- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến đó là ăn dặm bé tự chỉ huy, ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Trong đó phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy đang ngày càng được nhiều bà mẹ bỉm ưu tiên lựa chọn. Vậy phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có tốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về những ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm này. Hãy tìm hiểu ngay các mẹ nhé.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có ưu và nhược điểm như thế nào?
Click mục để xem nhanh nội dung chính [hide]
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có tên tiếng anh – Baby led weaning nên các mẹ thường gọi tắt là ăn dặm BLW. Đây là phương pháp ăn dặm cho bé tự quyết định cách ăn và chọn món ăn tùy thích mà bố mẹ sẽ không can thiệp. Đối với phương pháp ăn dặm này, các bé sẽ chủ động tự mình quyết định thứ tự các món ăn, ăn bốc hoặc ngồi nghịch thức ăn hoặc làm gì tuỳ trẻ muốn. Nếu áp dụng phương pháp ăn dặm BLW này bé sẽ được tự do khám phá, thoải mái thể hiện sở thích ăn uống một cách tự nhiên nhất và ba mẹ phải tuyệt đối tôn trọng quyết định của bé.
Ăn dặm tự chỉ huy bé sẽ được tự do lựa chọn món ăn và quyết định cách ăn
Ăn dặm kiểu tự chỉ huy là cách bé sẽ tự đưa thức ăn vào miệng, tự cắn có thể nhai nuốt hoặc nhai nhả. Chính vì vậy, khi thực hiện phương pháp này mẹ cần đảm bảo các yếu tố:
- Chỉ áp dụng khi bé được 6 tháng tuổi và bé đã sẵn sàng cho hành trình ăn dặm của mình. Đây cũng là thời điểm mà hệ tiêu hóa của bé đang dần hoàn thiện và có thể thích ứng với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
- Bên cạnh đó, việc cho bé ăn dặm chỉ nên áp dụng khi khi bé đã biết ngồi, có thể ngồi vững, cổ cứng hoặc có thể ngồi kiểu con ếch (ngồi chống tay giống con ếch) mà không cần sự giúp đỡ của mẹ hay dụng cụ ngồi hỗ trợ khác. Bởi nếu bé không ngồi không vững hay cổ chưa cứng sẽ rất nguy hiểm khi bé tự ăn thức ăn thô có thể bị hóc, ảnh hưởng xương sống, từ đó dẫn đến chất lượng bữa ăn sẽ không hiệu quả.
Đối với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ được chia thành 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Bé bắt đầu tập các kỹ năng ăn (Bé 6 đến 7 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn đầu tiên của hành trình tập ăn nên giai đoạn này các bé sẽ bắt đầu học cách cầm nắm thức ăn và chưa có kỹ năng nhai nuốt thức ăn. Do đó thức ăn cho bé ăn dặm trong lúc này chủ yếu là các loại rau củ quả cho bé cắt miếng dài hấp hoặc luộc chín mềm. Mẹ cần chú ý nấu thức ăn có độ mềm vừa phải để bé không bóp nát được thức ăn.
Chỉ nên áp dụng cách ăn dặm tự chỉ huy khi bé đã biết ngồi và cứng cổ
- Giai đoạn 2: Phát triển kỹ năng ăn (8 đến 9 tháng tuổi)
Sau khi luyện tập thành thạo kỹ năng bốc thức ăn thì, khi bé được 8 - 9 tháng tuổi sẽ học cách bốc nhón bằng 2 - 3 ngón tay và đã có thể nhai nuốt khá tốt. Bởi vậy khi chế biến mẹ cần phải cắt nhỏ thức ăn hơn để bé có thể tự bốc nhón dễ dàng.
- Giai đoạn 3: Hoàn thiện kỹ năng (9 đến 12 tháng tuổi)
Sử dụng thìa, dĩa để xúc thức ăn chính là giai đoạn bé hoàn thiện tất cả các kỹ năng ăn. Lúc này, mẹ vẫn cần phải cắt thức ăn nhỏ và sử dụng thìa dành riêng cho bé để bé tự xúc ăn mà không cần đến hỗ trợ từ mẹ.
