Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả và cách phòng ngừa bệnh

Bệnh tiểu đường được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng bởi các biến chứng bệnh diễn ra âm thầm và không có triệu chứng báo hiệu cụ thể. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhằm giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Điều trị bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Điều trị bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

 

1. Điều trị bệnh tiểu đường có thể khỏi hoàn toàn không và hướng điều trị thế nào đạt hiệu quả?


Bệnh tiểu đường là căn bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm lên các cơ quan thần kinh, mắt, xương khớp,.... nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh thường có triệu chứng báo hiệu như lượng đường trong máu tăng cao, uống nhiều nước, khát nước, đi tiểu nhiều, đói nhiều. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh kết hợp với việc điều trị có thể giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm và nâng cao sức khỏe tuổi thọ.


1.1. Bệnh tiểu đường có thể điều trị duy trì mức đường huyết ổn định


Lượng đường trong máu tăng cao khiến người mắc bệnh tiểu đường tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu là biện pháp điều trị bệnh hiệu quả được nhiều bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu bạn có thể áp dụng:

 

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Người mắc bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để kiểm soát tốt đường huyết và tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất, tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
  • Thực hiện chế độ vận động nhẹ nhàng: Người mắc bệnh tiểu tiểu đường nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động thường xuyên để cơ thể lưu thông máu tốt. Một số môn thể thao có thể thực hiện như: đi bộ nhanh, đạp xe, thực hiện các bài tập nâng toàn thân, nhảy dây, lên xuống cầu thang, làm việc nhà,...

 

1.2. Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả ở bệnh nhân Tuýp 1 và Tuýp 2


Ở bệnh tiểu đường type 1, các tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy nên không thể tiết được insulin cho cơ thể. Trong trường hợp này, người bệnh cần phải điều trị bằng cách tiêm insulin.
Ở bệnh tiểu đường type 2, hiện tượng thiếu insulin do 3 bất thường giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan. Vì thế, việc điều trị bệnh tiểu đường cần phải có sự kết hợp của các loại thuốc như nhóm thuốc hạ đường huyết, giúp cơ thể sản xuất insulin, giảm tình trạng kháng insulin, đồng thời ngăn ngừa hấp thụ carbohydrate ở ruột. 

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

 

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

 

>> Xem thêm: Tiểu đường là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách phòng ngừa.

 

2. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả


Để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thì việc phòng ngừa bệnh là phương pháp hữu hiệu nhất. Bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

 

2.1. Thực hiện chế độ ăn low-carb phòng bệnh tiểu đường


Có rất nhiều chế độ ăn kiêng giảm cân nhưng chế độ ăn kiêng low-carb được nghiên cứu là có tác dụng giúp giảm đường huyết, insulin, tăng độ nhạy và giảm thiểu nhiều nguy cơ gây bệnh khác.
Đặc biệt, khi bạn giảm thiểu được lượng carb tiêu thụ, lượng đường trong máu sẽ không tăng cao sau ăn, do đó cơ thể sẽ lấy insulin để duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

 

2.2.Phòng bệnh tiểu đường bằng cách chia ra các phần ăn nhỏ


Bạn nên tránh các khẩu phần ăn lớn để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhất là khi bạn có chỉ số BMI cao, thừa cân béo phì. Khi ăn nhiều quá mức một lúc làm cho đường huyết trở nên khó kiểm soát, đồng thời lượng insulin tăng cao. Vì thế, bạn nên chia thành các bữa ăn nhỏ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này.

 

2.3. Phòng bệnh tiểu đường bằng chất xơ


Chất xơ không chỉ có tác dụng kiểm soát cân nặng mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người cao tuổi, người béo phì, tiền tiểu đường khi thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ giúp kiểm soát đường huyết, insulin ở mức thấp và ổn định.


2.4. Tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn


Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì bạn cần tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, vì chúng có chứa nhiều chất gây bệnh béo phì và tiểu đường.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh giảm đến 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 

2.5. Phòng bệnh tiểu đường nhờ nước lọc


Uống đủ nước là cách để cơ thể đào thải các độc tố, đặc biệt chúng cũng giúp bạn giảm thiểu việc sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều chất bảo quản, đường và các thành phần khác như soda, cocktail.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, các loại đồ uống nhân tạo, nước trái cây nhân tạo đều không có tác dụng phòng ngừa tiểu đường. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước lọc lại có tác dụng kiểm soát đường huyết và tăng độ nhạy insulin.

