TRIỆU CHỨNG ĐAU LƯNG THƯỜNG XUYÊN CẢNH BÁO NHỮNG BỆNH LÝ NÀO?

Đau lưng là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều tỏ ra chủ quan và cho rằng đó là do hoạt động quá sức. Trên thực tế, hiện tượng đau lưng có thể là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, ai trong chúng ta cũng cần hiểu rõ về những triệu chứng đau lưng để phương án điều trị kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng đau lưng diễn ra thế nào?

Đau lưng là cảm giác đau nhức xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên mặt sau của cơ thể, kéo dài từ đỉnh đốt sống ngực đến đáy của đốt sống thắt lưng. Tình trạng này có thể không nghiêm trọng nếu do chấn thương phần mềm và thường hết trong khoảng vài ngày. 

20230303_F0ZNtt4ZFgkD3B1N.jpg

Triệu chứng đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, cụ thể:

- Đau lưng trên: Thường xảy ra từ cổ tới hết khung sườn, đặc biệt là ở đốt sống ngực T1 – T12. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và biến mất hoặc kéo dài dai dẳng, kèm theo các triệu chứng nóng rát, tê ngứa, yếu cơ…

- Đau lưng dưới: Xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên, chấn thương, hoạt động sai tư thế, chuyển động đột ngột, mang vác vật nặng, thừa cân, béo phì… Người bệnh phải chịu đựng các cơn đau lưng kèm cảm giác nóng buốt, căng tức khó chịu.

- Đau lưng giữa: Thường gặp ở mọi đối tượng. Người bệnh có các biểu hiện như đau lưng âm ỉ hay dữ dội, tê ngứa ở ngực hay tay, chân, tức ngực,…

- Đau lưng một bên: Cơn đau chỉ xuất hiện bên phải hoặc bên trái lưng. Đây có thể là dấu hiệu của sự sai lệch giữa các khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hay khớp hông. 


 

20230303_3viQFvexa7cgszm5.jpg

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các triệu chứng đau lưng khác như:

- Mọi cử động hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế đều khiến cơn đau lưng xuất hiện.

- Mức độ đau tăng dần khi vận động nhiều hoặc khi thay đổi thời tiết.

- Cơn đau có thể dữ dội trong thời gian ngắn hoặc kéo dài vài ngày, vài tuần.

- Ngoài cảm giác đau, nhiều trường hợp người bệnh còn có biểu hiện nhức buốt vùng thắt lưng.

- Viêm hoặc sưng ở lưng, sốt.

- Đau tê lan xuống hông, xuống chân.

- Tiểu tiện không tự chủ.


 

Dựa vào thời gian tồn tại của các triệu chứng, đau lưng được phân loại thành 3 cấp độ như sau:

- Đau lưng cấp tính kéo dài khoảng 6 tuần.

- Đau lưng bán cấp tính kéo dài từ 6 đến 12 tuần.

- Đau lưng mạn tính kéo dài hơn 12 tuần.

Người bệnh cần lưu ý, nếu cơn đau lưng liên tục kéo dài hoặc cơn đau lưng có kèm theo những biến chứng khác thì cần đi thăm khám sớm tại các bệnh viện lớn, có chuyên khoa Cơ xương khớp để các bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm và đưa ra phương án điều trị tận gốc.

Triệu chứng đau lưng cảnh báo bệnh lý gì?

Đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

20230303_O9mGemF9CVoBmC9D.jpg

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép rễ thần kinh, tạo ra cơn đau âm ỉ và tê bì vùng lưng hoặc hông của người bệnh. Cơn đau càng gia tăng khi người bệnh ho, hắt hơi, vận động quá sức.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Tình trạng này xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa, người bệnh thường  vùng lưng dưới liên tục, cơn đau tăng mỗi khi cúi người, vặn mình hoặc mang vác vật nặng.

Gai cột sống lưng

Khi cột sống mọc những gai xương chìa ra và cọ sát với những xương khác hoặc phần mềm xung quanh sẽ khiến người bệnh đau đớn. Cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân đứng lên di chuyển. Lâu ngày, cơn đau sẽ lan xuống hai bên chân hoặc dọc theo phần cột sống lưng. Trường hợp nghiệm trọng hơn có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động ở các vùng bị ảnh hưởng.

Đau dây thần kinh tọa

20230303_PrFKz3GELVKcJLzS.jpg

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, chạy từ tủy sống xuống hông và phía sau của chân, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Ngoài ra còn kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng ở khu vực bị đau.

Hẹp ống sống thắt lưng

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh làm xuất hiện những cơn đau dai dẳng, lan xuống chân, thâm chí là liệt hai chân.

Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên, gây ra triệu chứng đau lưng và cứng khớp.

Khối u cột sống

Nếu triệu chứng đau lưng xuất phát từ nguyên nhân khối u cột sống thì rất nguy hiểm. Khối u cột sống phát triển từ những mô bất thường ở trong ống cột sống hoặc xung quanh cột sống. Khối u này gây áp lực lên cột sống và tổn thương tủy sống, gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Bệnh cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tránh trường hợp khối u di căn đến nơi vị trí khác trong cơ thể.

