bằng cách cho xem Ipad hay điện thoại là gián tiếp tạo ra môi trường sao nhãng khiến trẻ ;''tập trung vào những thứ khác hơn là tập trung vào thức ăn. Điều này khiến trẻ khiến trẻ không phân biệt được giờ ăn với giờ chơi. Cứ như vậy, cha mẹ vô tình đẩy trẻ vào tình huống "phải có vui thì mới ăn".

5. Ép trẻ ăn   

Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng trẻ ăn càng nhiều càng tốt nên thường xuyên ép con ăn. Một số mẹ lại muốn trẻ ăn hết tất cả những thức ăn mình chuẩn bị mà không để ý đến nhu cầu năng lượng của con. Tuy nhiên, mỗi trẻ đều có nhu cầu nạp năng lượng với mức độ khác nhau, việc ép trẻ sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ ăn, lâu dần trở nên biếng ăn.

 

Tìm hiểu đầy đủ: Nguyên nhân trẻ biếng ăn

6. Cha mẹ nên làm gì nếu trẻ biếng ăn kéo dài?

Nếu cha mẹ vô tình mắc một trong số những lỗi trên khiến trẻ bị rối loạn vị giác, mất tập trung khi ăn uống, biếng ăn kéo dài... thì cha mẹ cần phải kiên nhẫn trong thời gian dài vì trẻ bị rối loạn vị giác thường rất khó phục hồi nhanh chóng.

Cùng với đó, cha mẹ có thể làm giả muối từ thực vật để giúp trẻ cân bằng vị giác, bên cạnh đó cần giảm dần hoặc bớt hẳn lượng gia vị cho vào thức ăn dặm của bé. Cách phục hồi phổ biến và đem lại hiệu quả cao cho trẻ là cung cấp các umami tự nhiên từ thực phẩm cho trẻ và bên cạnh đó giới thiệu đa dạng thực phẩm cho trẻ. Các nguồn umami tự nhiên bao gồm các loại thịt, rau củ quả, nấm... 

Bên cạnh đó, cha mẹ cần xây dựng một môi trường ăn dặm để trẻ nhận ra "đây là thời gian ăn" thì khi đó trẻ mới phát triển các hành vi ăn uống tốt sau đó.

Nấu đa dạng các món ăn

Để giúp bé ăn ngon ăn nhiều, mẹ phải đổi thực đơn ngay và nấu đa dạng các món ăn để tạo khẩu vị mới mẻ cho bé, khiến bé thấy ngon miệng, ăn được nhiều hơn. Đặc biệt, bữa ăn hàng ngày của bé cần đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, đường bột, nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất, đảm bảo bé luôn đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt về thể chất lẫn trí tuệ.

Mẹ nên quan sát để biết được những món bé yêu thích để tìm thực đơn phù hợp nhất với bé. Khi bổ sung những món mới cho bé, ban đầu bé chưa quen nên sẽ từ chối nhưng mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn. Dần dần bé sẽ làm quen được với thực phẩm mới, ăn được nhiều hơn. Mẹ cũng đừng so sánh con mình với con người ta, chỉ cần bé tăng cân tốt, không thiếu cân so với bảng cân nặng tiêu chuẩn là ổn.

Trang trí món ăn thật bắt mắt

Mẹ hãy đầu tư cho bé bộ bát đĩa, thìa nĩa xinh xắn, bắt mắt để tạo cảm hứng ăn uống cho bé. Chiếc bát hình gấu, chuột mickey, mèo kitty ngộ nghĩnh, in hình cây cỏ hoa lá sinh động; chiếc thìa nĩa, chiếc cốc đúng màu bé thích sẽ khiến bé thích thú khi được ăn với những người bạn này.

Mẹ cũng cần bỏ công sức một chút khi trang trí món ăn sao cho thật đẹp mắt, sinh động sẽ giúp bé ăn ngon ăn nhiều hơn. Hãy biến tấu những món ăn hàng ngày thành những hình thù nhìn lạ lạ, đảm bảo sẽ dụ dỗ được bé muốn ăn ngay lập tức. Cơm biến thành hình chú thỏ, gấu, chú cá ngộ nghĩnh; món rau biến thành cái cây; trái cây biến thành chú ếch, cú mèo… khiến đứa trẻ nào cũng muốn ăn.