Ăn dặm tự chỉ huy giúp bé sớm hoàn thiện kỹ năng cầm thìa tự xúc ăn
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm của phương Tây và mới được du nhập vào Việt Nam trong mấy năm gần đây. Đối với phương pháp này bé sẽ được bộc lộ cá tính và sở thích ăn uống tự do, đồng thời còn giúp bé phát triển tốt các kỹ năng tự lập một cách tự nhiên ngay từ nhỏ. Từ đó, bé sẽ cảm thấy thích thú với việc khám phá thế giới ẩm thực, tăng khả năng nhận biết thức ăn và dần hình thành sở thích ăn uống riêng biệt. Còn đối với các mẹ, phương pháp ăn dặm BLW này sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị đồ ăn và hiểu em bé nhà mình hơn.
>> Xem ngay: Khi nào cho bé ăn dặm? Mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy có những ưu và nhược điểm gì? có thật sự tốt không? Mời các mẹ cùng tham khảo ngay những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp bên dưới:
- Phát triển kỹ năng cầm ngón giữa ngón cái và ngón trỏ: Thông thường các bé thường cầm nắm cả bàn theo phản xạ tự nhiên. Nhưng khi bắt đầu từ khoảng 7-8 tháng trẻ sẽ bắt đầu phát triển kỹ năng cầm bằng 2 ngón, nhìn có vẻ đơn giản, nhưng đây là một bước nâng cao kỹ thuật vận động tinh và phối hợp khéo léo của trẻ sơ sinh. Với phương pháp ăn này, mẽ sẽ giúp bé hoàn thiện nhanh các động tác nhón.
- Thúc đẩy bé phát triển ngôn ngữ: Kỹ năng nhai nuốt liên quan mật thiết đến kỹ năng nói. Khi bé có động tác tập cắn, nhai, nuốt thức ăn cũng là lúc các cơ mặt, dây thần kinh phản xạ được luyện tập thường xuyên, từ đó giúp bé nhanh biết nói hơn. Bên cạnh đó, khi bé nhai thức ăn thô sớm thì khi bé mọc răng bé sẽ không bỏ ăn vì đau nướu.
Ăn dặm tự chỉ huy giúp bé hạn chế tình trạng biếng ăn sau này
- Hạn chế tình trạng biếng ăn: Vì phương pháp này bé sẽ được tôn trọng sở thích và tự do quyết định việc ăn như thế nào, ăn món gì, không ăn món gì, quan trọng bé được ăn thô sớm, nên sẽ dễ dàng thích nghi hơn. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng biếng ăn về sau.
- Phối hợp tay và mắt: Chỉ với một động tác cầm nhai nuốt thường xuyên của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy không chỉ tốt cho hệ vận động tinh mà còn là động tác củng cố và kết nối các cơ quan tay - mắt - miệng.
- Tăng độ nhạy cảm: Đây là phương pháp tốt nhất cho việc tăng cường khả năng cảm nhận của trẻ. Thị giác giúp bé nhận biết được màu sắc và hình thức thẩm mĩ của món ăn. Vị giác giúp bé cảm nhận được hương vị của mỗi món ăn.
- Giúp bé tự lập và chủ động: Đây là ưu điểm nổi trội nhất của phương pháp này. Bé sẽ tự biết mình muốn ăn gì, mình sẽ ăn như thế nào, từ đó bé sẽ chủ động hơn trong việc ăn uống. Điều này cũng phần nào giúp bé hình thành việc tự lập và chủ động hơn trong mọi việc sau này.
