Ăn dặm đúng cách: Khi nào tăng thô cho bé

Trong quá trình ăn dặm thì việc tăng thức ăn thô cho bé là điều rất quan trọng để giúp con phát triển phản xạ nhai và nuốt. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết thời điểm cho bé ăn thô theo đúng chuẩn khoa học. Vì thế, bài viết này chúng tôi sẽ giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi “Khi nào tăng độ thô thức ăn cho bé”

 

Khi nào nên tăng độ thô trong thức ăn của bé?

Khi nào nên tăng độ thô trong thức ăn của bé?

 

 

1. Tăng thô cho bé là gì?

 

Từ 5.5 - 6 tháng tuổi là thời điểm bé đã sẵn sàng để bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Lúc này ngoài thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức, thì bé sẽ tập làm quen với các nguồn thức ăn khác. Thức ăn chủ yếu là cháo, bột, rau, củ, quả trái cây,... có kết cấu dạng lỏng và loãng, được cắt với kích thước nhỏ.

 

Tuy nhiên, khi bé đã làm quen với việc ăn dặm thì theo từng giai đoạn mẹ cần tăng dần độ thô trong thức ăn của bé, để bé hoàn thiện các kỹ năng ăn cũng như phát triển các kỹ năng một cách tự nhiên nhất. Vậy tăng thô cho bé là tăng như thế nào? Khi nào bắt đầu tăng thô? 

 

Tăng thô là phương pháp ăn như thế nào

Tăng thô là phương pháp ăn như thế nào

 

Tăng thô chính là tăng dần độ thô trong  thức ăn cho bé, từ thức ăn có kết cấu loãng đến đặc, từ kích thước nhỏ đến kích thước to. Mục đích của việc tăng thô là giúp bé nhanh chóng ăn được thức ăn có hình dạng ban đầu và có thể ăn như người lớn, đồng thời tăng thô cũng là cách giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ rất hữu ích.

 

Thời điểm tăng thô cho bé thích hợp đó là từ tháng thứ 7 trở đi -  “giai đoạn cửa sổ” hay “giai đoạn mụ day” (theo các gọi dân gian). Đây là lúc bản năng khám phá và mò mò của trẻ lớn nhất và dễ hợp tác nhất.  Bên cạnh đó, khi bé lớn và đã quen với việc ăn dặm thì  các bé thường có phản xạ nhai nuốt tự nhiên. Chính vì vậy, tăng thô là phương pháp giúp bé cảm nhận được mùi vị của thức ăn, tạo hứng thú với đồ ăn và hạn chế tình trạng biếng ăn, kén ăn sau này.

 

Tuy nhiên, trong quá trình cho bé ăn thô nhiều bé chưa quen nên có thể nôn ọe, hóc, nhưng ba mẹ đừng quá lo lắng, tình trạng này sẽ hết sau một thời gian nếu ba mẹ biết tăng thô cho bé  từ từ và đúng cách.

 

>> Xem ngay: Khi nào cho bé ăn dặm? Mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

 

2. Phương pháp tăng thô cho bé khi ăn dặm như thế nào?

 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm để bố mẹ áp dụng cho bé. Tùy vào  mỗi phương pháp ăn  mà thời điểm và cách ăn cũng khác nhau: 

 

Có phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay

Có phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay 

 

Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bố mẹ các phương pháp ăn thô phổ biến: 

 

2.1 Tăng thô cho bé theo phương pháp ăn dặm truyền thống

 

Phương pháp ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn phổ biến và được nhiều mẹ Việt áp dụng nhất. Bé sẽ được ăn bột/cháo nấu cùng rau củ quả, thịt, cá xay nhuyễn ngay từ ban đầu.

 

- Ưu điểm của phương pháp này: bé sẽ ăn được nhiều, bé chỉ cần nuốt mà không phải nhai,  ít tốn thời gian chuẩn bị và chế biến.

 

- Nhược điểm: Đây là cách ăn cũ, khả năng ăn thô của bé sẽ kém hơn so với các phương pháp hiện đại khác. 

