- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được rất nhiều bà mẹ Việt quan tâm và áp dụng, bởi những điều khoa học mà phương pháp ăn dặm này mang lại trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Việc tìm hiểu rõ phương pháp và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp mẹ áp dụng một cách dễ dàng hơn.
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có sự phối hợp giữa các loại thực phẩm khác nhau
Click mục để xem nhanh nội dung chính [hide]
1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
2. Ăn dặm kiểu Nhật từ mấy tháng thì áp dụng?
3. Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật
4. Tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
5. 13 món ăn dặm kiểu Nhật mẹ có thể tham khảo
5.1. Cháo cà rốt nghiền
5.2. Súp sữa bí đỏ
5.3 Cháo rau chân vịt
5.4. Súp khoai tây sữa
5.5. Khoai lang nghiền
5.6. Đậu Hà Lan nghiền
5.7. Bơ trộn sữa mẹ
5.8. Cháo trắng hạt sen nghiền
5.9. Cháo trắng cải bó xôi, Kiwi hấp
5.10 Cháo trắng ngô ngọt hấp, cà rốt hấp
5.11. Cháo đậu que - Táo hấp nghiền
5.12. Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹ
5.13. Chuối trộn sữa
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có sự phối hợp giữa các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên những món ăn đa dạng, ngon miệng, bắt mắt và phù hợp với giai đoạn, hệ tiêu hóa phát triển của trẻ nhỏ. Nhờ đó, trẻ được kích thích ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, tiêu hóa tốt, cân bằng dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.
Với phương pháp ăn dặm này mẹ không cần dùng cối hay máy xay chế biến thức ăn mà thay vào đó mẹ sẽ cùng cối giã, rây lọc để làm mịn, giúp trẻ dễ nuốt được thức ăn, đồng thời cảm nhận được hết hương vị ngọt lành từ các loại thực phẩm dinh dưỡng.
Ở những tuần đầu khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ nên cho trẻ nhỏ ăn cháo lỏng làm mịn bằng rây, giúp bé làm quen với việc ăn thìa, nuốt thức ăn và nhiều loại thức ăn hơn ngoài sữa mẹ và sữa bột. Sau khoảng thời gian này thì mẹ tiếp tục tăng độ thô nên cho bé bằng cách ăn cháo đặc hơn, kèm theo các loại rau củ được rây mịn. Ở giai đoạn kế tiếp, mẹ có thể nấu gạo thành cơm nát hoặc yến mạch cán vỡ nấu đặc kèm rau, thịt, cá,.....
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm này là cha mẹ có thể cho bé ăn từ lỏng đến đặc, tăng dần độ thô để bé hình thành kỹ năng nuốt và nhai thức ăn. Bên cạnh đó, việc bốc thức ăn có thể giúp trẻ rèn luyện được tính cầm nắm, bé sẽ biết dùng thìa, nĩa để xúc thức ăn, tự chọn các món ăn mình yêu thích. Đặc biệt, việc cho trẻ ăn riêng từng loại thức ăn sẽ giúp trẻ ghi nhớ, làm quen với mùi vị thức ăn, mẹ cũng dễ dàng nhận ra bé thích ăn gì và món nào là sở thích của bé. Từ đó, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy thú vị với bữa ăn mà không bị gò bó, cả gia đình cũng thấy thoải mái hơn trong bữa ăn dặm của trẻ.
Khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật, cha mẹ cũng cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc từ ít đến nhiều, tăng độ thô từ lỏng đến đặc dần, từ một nhóm thực phẩm tiếp tục tăng thêm nhiều nhóm thực phẩm để giúp cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý đến tâm lý của trẻ khi áp dụng phương pháp ăn dặm này. Hãy tạo tâm lý thoải mái nhất, cho trẻ được chọn lựa món ăn mà trẻ yêu thích, không ép trẻ ăn vì có thể khiến trẻ sợ ăn và phản kháng mạnh lại. Nếu áp dụng phương pháp ăn dặm này mẹ sẽ hình thành cho trẻ những thói quen ăn uống tốt về sau đó.
>> Xem ngay: Khi nào cho bé ăn dặm? Mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?