- Tiết kiệm thời gian: Phương pháp này mẹ không cần mất quá nhiều thời gian chuẩn bị và thức ăn cũng không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Ngoài ra, mẹ cũng không cần phải đút cho bé ăn, vì thế trong thời gian bé ăn gia đình cũng có thể ăn cơm cùng, để bé được gần gũi thân quen và thích nghi sớm với sinh hoạt của gia đình.
- Em bé không phải lúc nào cũng hợp tác ăn và có thể bé ăn sẽ không no, vì thế có thể mẹ phải bổ sung thêm một số món khác cho bé.
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp ăn này là mất thời gian dọn dẹp
- Bé có thể bị hóc do quá trình nhai nuốt chưa thành thạo.
- Sau khi bé ăn xong mẹ sẽ mất thời gian dọn dẹp, nên chỉ thích hợp cho việc ăn ở nhà còn ra ngoài hoặc đi du lịch sẽ không tiện.
Khi quyết định cho con ăn dặm tự chỉ huy, mẹ cần cần nắm được những việc mình nên và không nên làm. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc ăn dặm. Cũng như thái độ của trẻ đối với vấn đề ăn uống sau này.
Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy cực kì đơn giản bởi cách ăn này không cầu kì trong chế biến, không cần các dụng cụ nấu nướng phức tạp. Tuy nhiên để áp dụng thành công cách ăn này mẹ cần lưu ý các điều sau:
- Đồ ăn của bé cần được chuẩn bị kỹ càng sao cho khâu cắt thái vừa đảm bảo tính thẩm mĩ vừa đảm bảo tính tiện dụng nghĩa là vừa cắt thái đẹp mắt mà vừa giúp bé dễ dàng cầm bốc thức ăn. Thế nên, các mẹ phải cắt thành miếng nhỏ dài và thon.
Tuyệt đối khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ mẹ không đực nêm gia vị như muối, mắm, mì chính, đường, tiêu, ớt,...
- Trong 1 bữa ăn chỉ nên chuẩn bị từ 3-4 món ăn trong đĩa thức ăn của trẻ. Điều này sẽ giúp bé không bị rối khi lựa chọn đồ ăn.
- Không sử dụng muối trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé.
- Đồ ăn của bé phải được nấu chín hoàn toàn, không cho bé ăn đồ ăn tái, đồ sống hoặc đồ ăn liền làm sẵn.
- Cho bé ngồi ăn, tuyệt đối không ăn nằm hay nghiêng hẳn người về sau, như thế rất dễ bị hóc rất nguy hiểm.
Đối với các ăn dặm này các mẹ cần thực hiện nghiêm túc và tuân thủ theo đúng hướng dẫn, nếu không sẽ không có tác dụng và khó áp dụng.
Với phương pháp này mẹ chỉ chuẩn bị đồ ăn cho con chứ không bón cho con ăn
Vậy nếu áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì mẹ cần chuẩn bị và lưu ý những gì?
Mẹ cần chuẩn bị tốt các điều sau:
- Chuẩn bị chỗ ngồi vững chắc và an toàn cho bé: Đây là điều đầu tiên mẹ cần chuẩn bị để bé bắt đầu ăn dặm blw. Một chiếc ghế ăn cao có dây thắt an toàn là lựa chọn tuyệt vời khi trẻ đã tự ngồi vững được.
- Yếm ăn dặm: Là vật dụng không thể thiếu nếu mẹ không muốn quần áo của bé bị vấy bẩn lấm lem.
Yếm ăn dặm vật dụng không thể thiếu của bé trong giai đoạn tập ăn
- Lựa chọn các nguồn thức ăn phù hợp: Mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng phải phù hợp với độ tuổi và khả năng nhai của từng bé. Đồng thời, chúng cũng cần có kết cấu dễ cầm nắm. Một số loại thức ăn mẹ có thể chọn như: chuối, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, măng tây, đậu đũa, củ cải ngọt, su hào, táo, cam, xoài, đu đủ, thịt ức gà, thịt nạc thăn, bánh mì, …
Tuy nhiên bên cạnh khâu chuẩn bị trên thì mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Mẹ hãy cho bé bắt đầu quá trình ăn từ từ: Ban đầu chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa/ ngày, sau đó hãy quan sát biểu hiện và phản ứng của trẻ, để thay đổi thức ăn và chiều theo sở thích của bé.
