- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Tổ yến là một trong 8 loại thực phẩm đặc biệt giàu dưỡng chất và có giá khá cao. Tổ yến thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ mang thai, người già ốm yếu cần phục hồi sức khỏe và trẻ em biếng ăn chậm lớn. Vậy còn người bệnh tiểu đường thì sao, “ tiểu đường có được ăn yến không? và nên dùng loại nào?” Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
Người bị tiểu đường có ăn được tổ yến không là câu hỏi chung của rất nhiều người
Click mục để xem nhanh nội dung chính [hide]
1. Những tác dụng tuyệt vời từ yến tới sức khỏe người bệnh tiểu đường
1.2 Ngăn ngừa tình trạng kháng insulin của cơ thể
1.3 Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
1.4 Giúp vết thương nhanh lành
1.5 Tăng cường sức đề kháng hiệu quả
2. Người tiểu đường nên dùng loại tổ yến nào phù hợp
2.1 Lưu ý khi sử dụng những chế phẩm từ yến chứa đường
Như các bạn đã biết, tổ yến được làm từ nước dãi của chim yến, không chứa đường, không chứa chất béo nên người tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng yến mỗi ngày mà không lo ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, tổ yến có hàm lượng protein rất cao (chiếm tới 50-60%), cùng hơn 18 loại acid amin và 31 nguyên tố vi lượng và khoáng chất như: Ca, Mg, Zn, Fe… cung cấp cho người bệnh nguồn dinh dưỡng đầy đủ để phòng ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra.
5 công dụng tuyệt vời của tổ yến với người tiểu đường
Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời mà yến sào mang lại cho sức khỏe người bệnh tiểu đường mà bạn không thể bỏ qua:
2 loại axit amin có trong tổ yến là isoleucine và leucine, có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, tránh tình trạng gia tăng chỉ số đường huyết đột ngột sau khi ăn.
Bên cạnh đó, chất phenylalanine giúp quá trình hình thành hemoglobin (một hoạt chất có công dụng giúp vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể) nhanh chóng, giúp tăng lượng tế bào hồng cầu và bổ máu. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng tổ yến thường xuyên để tăng cường sức khỏe và ổn định đường huyết.
Ăn yến sào thường xuyên giúp người bệnh phục hồi sức khỏe mà không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết
Tổ yến có khả năng ngăn ngừa tình trạng cơ thể kháng insulin, điều này đã được kiểm chứng và đăng trên trang NCBI – trung tâm Y khoa Quốc gia hàng đầu Hoa Kỳ. Do đó, tổ yến ngoài tác dụng giúp tạo năng lượng cho cơ thể còn phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường rất tuyệt vời.
Do người tiểu đường phải tuân thủ chế độ kiêng khem nghiêm ngặt và khắt khe, nên dễ khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Nếu kiêng khem trong thời gian dài cơ thể sẽ mệt mỏi, suy nhược và làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Mặt khác, trong tổ yến chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như Thyroxine, epinephrine, norepinephrine và dopamine, có tác dụng tái tạo các tế bào mới, cải thiện tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Do đó, tổ yến chính là nguồn cung cấp dưỡng chất cho người bệnh tiểu đường đầy đủ mà không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong cơ thể.
Tình trạng viêm nhiễm ở người tiểu đường dễ gặp hơn so với người bình thường và khả năng phục hồi vết thương cũng lâu hơn. Thế nên, trong yến sào có thành phần hoạt chất Tyrosine, có tác dụng tái tạo tế bào sẹo để nhanh lành vết thương và kích thích sản sinh huyết tương để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Ngoài ra, một số axit amin khác như Acid Aspartic, Proline, Valine cũng tham gia vào quá trình phục hồi các tế bào và mô tế bào bị tổn thương. Thế nên, yến sào được ví như kháng sinh tự nhiên quý giá chống nhiễm trùng và nhanh phục hồi các vết thương hiệu quả.
2 loại axit amin là Serine, Alanine có trong yến sào không chỉ có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, 2 loại hoạt chất này cũng góp phần hạn chế được tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, vết thương hở thường gặp ở người tiểu đường.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể bổ sung tổ yến vào thực đơn hàng ngày của mình để giúp thai nhi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà mẹ vẫn kiểm soát được tình trạng bệnh của mình.
Từ những công dụng tuyệt vời của tổ yến mang lại ở trên, sẽ giúp người bị tiểu đường an tâm hơn khi sử dụng tổ yến thường xuyên. Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết rằng khả năng kéo dài tuổi thọ và khỏe mạnh của người tiểu đường sử dụng tổ yến cao gấp 2 lần so với người không sử dụng. Vì thế, người bệnh hãy thêm ngay món ăn bổ dưỡng này vào khẩu phần ăn của mình.
Yến chưng kỉ tử một bài thuốc dân gian hiệu nghiệm cho người già cần phục hồi sức khỏe
>> Xem ngay: Yến sào là gì thành phần công dụng ra sao? Loại yến nào tốt nhất?