 

Khung giờ ăn dặm thích hợp là buổi sáng sau khi ngủ dậy từ 2h

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn được nhiều mẹ bỉm Việt lựa chọn

 

Tuy nhiên, ngày nay phương pháp này đã được nhiều mẹ cải tiến để hỗ trợ bé ăn thô tốt hơn bằng cách chia ra các giai đoạn tập ăn như sau:

 

- Giai đoạn 1 (Từ 6 - 9 tháng tuổi): Bé sẽ ăn cháo/ bột loãng xay mịn.

 

- Giai đoạn 2 ( Từ 10 -13 tháng tuổi): Bé sẽ được ăn cháo xay sệt.

 

- Giai đoạn 3 (Từ 14 -18 tháng tuổi): Bé sẽ ăn cháo đặc. 

 

- Giai đoạn 4 (Từ 18 tháng tuổi trở lên): Bé sẽ ăn cơm nát hoặc cơm mềm ăn cùng với các loại thức ăn được nấu chín mềm.

 

- Giai đoạn 5 (Từ 30 tháng tuổi trở lên): Bé sẽ ăn cơm khô nguyên hạt như người lớn ăn cùng với thức ăn được nấu chín mềm.

 

2.2  Tăng thô cho bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

 

Đối với phương pháp này ban đầu mẹ sẽ đút cho bé ăn, các loại đồ ăn được chế biến và để riêng, ăn hết món này sang món khác.

 

- Ưu điểm của phương pháp này là bé sẽ ăn được nhiều, cảm nhận được mùi vị của thức ăn và mẹ cũng biết được sở thích của con cũng như là nhận biết được các loại thức ăn khiến bé bị dị ứng,.....

 

- Nhược điểm đó chính là mất thời gian chuẩn bị.

 

Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé cảm nhận được mùi vị thức ăn tốt hơn so với ăn dặm truyền thống

Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé cảm nhận được mùi vị thức ăn và ăn thô tốt hơn so với ăn dặm truyền thống

 

Khi tăng thô cho ăn dặm kiểu Nhật thì mục đích cuối cùng chính là bé nhanh hoàn thiện các kỹ năng và sau 1 tuổi bé có thể tự xúc ăn và ăn như người lớn. 

 

Độ thô của thức ăn sẽ được tăng dần theo độ tuổi như sau:

 

- Giai đoạn 1 (Từ 5.5 - 6 tháng tuổi): Cháo được nấu tỉ lệ 1:10 và rây mịn, rau củ quả được hấp chín, rây kỹ qua dụng cụ lọc và để riêng.

 

- Giai đoạn 2 (Từ 7 - 8 tháng tuổi): Cháo được nấu với tỉ lên 1:7 rây sơ, thức ăn được hấp chín và nghiền nhỏ vẫn để riêng từng loại.

 

- Giai đoạn 3 (Từ 9 - 11 tháng tuổi): Cháo được nấu tỉ lệ 1:5 hoặc 1:3 để nguyên hạt, thức ăn được cắt nhỏ hoặc xé tơi. Lúc này bé sẽ bốc thức ăn bằng tay, vì thế mẹ hãy cắt thức ăn thành hình dài vừa tay cầm của bé, để bé tự bốc ăn.

 

- Giai đoạn 4 (Từ 12 - 18 tháng tuổi): Bé sẽ ăn cơm mềm, cơm nát, các thức ăn được cắt hoặc để nguyên và bé sẽ bắt đầu sử dụng thìa để xúc đồ ăn.

 

2.3  Tăng thô cho bé theo phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

 

Đây là phương pháp ăn dặm thô ngay từ ban đầu nên bé sẽ không có giai đoạn tăng thô và cũng là phương pháp giúp bé tự xử lý thức ăn sớm nhất. 

 

Lên lịch ăn dặm khoa học sẽ giúp hành trình ăn dặm của bé diễn ra thuận lợi

Ăn dặm bé chỉ huy không có giai đoạn tăng thô

 

- Ưu điểm: bé được làm quen với đồ ăn thô sớm nên các kỹ năng như nhai, bốc, nói cũng nhanh hơn so với các bạn ăn theo 2 phương pháp còn lại. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ không tốn quá nhiều thời gian khi chuẩn bị đồ ăn cho bé. 

