Vì sao người già ăn ít và cách khắc phục hiệu quả?

Người già do hệ tiêu hóa kém, giảm vị giác, khứu giác nên thường cảm thấy không ngon miệng và chỉ ăn với một lượng rất nhỏ. Vậy khi người già ăn ít chúng ta cần khắc phục như thế nào?

 

Tại sao người già ăn ít là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay

Tại sao người già ăn ít là vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay

 

1. Tại sao người già ăn ít và cách khắc phục hiệu quả?


Người già chán ăn có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm chức năng ở người già.


1.1. Suy giảm khả năng khứu giác và vị giác


Việc suy giảm khứu giác và vị giác ở người già khiến họ khó có thể cảm nhận được thức ăn và mùi vị. Họ không nhận biết được thức ăn có ngon hay không hay món ăn đó có hợp khẩu vị hay không? Tình trạng này kéo dài khiến người già mất dần hứng thú với việc bổ sung dinh dưỡng bằng con đường ăn uống.


Để khắc phục và tăng vị giác cho người cao tuổi thì người thân trong gia đình có thể giúp đỡ và áp dụng một số biện pháp sau đây:

 

  • Thay đổi thường xuyên các công thức nấu ăn.
  • Thay thế gia vị thông thường trong nhà bếp bằng các loại thảo dược để tăng thêm hương vị, nhưng nên hạn chế đường và muối vì chúng không tốt cho sức khỏe người già.
  • Bổ sung các loại hương vị, thực phẩm mới để giúp cho món ăn thêm hấp dẫn.

 

1.2. Giảm khả năng thị giác


Màu sắc, hình dạng, cách trình bày món ăn có tác động rất lớn đến việc kích thích khả năng ăn uống và dung nạp thức ăn. Tuy nhiên, ở người già thường xuyên mắc các bệnh lý về mắt, làm giảm thị lực như: Đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt, glocom… khiến khả năng nhìn bị hạn chế. Tình trạng này cũng khiến khả năng cảm nhận món ăn của người già bị suy giảm, dẫn đến tình trạng chán ăn kéo dài.


Để tăng thị giác cho người già, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Đa dạng màu sắc của thực phẩm trên đĩa ăn.
  • Sắp xếp thực phẩm ra các khay, đĩa nhỏ để dễ dàng phân biệt và cảm nhận. Những món ăn chính nên để một màu sắc nhất định và phối hợp thêm các món ăn khác như salad với màu sắc đa dạng như cà rốt, cà chua, các loại rau xanh…
  • Thường xuyên thay đổi cách trình bày món ăn.

 

1.3. Vấn đề răng miệng


Một đáp án câu hỏi tại sao người già ăn ít  chính là do hoạt động nhau bị suy yếu dần khiến răng bị mòn, sứt mẻ, yếu và dễ gãy,.... Những nguyên nhân này làm ảnh hưởng đến quá trình nhai và tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, nhiều người già gặp phải tình trạng răng lung lay, viêm lợi, mưng mủ khiến tâm lý ngại nhai thức ăn.


Đặc biệt, nhiều người còn sử dụng răng giả và không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm lợi và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác. Tình trạng này diễn biến kéo dài càng khiến người già chán ăn hơn.

 

Các vấn đề liên quan đến răng miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống ở người già cần được khắc phục bằng một số biện pháp như sau:

  • Thăm khám bác sĩ nha khoa thường xuyên định kỳ để kiểm tra và điều trị các bệnh lý răng miệng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như đậu phụ, trứng, cá ngừ…
  • Thực phẩm nên được thái nhỏ, băm nhuyễn giúp dễ nhai nuốt.
  • Nấu chín nhừ thức ăn.
  • Sử dụng nước ép hoa quả, hạn chế sử dụng hoa quả tươi.

Trường hợp khó nhai nuốt có thể bổ sung bằng cách ăn cháo, soup, canh hoặc thực phẩm lỏng bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho người cao tuổi như sử dụng sữa Sure Asia Gold với bộ tứ dưỡng chất IgG - Collagen - Cucurmin - Isomailt cùng hơn 30 loại khoáng chất thiết yếu.

 

1.4. Tác dụng phụ của một số thuốc


Một số thuốc điều trị bệnh có thể để lại tác dụng phụ, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến người già ăn ít như:

  • Thuốc điều trị các bệnh mạn tính như thoái hóa khớp, gout, tăng mỡ máu, bệnh đường tiêu hóa (dạ dày, táo bón). Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn ở người cao tuổi
  • Thuốc giảm mỡ máu: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm tăng men gan và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Các thuốc trị bệnh tim mạch, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc trị cảm cũn… làm giảm cảm giác trong quá trình ăn uống.
  • Nếu các tác dụng phụ này kéo dài cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh hoặc thay đổi loại thuốc, điều chỉnh tình trạng chán ăn ở người cao tuổi.