Loãng xương

Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng khi xương của người bệnh đã suy yếu nghiêm trọng, các đốt sống thắt lưng có thể bị gãy xẹp và gây đau nhức lưng dữ dội.

Khi bị đau lưng cấp tính cần làm gì?

Khi xuất hiện cơn đau lưng cấp, người bệnh có thể thực hiện một số cách sau:

- Chườm nóng/ chườm lạnh lên vùng lưng bị đau

- Điều chỉnh tư thế vận động

- Sử dụng thuốc giảm đau lưng tạm thời

- Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho người bị đau lưng, đặc biệt là vitamin D và canxi

- Không uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích

- Massage

- Dành thời gian nghỉ ngơi

Những thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng đau lưng hiệu quả

Thực phẩm giàu Canxi

20230303_owCk1HNB93DtY2r1.jpg

Canxi là khoáng chất cần thiết giúp duy trì mật độ xương và giúp cho xương chắc khỏe. Bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh loãng xương và các bệnh lý về cột sống. Thực phẩm giàu canxi như là:

- Sữa và các chế phẩm từ sữa như là: Sữa chua, sữa hạt, pho mát,...

- Các loại rau có màu xanh đậm như: Cải xoăn, cải ngọt, các loại đậu,...

- Một số loại cá như là cá mòi, cá hồi, cá cơm,...

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bổ sung canxi sẽ không giúp cho xương chắc khỏe hoàn toàn, có không ít trường hợp vẫn bị loãng xương dù bổ sung canxi nhiều. Bổ sung canxi cần phải được cân bằng với các chất dinh dưỡng tổng hợp khác để giúp cho xương chắc khỏe. Thế nên, ngoài canxi thì bạn cần thiết bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

Protein thực vật

20230303_XLCTlxjzuWXxT7YO.jpg

Protein thực vật có nhiều trong các loại đậu hạt, việc ăn các loại protein có nguồn gốc thực vật càng nhiều càng tốt, nó giúp hỗ trợ làm giảm viêm, giảm sưng đau, ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống phát triển theo chiều hướng xấu.

Ngược lại, bạn nên tránh ăn nhiều protein từ động vật như là thịt bò, thịt lợn,... có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn.

Protein động vật

Không phải loại protein động vật nào cũng xấu với bệnh đau cột sống lưng. Bạn nên ăn protein động vật từ các loại thịt nạc, ít mỡ với một lượng vừa phải để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh thiếu hụt protein cho cơ thể.

20230220_goNQL2PUCGPC0gKi.jpg

Một số loại thịt phù hợp cho người bị thoái hóa cột sống đó là:

- Thịt ức gà.

- Thịt nạc heo.

- Thịt vịt.

- Thịt cừu.

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 rất tốt cho cơ thể và não, nó giúp bạn tránh khỏi nhiều bệnh tật như đột quỵ, viêm khớp dạng thấp. Loại axit béo có lợi này còn giúp thúc đẩy cho sự phát triển của xương và mô, đồng thời có tác dụng kháng viêm. Omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm như là các loại hạt, sữa chua, dầu và đặc biệt là trong các loại cá béo.

20230220_u82fyGktjRXqKCJd.jpg

Cá béo chứa hàm lượng lớn chất Omega 3 và cả nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể như là vitamin D, B12. Các dưỡng chất này có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho sự phục hồi của hệ cơ xương khớp và đĩa đệm bị tổn thương. Bạn nên bổ sung cá từ 3 - 4 lần/ tuần như:

- Cá hồi.

- Cá ngừ.

- Cá thu.

- Cá mòi.

- Cá cơm.

Rau xanh

20230303_iLcPclRHgl32vhnh.jpg

Rau xanh là một nguồn thực phẩm rất tốt, rau xanh chứa rất nhiều vitamin K, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng viêm, loãng xương và bệnh lý thoái hóa. Một số loại rau nên có trong bữa ăn hàng ngày như là rau bina, cải xoăn, bắp cải.

Các loại ngũ cốc

20230303_kL4g2jbmPufIAsLC.jpg

Ngũ cốc là một nguồn thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng, đồng thời nó cũng giàu chất xơ, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và các vấn đề ở cột sống. Các loại ngũ cốc bạn nên sử dụng như là:

- Yến mạch.

- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.

- Hạt diêm mạch.

- Các loại đậu.

- Quả óc chó.

Quả bơ

20230303_ZaGPpjx1hTZQMqKe.jpg

Không thể phủ nhận được công dụng tuyệt vời của quả bơ. Bơ có chứa nhiều chất béo tốt, chất xơ, kali,... và những chất rất tốt cho cột sống. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý, dù là chất béo tốt hay không, thì bơ vẫn là thực phẩm béo, hãy sử dụng nó một cách khoa học để phát huy hết công dụng của nó. Quả bơ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như là sinh tố, salad trộn, bánh mì bơ,...