 

Tham khảo thêm: 5 cách tạo hứng thú cho trẻ biếng ăn

Cho bé tự bốc, tự xúc ăn

Bé sẽ thấy khó chịu vì bữa nào mẹ cũng đút cho bé ăn giống như đang ép buộc vậy. Vì thế sẽ thật tuyệt khi mẹ để cho bé tự bốc đồ ăn, tự xúc ăn để bé thấy mình được chủ động khi ăn uống, giúp bé ăn ngon ăn nhiều. Mẹ nhớ rửa tay thật sạch cho bé trước khi ăn, cho bé tự bốc rau củ, hoa quả, mì sợi, tự xúc thức ăn đưa vào miệng, làm bé hứng thú hơn khi ăn uống.

Ban đầu, tay bé còn vụng về, sẽ trét hết thức ăn ra khay ăn, bàn ghế, quần áo, rơi vãi xuống sàn nhà, thức ăn bé làm rơi còn nhiều hơn thức ăn đưa vào miệng nhưng mẹ đừng quát mắng bé. Hãy để cho bé tập dần dần, rồi bé sẽ thành thạo với việc xúc ăn. Khi bé đã xúc ăn thành thạo và tự ăn ngon lành, mẹ cũng không còn nhọc công phải đút cho bé nữa.

Tuân thủ nguyên tắc 4 “không” khi ăn

Để giúp bé ăn ngon ăn nhiều, hấp thu tốt chất dinh dưỡng, cha mẹ hãy tuân thủ nguyên tắc 4 “không” khi cho trẻ ăn: Không ăn rong, không ti vi, không đồ chơi, không đồ ăn vặt. Nguyên tắc này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm để hình thành nề nếp tốt trong bữa ăn cho bé.

Cho bé đi ăn rong, vừa ăn vừa xem ti vi hay nghịch đồ chơi sẽ làm bé phân tâm, không cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn. Và không tập trung khi ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Thêm vào đó, trước bữa ăn, tuyệt đối không cho bé ăn vặt sẽ làm trẻ no bụng, hết thiết tha ăn uống. Và bạn cần nhớ, bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài tối đa 30 – 35 phút để bé tập trung ăn uống, tiết kiệm thời gian cho con ăn của cha mẹ.

Cho bé vận động nhiều

Nếu cả ngày bé chỉ ngồi chơi một chỗ sẽ khiến trẻ ít tiêu hao năng lượng, mệt mỏi và đến bữa không muốn ăn. Muốn giúp bé ăn ngon ăn nhiều, hấp thu dưỡng chất tốt, cha mẹ hãy cho bé vận động thường xuyên. Vận động giúp máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, khiến trẻ nhanh đói và kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Bạn có thể cho bé đi bộ, đi xe đạp, chạy nhảy ngoài công viên hoặc chơi các trò chơi vận động trong nhà như cầu trượt, nhà bóng, khuyến khích bé giúp mẹ làm vài công việc nhà. Chẳng đứa trẻ nào còn chán ăn, lười ăn sau cả ngày vui chơi, vận động cả.

Bổ sung SỮA NON TỔ YẾN NESLAC vào thực đơn hàng ngày của trẻ

Bên cạnh đó, bố mẹ cần bổ sung ngay những sản phẩm sữa vừa giàu dinh dưỡng, chứa lượng vitamin D cao, vừa giúp bé có đủ năng lượng và giúp bảo vệ hệ tiêu hoá của bé như SỮA NON TỔ YẾN NESLAC bố mẹ nhé!

Sản phẩm có chứa Colostrum - dưỡng chất có chứa các protein có lợi cho sự phát triển của cơ thể như IGF, các loại axit béo có chuỗi dài, vitamin A, K cùng carbohydrates và các kháng thể có khả năng giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, các kháng thể như Immunoglobulin IgA, IGD, IGE…là những loại kháng thể hoàn toàn tự nhiên, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính và có tác dụng chống bệnh ung thư ngay từ khi còn nhỏ.

Ngoài ra, trong thành phần của sữa non có chứa Lactoferrin, hoạt động giống như một prebiotic kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacteria, Lactobacillus Acidophilus. giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng sữa non thường xuyên giúp hạn chế các bệnh về đường tiêu hoá, kích thích ăn uống ngon miệng và dễ hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hơn.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa non chứa hàm lượng canxi rất lớn, dễ hấp thụ hơn so với canxi trong sữa thông thường hay trong các thực phẩm khác. Vì vậy, trẻ từ 3 tuổi trở lên nên sử dụng các sản phẩm có chứa sữa non, sẽ giúp cải thiện được vóc dáng, chiều cao và cân nặng của trẻ.

—------------------------------

👉 Đặt mua ngay sản phẩm SỮA NON TỔ YẾN NESLAC chính hãng tại website: https://by.com.vn/cVdMyz

👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://by.com.vn/yrXxkY

—------------------------------

CÔNG TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION 

🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/

☎ Hotline: 0988352952