 

Tình trạng táo bón gây ra tình trạng ăn ít ở người già

Tình trạng táo bón gây ra tình trạng ăn ít ở người già

 

1.5. Táo bón

Đây là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở người già do nhiều nguyên nhân khác như: chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước, hạn chế vận động làm giảm nhu động ruột hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Tình trạng táo bón kéo dài ở người già có thể gây cảm giác đầy bụng, khó chịu và chán ăn.
Nhiều nguyên cứu đã chỉ ra rằng, táo bón có thể làm giảm cảm giác thèm ăn ở người già với tỷ lệ 30-40% người già sống với gia đình và 50% với người già sống trong viện, trại dưỡng lão.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng táo bón và chán ăn thì cần kết hợp nhiều biện pháp như:

  • Bổ sung các loại thực phẩm như hoa quả, ngũ cốc và các loại rau xanh. 
  • Uống đủ nước hàng ngày, đặc biệt sau bữa ăn để tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
  • Làm ẩm thức ăn với những loại nước sốt, hạn chế tình trạng khô miệng.
  • Tăng cường vận động với các môn thể thao lành mạnh, mức độ nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga…
  • Chỉ sử dụng thuốc điều trị khi cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, người già cũng không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng vì có thể khiến tình trạng táo bón trở lên nghiêm trọng hơn như đầy hơi, chướng bụng, mất cân bằng điện giải, chảy máu trực tràng…


1.6. Luôn có cảm giác no


Người bệnh luôn có cảm giác no, chán ăn là một trong những dấu hiệu điển hình các bệnh đường tiêu hóa hay gặp ở người già như: đầy hơi, khó tiêu, loét dạ dày, bệnh gan, hội chứng ruột kích thích…Bên cạnh đó, tình trạng này cũng thường gặp ở người già ít vận động nên cảm thấy no lâu hơn.

Tình trạng luôn cảm thấy no khiến người già có tâm lý không muốn ăn, làm thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, người gia cần thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý, vận động thường xuyên để giúp cơ thể tiêu hóa ổn định hơn.


1.7. Ăn một mình


Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi ăn một mình sẽ giảm khả năng ăn uống nhiều hơn. Tình trạng này càng trở lên nghiêm trọng ở người già. Vì thế, một bữa ăn khi có đầy đủ các thành viên trong gia đình và sự chia sẻ động viên từ con cái sẽ giúp người già cảm thấy hưng phấn, muốn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. Nhờ đó, tình trạng chán ăn ở người già được cải thiện đáng kể.


1.8. Trầm cảm


Bệnh trầm cảm khiến cho người già có tâm lý chán ăn, buồn rầu do không nhận được sự quan tâm đầy đủ. Ngoài các triệu chứng mất tập trung, suy giảm thị lực thì triệu chứng chán ăn là một trong số những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh trầm cảm ở người già.


Vì thế, cần tiến hành kết hợp với nhiều biện pháp điều trị như thăm khám, chẩn đoán bệnh, nhập viện điều trị nếu cần thiết, chăm sóc tâm lý, tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Ngoài ra, cần đảm bảo một thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng – đáp ứng các nhu cầu sức khỏe của cơ thể để tăng thêm sức đề kháng.

 

1.9. Rối loạn giấc ngủ


Ngủ không ngon giấc, khó đi vào mất ngủ gây mất ngủ có thể khiến có thể người già bị suy nhược nghiêm trọng gây ra các triệu chứng tâm lý chán ăn ở người lớn.
Theo đó, cần điều chỉnh, nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách xây dựng lối sống khỏe mạnh thông qua các biện pháp như:

 

  • Xây dựng, duy trì các hoạt động thể chất như yoga, đi bộ và đạp xe.
  • Sử dụng trà thảo dược, thực phẩm chức năng, món ăn dinh dưỡng giúp ngủ ngon.
  • Sử dụng các thực phẩm tốt cho giấc ngủ: sữa và các chế phẩm từ sữa, nước ép trái cây và ngũ cốc nguyên hạt…

Ăn ít, thiếu dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người già

Ăn ít, thiếu dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người già

 

2. Ăn ít ảnh hưởng đến giấc ngủ của người già như thế nào?


Khi già đi, sức khỏe suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm suy giảm năng lượng, ảnh hưởng đến các hoạt động sống trong cơ thể. Bên cạnh đó, tình trạng chán ăn còn khiến cơ thể người già bị thiếu hụt vô vàn các chất dinh dưỡng quan trọng để tăng sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa bệnh tật.
Bên cạnh đó, việc thiếu các chất dinh dưỡng cũng khiến các chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là hệ tim mạch, hô hấp và tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính, chuyển hóa ở người già.

Xem thêm: Người già nên uống gì để phục hồi sức khỏe nhanh chóng?

 

3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng ở người già


Bạn có thể nhận biết các dấu hiệu chán ăn ở người cao tuổi thông qua các triệu chứng lâm sàng giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe  như sau:

  • Người già cảm thấy mất vị giác, ăn không ngon miệng, ăn chỉ một lượng nhỏ.
  • Giảm cân đáng kể từ 5%- 10% cân nặng trong khoảng thời gian từ 6 tháng - 1 năm
  • Miệng khô, da xanh xao, da khô, nhợt nhạt, môi bị bị lở loét, móng tay, móng chân dễ gãy và tóc rụng nhiều.
  • Rối loạn tiêu hóa táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài phân rắn, lỏng thất thường…
  • Mệt mỏi liên tục, chóng mặt và thường xuyên xuất hiện các cơn ngất xỉu.
  • Suy giảm trí nhớ, tâm lý thay đổi, thường xuyên cáu gắt.

Đặc biệt, với những người cao tuổi có các bệnh lý như tim mạch, xương khớp, viêm gan, hen suyễn… thì mức độ bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế khi thấy họ xuất hiện các triệu chứng trên thì hãy chủ động đưa họ đến thăm khám tại cơ sở y tế để có được hướng điều trị phù hợp.
Hi vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu được vì sao người già thường ăn ít và cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với Asi Nutrition để được tư vấn và xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, đảm bảo cho sức khỏe người già.

"Chọn mua ngay sữa cho người già tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"