Collagen

20230303_mzWVRZeKNl3JQP8Y.jpg

Thực phẩm giàu collagen sẽ giúp cho cơ thể sản sinh các chất collagen và axit amin cần thiết để chống lão hóa. Không những thế, collagen còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, giúp giảm đau đối với thoái hóa khớp ở người lớn tuổi, tăng cường tính linh hoạt của khớp và quá trình tạo xương. Một số loại thực phẩm giúp cho cơ thể chuyển hóa collagen tốt như là:

- Thịt gà.

- Trứng gà.

- Trái cây có múi như là cam, chanh, bưởi,...

- Cá hồi.

- Rau có màu xanh đậm.

Vitamin C

Vitamin C có nhiều trong một số loại thực phẩm như là ổi, ớt chuông, dâu, cam, cà chua... Vitamin này giúp hỗ trợ quá trình tạo sợi collagen trong sụn khớp, nó cũng là chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và thúc đẩy các phản ứng sinh hóa tốt cho xương. Vitamin C tan trong nước và cơ thể chúng ta không tự tạo được nên cần bổ sung vitamin C để tránh thiếu hụt.

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi trong xương. Có thể bổ sung vitamin bằng nhiều cách như tắm nắng (trong khoảng thời gian trước 8h sáng và sau 15h). Hoặc ăn các loại thực phẩm có nhiều vitamin D như là thịt, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa. Bổ sung vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thụ canxi.

Vitamin K2

20230303_E8KOXBkzUrhcWcmp.jpg

Có nhiều loại vitamin K, trong đó vitamin K2 là loại cần thiết nhất cho xương. Vitamin này được tạo ra bởi hệ vi khuẩn có ích trong ruột và có trong các thực phẩm như là phô mai, sữa chua, đậu nành lên men.

Vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Đặc biệt, phụ nữ nên bổ sung vitamin B12 thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm như là thịt bò, nghêu, cá ngừ, cá hồi, trứng, sữa....

Magie

Các loại thực phẩm chứa nhiều magie như là quả bơ, các loại hạt, đậu đen, đậu phụ, chuối, socola đen, rau lá xanh,... Đây là một loại khoáng chất quan trọng giúp chống oxy hóa, ngăn chặn cholesterol xấu và hỗ trợ giảm viêm tốt.

Sắt

Sắt là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, cơ thể cần sắt để tạo ra tế bào hồng cầu, sắt cũng giúp cho cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy. Sắt có nhiều trong thịt, cá, quả sung, bông cải xanh, đậu nành, cải xoăn, rau bina, các loại hạt,...

Glucosamin

20230303_SqwKY7l9OLlkLL94.jpg

Glucosamine là một chất quan trọng trong cơ thể người, nó giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên phần mô sụn trong cơ thể và các chất khác liên quan tới việc tạo gân, dây chằng, lớp dịch nhầy ở khớp. Theo tuổi tác, lượng Glucosamine trong cơ thể sẽ giảm đi.

Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng có glucosamine giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm bổ sung nào.


 

Đặc biệt, nếu các triệu chứng đau lưng không được cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp trên hoặc cơn đau lưng phát sinh do chấn thương, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp ngay để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời, rất có thể, cơn đau lưng của bạn là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào khác.


 

Để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất, bạn không chỉ cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hàng ngày mà còn phải lưu tâm tới chế độ dinh dưỡng. Nếu bạn quá bận rộn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những bữa ăn nhanh chóng, đơn giản hơn nhưng lại đầy đủ dưỡng chất, đó là SỮA NON TỔ YẾN NESLAC!

20230303_ejuR05Sl59nVA5eY.png

✅ Sản phẩm có chứa Colostrum - dưỡng chất có chứa các protein có lợi cho sự phát triển của cơ thể như IGF, các loại axit béo có chuỗi dài, vitamin A, K cùng carbohydrates và các kháng thể có khả năng giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, các kháng thể như Immunoglobulin IgA, IGD, IGE…là những loại kháng thể hoàn toàn tự nhiên, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính và có tác dụng chống bệnh ung thư ngay từ khi còn nhỏ.

✅ Ngoài ra, trong thành phần của sữa non có chứa Lactoferrin, hoạt động giống như một prebiotic kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacteria, Lactobacillus Acidophilus. giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng sữa non thường xuyên giúp hạn chế các bệnh về đường tiêu hoá, kích thích ăn uống ngon miệng và dễ hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hơn.

✅ Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa non chứa hàm lượng canxi rất lớn, dễ hấp thụ hơn so với canxi trong sữa thông thường hay trong các thực phẩm khác. Vì vậy, trẻ từ 3 tuổi trở lên nên sử dụng các sản phẩm có chứa sữa non, sẽ giúp cải thiện được vóc dáng, chiều cao và cân nặng của trẻ.

—------------------------------

👉 Đặt mua ngay sản phẩm SỮA NON TỔ YẾN NESLAC chính hãng tại website: https://by.com.vn/cVdMyz

👉 Tham khảo các dòng sản phẩm của chúng tôi tại: https://by.com.vn/yrXxkY

—------------------------------

CÔNG TNHH Y TẾ ASIA - ASIA NUTRITION

🌎 Website: https://asiasuckhoevang.vn/

☎ Hotline: 0988352952