- Chọn thời điểm cho trẻ ăn thích hợp. Nên cho trẻ ăn lúc tỉnh táo, vui vẻ, không quấy khóc.
- Không hối thúc trẻ ăn nhanh cũng như là thực hiện các cử chỉ làm bé bị rối trí khi xử lý thức ăn.
Nên cho trẻ ăn lúc tỉnh táo, vui vẻ, không quấy khóc
- Không cố bắt ép trẻ ăn nhiều hay ăn những món mà trẻ không thích.
- Cho bé ăn dặm cùng với bữa cơm của gia đình: Vì trẻ bắt chước rất nhanh, nên khi trẻ thấy người lớn ăn gì, bé sẽ ghi nhớ và bắt chước theo, từ đó bé sẽ hiểu được tình cảm gia đình và hứng thú với bữa ăn hơn.
- Trang bị đầy đủ kiến thức về phương pháp này và cách sơ cứu trong trường hợp trẻ bị hóc.
Có rất nhiều mẹ thích chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy nhưng lại e ngại không biết những ngày đầu tiên sẽ phải chuẩn bị thực đơn chó bé làm quen như thế nào. Sau đây sẽ là gợi ý các món ăn cho mẹ tham khảo:
Táo: Mẹ chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ rồi đưa cho bé gặm hay cắt thàn miếng cho vào lò nướng hoặc hấp để táo mềm hơn, bé dễ cắn hơn và giúp bé cảm nhận về món ăn của mình tốt hơn.
Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn như thế nào
Bơ: Đây là loại quả chứa nhiều acid béo lành mạn và các dưỡng chất quan trọng khác mà ít loại trái cây nào có thể thay thế được. Do vậy, bơ là một món bổ dưỡng không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm dành chó bé ăn dặm tự chỉ huy. Mặt khác, bơ cũng là loại trái cây nhiều thịt, mềm, dễ ăn, béo ngậy tự nhiên nên dễ tiêu hóa. Mẹ có thể cắt lát dày để bé tự bốc ăn hay dằm nhuyễn cùng sữa cho bé thưởng thức.
Chuối: Chỉ với nửa quả chuối chín vừa phải đã bóc bỏ cũng là một lựa chọn món ăn đầu đời hợp lý, bởi chuối dễ ăn, dễ cầm, hương vị ngọt thơm đặc trưng nhiều dưỡng chất, rất phù hợp dành cho bé ăn dặm theo kiểu tự cầm ăn.
Cơm: Sau khi nấu chín, cho ra chén ép thành khuôn hoặc vo viên để bé tự bốc ăn.
Khoai lang: Là món rất phù hợp cho việc ăn dặm. Mẹ có thể hấp, luộc, nướng tùy theo sở thích của bé mẹ nhé.
Khi mới tập ăn nên cho trẻ ăn các loại rau củ được chế biến theo phương pháp hấp hoặc luộc
Ngoài ra còn có nhiều món ăn khác mẹ có thể tham khảo thêm như:
>> Có thể bạn quan tâm:
Ăn dặm đúng cách: Khi nào tăng thô cho bé
Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Thực đơn cách thức ra sao?
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Chúng tôi hy vọng rằng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp các mẹ bớt được bỡ ngỡ cũng như giải tảo được áp lực tâm lý vì con biếng ăn, khó hấp thụ và không hợp tác.
Chúc các mẹ nuôi con theo khoa học thành công!
"Chọn mua ngay sữa bột cho bé tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm cho bé tự quyết định cách ăn và chọn món ăn tùy thích mà bố mẹ sẽ không can thiệp.