 

- Nhược điểm: Mẹ sẽ mất thời gian dọn dẹp bãi chiến trường và bé sẽ ăn được ít lượng thức ăn hơn.

 

Đối với phương pháp ăn dặm bé chỉ huy thì thức ăn chính ban đầu của bé là rau củ quả được cắt dài để thuận tiện cho bé cầm nắm. Sau đó là cắt nhỏ để giúp bé hoàn thiện kỹ năng bốc nhón và kỹ năng sử dụng thìa dĩa đũa của bé. 

 

Mỗi phương pháp ăn có ưu  và nhược điểm riêng. Vì thế, tùy vào sở thích và điều kiện của từng gia đình mà ba mẹ có thể lựa chọn phương pháp ăn phù hợp. 

 

3. Những lưu ý khi cho bé ăn thô

 

Để thay đổi một thói quen ăn uống không phải là chuyện dễ dàng, nhất là với các em bé đang quen với việc ăn sữa mà phải chuyển sang quá trình ăn dặm và tập làm quen với các dạng thức ăn đặc hơn sẽ khiến các bé khó chấp nhận và có thể không hợp tác. Vậy nên, khi cho bé ăn thô mẹ cần lưu tâm đến những điều sau:

 

- Hãy tăng dần độ thô cho bé từ từ để  giúp bé  quen dần, điều đó làm bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn, có hứng thú khi ăn và hạn chế tình trạng hóc hoặc nôn ọe trong quá trình ăn thô.

 

- Khi tăng độ thô cho bé mẹ cần tuân thủ theo đúng khuyến cáo về độ tuổi cũng như là quá trình ăn. Nếu mẹ thấy bé nôn ọe mà mẹ ngưng tập cho bé ăn thô sẽ khiến bé mất đi các kỹ năng nhai nuốt cơ bản. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc tập ăn thô  của bé sau này.

 

Khi bé mới bắt đầu tập ăn chỉ nên ăn 1 bữa và ăn dặm chỉ là bữa phụ còn thức ăn chính vẫn là sữa

Mẹ cần cần thái đồ ăn có kích thước phù hợp để bé dễ bốc hoặc tự xúc ăn

 

-  Hãy tạo cho bé một không khí ăn vui vẻ, ấn tượng, nhiều màu sắc. Mẹ hãy bình tĩnh, kiên nhẫn, tôn trọng trẻ và tuyệt đối không ép bé ăn khi bé không muốn và không thích. 

 

- Mẹ cần chuẩn bị thực đơn các  món ăn đa dạng và phong phú cả về hình thức lẫn chất lượng. Lưu ý, không nêm gia vị vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi mà hãy sử dụng các nguyên liệu, gia vị tự nhiên từ các loại thực phẩm tươi sống để tạo hương vị cho món ăn.

 

Tập cho bé ăn thô sớm là việc mà các bậc phụ huynh nên làm, tuy nhiên điều này không phải đơn giản. Thế nên, trong suốt hành trình ăn dặm của con, bố mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng cũng như chuẩn bị tâm lý sẵn sàng kiên nhẫn nhất. Chúng tôi luôn mong rằng các em bé và các bậc phụ huynh sẽ  vượt qua giai đoạn ăn thô nhanh và suôn sẻ. 

 

>> Có thể bạn quan tâm: 

 

Trẻ không chịu ăn dặm mẹ cần xử lý thế nào?

Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Thực đơn cách thức ra sao?

 

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn có câu trả lời ban đầu "khi nào nên tăng độ thô cho bé", từ đó giúp bố mẹ vững tâm hơn trong việc chăm sóc và ăn uống của bé. Nếu các mẹ còn lo lắng hay thắc mắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Asia Sức Khỏe Vàng nhé.

 

Asia Sức Khỏe Vàng luôn đồng hành cùng mẹ và bé 

 

"Chọn mua ngay sữa bột cho bé tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"