Theo các chuyên gia, yến sào là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và được xếp vào là món cao lương mỹ vị quý giá, không những không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết mà còn giúp để bồi bổ, nâng cao sức khỏe rất tốt. Mặc dù yến sào mang lại rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe, tuy nhiên cách sử dụng giữa người bình thường và người tiểu đường có có sự khác biệt rất lớn. Vì thế, người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng loại thực phẩm này và tốt nhất người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Nước yến chế biến sẵn là một trong những chế phẩm từ yến không còn xa lạ.. Đối với người bệnh tiểu đường thì đường là một kẻ thù rất lớn vì thế khi sử dụng các chế phẩm từ Yến có chứa đường cần lưu ý một số điều sau:
- Nước yến chế biến sẵn hàm lượng yến rất thấp và hàm lượng nước và đường cao nên hạn chế sử dụng loại này.Nếu có thể thay vì sử dụng đường thông thường, hãy lựa chọn các loại sản phẩm yến chưng với đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường.
- Kiểm tra thông tin về thành phần của sản phẩm cẩn thận, để chắc chắn rằng hàm lượng đường có trong các sản phẩm yến phù hợp.
- Mặc dù các chế phẩm từ yến có nhiều thành phần có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng người bệnh cũng cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đảm bảo cho sức khỏe tốt nhất.
- Thể trạng và tình hình bệnh của mỗi người là khác nhau, và các thành phần trong mỗi loại nước yến cũng khác nhau. Chính vì thế, người bệnh không được lạm dụng sử dụng quá nhiều. Nó không những không tốt cho sức khỏe người bệnh mà còn dễ khiến bệnh tình nặng hơn khi sử dụng sai cách.
- Thời điểm sử dụng lý tưởng đó là trước bữa sáng 30 phút và trước khi đi ngủ 1h đồng hồ.
Cháo tổ yến gạo mầm món ngon bổ dưỡng cho người bệnh phục hồi sức khỏe
Cháo tổ yến là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích, dễ ăn, dễ chế biến lại rất tốt cho cơ thể bồi bổ sức khỏe , đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng như trẻ em biếng ăn, người già ốm yếu, người lao động suy nhược, người bệnh cần phục hồi sức khỏe thì cháo tổ yến chính là lựa chọn cho bữa ăn hoàn hảo.
Đối với người tiểu đường, việc ăn uống thường khó khăn và không ngon miệng. Bên cạnh đó, do chế độ ăn kiêng quá khắt khe dễ khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi. Chính vì thế cháo tổ yến rất thích hợp để người bệnh bồi bổ sức khỏe.
Bí quyết nấu cháo tổ yến thơm ngon bổ dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Nguyên liệu: Gạo lứt hoặc mầm gạo , tổ yến đã tinh chế, thịt ức gà, nước lọc, dầu ăn, rượu trắng, gia vị, hành mùi, tiêu.
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch và để ráo nước, sau đó cho vào rang sơ để khi nấu gạo sẽ nở đều có mùi thơm ngon.
- Cho một ít dầu ăn vào chảo phi thơm hành củ, sau đó cho thịt gà đã xé vào xào cùng, nêm nếm một chút gia vị cho thịt được đậm đà.
- Tổ yến sau khi đã được tinh chế (nhặt sạch lông yến còn sót lại), đem đi chưng cách thủy trong khoảng 15-20 phút. Lưu ý, khi chưng nên chưng nên chưng nhỏ lửa, đựng trong tô sứ và đậy kín nắp.
- Cho gạo và nước vào nồi đun lửa vừa. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm hạt sen vào hầm cùng cháo để tăng hương vị món ăn. Chờ đến khi hạt gạo nở bung đều và nhừ như ý thích, thì bạn cho thịt gà đã xào chín và yến vào đun thêm khoảng 5-10 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát và cho thêm hành mùi rau thơm tùy thích. Nên ăn khi còn nóng.
Cháo tổ yến là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, thích hợp cho bữa sáng hoặc các bữa phụ. Lưu ý, nên sử dụng món ăn này trước hoặc sau khi sử dụng thuốc tây 2h đồng hồ.
Yến chưng đường phèn là một trong những cách chế biến đơn giản nhất để giữ được trọn vẹn các dưỡng chất của yến. Tuy nhiên, với người tiểu đường thì cách chế biến này không phù hợp. Bởi đường phèn sẽ làm chỉ số đường huyết trong máu gia tăng đột ngột, khiến người bệnh khó kiểm soát đường huyết và làm bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể chế biến yến sào bằng cách chưng yến với đường chuyên biệt isomalt - loại đường dành cho người bệnh ăn kiêng.
Yến chưng đường Isomalt Asia Nest (20% tổ yến)
>> Có thể bạn quan tâm: Yến chưng có dùng cho người tiểu đường được không?
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “tiểu đường có ăn được yến không?” Tuy nhiên, để tốt cho sức khỏe người bệnh ngoài việc tham khảo ý kiến bác sĩ trong cách chế biến và lựa chọn loại yến phù hợp, thì người tiểu đường cũng cần tuân thủ chế độ ăn kiêng khoa học và kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nếu bạn còn câu hỏi nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp ngay nhé!
"Chọn mua ngay sữa tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"
Như các bạn đã biết tổ yến được làm từ nước dãi của chim yến, không chứa đường, không chứa chất béo