Ăn dặm kiểu Nhật từ mấy tháng thì áp dụng là một vấn đề được rất nhiều mẹ Việt quan tâm. Thực tế, thời điểm ăn dặm kiểu Nhật tốt nhất mẹ nên áp dụng là bắt đầu từ 5 - 6 tháng tuổi. Cha mẹ cần lưu ý, không nên cho trẻ ăn dặm trước 5 tháng tuổi hoặc sau 7 tháng tuổi. Bởi vì trước khoảng thời gian 5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện để làm quen, tiêu hóa thức ăn, còn sau 7 tháng thì trẻ đã qua khoảng thời gian lý tưởng đến khám phá và nhận biết mùi vị. Ngoài ra, thời điểm cho trẻ ăn dặm sau tháng thứ 5 cũng rất phù hợp bởi có nhiều mẹ phải đi làm lại sau khoảng thời gian nghỉ thai sản. Do đó, việc áp dụng khoảng thời gian cho trẻ ăn dặm rất quan trọng. Mẹ cần ghi nhớ để áp dụng cho trẻ đúng thời điểm.
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật khá đơn giản
Sau khi tìm hiểu về thời điểm ăn dặm của trẻ thì mẹ cũng cần lưu ý đến cách nấu ăn dặm cho trẻ. Ở nước Nhật, các mẹ sẽ không dùng xương, thịt để nấu, chế biến nước dùng cho trẻ mà họ sẽ dùng cá khô bào và rong biển để chế biến món ăn dặm cho bé. Bởi do các thực phẩm này rất giàu canxi, tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu mẹ Việt muốn áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ thì cũng không nên băn khoăn quá về việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ. Bởi cho con ăn dặm kiểu Nhật không phải là mẹ phải cho bé ăn các loại thực phẩm y như mẹ Nhật thực hiện. Vì thế, thay vì sử dụng rong biển, cá bào để chế biến nước dùng nấu ăn cho con thì mẹ có thể làm nước dashi chế biến các món ăn cho con, ví dụ như các loại rau củ cà rốt, bí, bắp cải, củ cải đường,... Đây đều là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng vừa giúp trẻ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vừa giúp trẻ dễ tiêu hóa.
Có rất nhiều mẹ băn khoăn không biết cách nấu ăn dặm kiểu Nhật như thế nào là đúng cách? Nhưng mẹ có biết, tại Nhật trẻ nhỏ được ăn dặm từ khá sớm. Khi được 3 tháng tuổi, trẻ nhỏ ở Nhật sẽ được mẹ cho ăn dặm. Tuy nhiên, việc ăn dặm này chú trọng đến yếu tố giúp trẻ làm quen với mùi vị thức ăn và phát triển vị giác của trẻ. Vì thế, mỗi ngày trẻ nhỏ chỉ ăn với một lượng rất nhỏ và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính chiếm đến 90% tổng lượng ăn hàng ngày.
Khi trẻ 6 tháng tuổi, mẹ vẫn cần duy trì cho trẻ ăn cháo và cho trẻ ăn thêm sữa chua, đậu phụ và trứng 2/3 lòng đỏ. Ở thời điểm này, mẹ có thể tham khảo thực đơn như sau:
Tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Nếu mẹ còn chưa biết lên thực đơn các món ăn dặm cho bé thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé:
Nguyên liệu:
Cách làm:
5.2. Súp sữa bí đỏ
Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A cùng nhiều khoáng chất khác rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bí đỏ cạo vỏ, hấp cho chín mềm, sau đó nghiền nát hoặc mẹ đem đi rây cho mịn. Tiếp đến mẹ lấy sữa mẹ đun sôi nhỏ lửa cùng bí đỏ nghiền đến khi sôi thì bắc ra. Nếu dùng sữa công thức thì mẹ pha theo đúng tỉ lệ như bình thường và cho bí đỏ đã nghiền vào trộn lẫn.