 

2.6. Phòng bệnh tiểu đường bằng cà phê hoặc trà


Ngoài nước, trà và cà phê cũng có tác dụng giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường. Trong thành phần của chúng có chất chống oxy hóa là polyphenol có thể giúp cơ thể bảo vệ và phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa chính là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là có tác dụng giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.

 

2.7. Tập thể dục giúp phòng bệnh tiểu đường


Tập luyện thể lực, rèn luyện thể thao có tác dụng giúp các tế bào của cơ thể nhạy cảm hơn với insulin, đồng thời cơ thể cũng sẽ cần ít insulin hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu ổn định. Bên cạnh đó, việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp cải thiện chức năng của insulin nếu bệnh nhân đốt một lượng calo lớn từ chế độ luyện tập.


Bạn có thể tham khảo và thực hiện các bài tập như aerobic, tập thể hình cường độ cao, rèn luyện cơ bắp,.... chúng đều được chứng minh là có khả năng cân bằng đường huyết, giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân và tiền tiểu đường. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các môn thể thao mình ưa thích và thực hiện thường xuyên để phòng bệnh tiểu đường tốt nhất.

 

2.8. Thay đổi lối sống bằng cách vận động nhiều hơn


Lối sống ít vận động, ít hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đến 91%. Bạn có thể thực hiện thay đổi lối sống bằng cách đi bộ trong vài phút mỗi giờ, thay vì đi thang máy thì bạn nên đi bộ.

 

2.9. Giảm cân


Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 là những người bị béo phì. Bên cạnh đó, những người bị tiền tiểu đường thường có mỡ thừa ở vùng bụng quanh các cơ quan nội tạng. Chất béo nội tạng này tăng nguy cơ viêm nhiễm, kháng insulin, tăng nguy cơ mắc tiểu đường.


Việc giảm thiểu cân nặng, duy trì mức BMI hợp lý có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Bạn có thể thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh như chế độ ăn Địa Trung Hải, paleo ăn chay, chế độ ăn kiêng,....

 

2.10. Tránh xa thuốc lá


Thuốc lá không chỉ gây bệnh tim mạch, ung thư phổi, tuyến tiền liệt mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tới 44%. Bên cạnh đó, những người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 rất lớn.


2.11. Bổ sung vitamin D để phòng tránh tiểu đường


Vitamin D không chỉ quan trọng với cơ thể mà còn có tác dụng kiểm soát đường huyết rất tốt. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

Các chuyên gia sức khỏe đã khuyến cáo, hàm lượng vitamin D trong máu nên được duy trì ở mức 30 ng/ml (75 nmol/l). Theo đó, những người có hàm lượng vitamin D trong máu đạt tiêu chuẩn sẽ giảm nguy cơ mắc tiểu đường tới 43%. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D, tiếp xúc ánh nắng mặt trời hoặc bổ sung từ các loại thực phẩm chức năng.

 

Các loại sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Nutri

 

Các loại sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Nutri

 

>> Xem thêm: Người bênh tiểu đường nên ăn loại thịt gì có ích cho sức khoẻ?

 

Ngoài các biện pháp trên, việc sử dụng các loại thảo dược và khoáng chất giúp cơ thể tăng độ nhạy tế bào với insulin, đồng thời giảm khả năng tiến triển của bệnh tiểu đường như nghệ, berberine,... Nghệ là một dược chất có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, được sử dụng ở Ấn Độ trong nhiều năm như là một loại dược liệu. Chúng có tác dụng chống viêm khớp, giảm các triệu chứng viêm ở người tiền tiểu đường. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bằng chứng cho thấy, nghệ có thể giảm tình trạng kháng insulin và giảm nguy cơ tiến triển bệnh.


Qua những thông tin trong bài viết trên, chúng ta có thể thấy, một chế độ ăn lành mạnh, duy trì lối sống phù hợp và thường xuyên rèn luyện thể lực sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết và hàm lượng insulin ở mức độ cân bằng, phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.


Hiện nay, tại Asia Nutri có các dòng sữa dành cho người bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường. Sản phẩm sữa được bổ sung các dưỡng chất tốt giúp cân bằng đường huyết, giảm tình trạng kháng insulin, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường rất tốt như tinh chất nano Curcumin, đường Isomailt, vitamin D, Chất xơ hòa tan FOS, chất chống oxy hóa cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác nên được rất nhiều chuyên gia y tế và bác sĩ khuyên dùng. Để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về các dòng sản phẩm, bạn hãy truy cập trang Asia Sức khỏe vàng hoặc có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

 

"Chọn mua ngay sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"