Rau chân vịt còn gọi là rau cải bó xôi rất giàu dưỡng chất tốt cho não bộ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra, loại rau này còn rất giàu canxi, magie giúp xương chắc khỏe.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Rau cải bó xôi rửa sạch đem luộc chín mềm và nghiền nhỏ. Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 : 10 và cho vào rây nhuyễn. Mẹ tiếp tục trộn rau và cháo thành một hỗn hợp và cho bé ăn.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ và đem hấp chín. Sữa mẹ hoặc sữa công thức pha theo đúng tỷ lệ và cho vào nồi nấu cùng cho đến khi chín mềm. Cho hỗn hợp trên vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn tùy theo độ thô của bé.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ và ngâm qua nước. Tiếp đến cho khoai vào nồi luộc chín mềm. Sau khi chín để cho nguội và rây mịn. Mẹ có thể cho thêm nước dashi hoặc sữa vào khuấy đều cho phần thức ăn sánh đặc lại.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Đậu Hà Lan rửa sạch và đem luộc chín mềm. Tiếp đến dùng thìa nghiền và rây qua lưới cho bột mịn. Sữa công thức pha theo tỷ lệ hoặc sữa mẹ trộn đều với phần đậu hà Lan nghiền cho hỗn hợp sánh mịn. Mẹ cho ra tô nhỏ và cho bé thưởng thức.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bơ chín đem bỏ vỏ và nghiền nhuyễn tùy theo độ ăn thô của bé. Sau đó mẹ trộn với sữa, với sữa công thức mẹ pha theo đúng tỷ lệ và trộn đều cho bé thưởng thức.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Hạt sen bỏ tâm và luộc cho chín mềm. Sau đó nghiền nhuyễn hoặc rây qua lưới mịn. Cháo trắng chín đem rây và trộn cùng hạt sen nghiền.
Mẹ có thể tận dụng nước hầm hạt sen để làm nước dùng hoặc nước canh cho bé thay nước dashi.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 :10 và đem rây mịn. Cải bó xôi rửa sạch hấp chín và nghiền nhuyễn. Kiwi gọt nhỏ nghiền nhuyễn.
Trộn cháo và rau cải bó xôi nghiền cho bé ăn. Kiwi để ăn bữa tráng miệng cho bé.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cháo trắng nấu 1 : 10 và đem rây qua lưới cho mịn
Ngô và cà rốt đem luộc riêng, tiếp đến nghiền mịn theo độ ăn thô của bé. Khi cháo chín, mẹ trộn đều hỗn hợp và cho bé ăn.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Nấu cháo theo tỉ lệ 1 : 10 và đem rây mịn. Đậu que rửa sạch, hấp chín và rây qua lưới. Táo gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn
Cho cháo ra bát và cho đậu que nghiền lên, đảo đều cho bé ăn. Tráng miệng cho bé bằng món táo hấp.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cháo nấu chín và đem rây nhuyễn, măng tây hấp chín và rây qua lưới. Gọt bỏ vỏ quả bơ, dùng thìa nghiền nhuyễn trộn sữa mẹ. Cho cháo ra bát và trộn đều với măng tây hấp.
Cho bé tráng miệng món bơ dầm cùng sữa mẹ.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Dùng thìa hoặc nĩa nghiền nát chuối. Sữa công thức pha đúng tỷ lệ hoặc dùng sữa mẹ trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật có rất nhiều ưu điểm giúp bé làm quen với thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có những yêu cầu rất khắt khe để giúp bé hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, mẹ cần lưu ý đến các chế biến và vệ sinh cho trẻ.
>> Có thể bạn quan tâm: Ăn dặm tự chỉ huy có tốt không? Những điều mẹ cần lưu ý khi áp dụng
Top 8 món cá hồi cho bé ăn dặm ngon và lành
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ hiểu hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên, trong giai đoạn dưới 1 tuổi thì nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa. Vì thế, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ các loại sữa dinh dưỡng giàu dưỡng chất để giúp con phát triển toàn diện. Các dòng sữa bột của Asia Nutrition đều được nghiên cứu và kiểm định chất lượng an toàn cho trẻ nhỏ và giúp trẻ cân bằng dinh dưỡng và phát triển toàn diện.
"Chọn mua ngay sữa bột cho bé tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"
Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được rất nhiều bà mẹ Việt quan tâm và áp dụng, bởi những điều khoa học mà phương pháp ăn dặm này mang lại trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ. Việc tìm hiểu rõ phương pháp và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp mẹ áp dụng một cách dễ dàng hơn.