Top 8 món cá hồi cho bé ăn dặm ngon và lành

Cá hồi là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, chứa nhiều chất đạm và chất béo tự nhiên để giúp bé phát triển toàn diện tốt nhất. Vì thế, trong thực đơn ăn dặm của bé không thể thiếu cá hồi. Mặc dù cá hồi rất tốt nhưng lại khá khó chế biến. Thế nên, hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ tới các mẹ Top 8 món ăn ngon chế biến từ cá hồi cho bé ăn dặm. 

 

Chế biến cá hồi cho bé ăn dặm như thế nào

Chế biến cá hồi cho bé ăn dặm như thế nào

 

 

 

1. Cá hồi thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho bé

 

Như các bạn đã biết cá hồi được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 protein, vitamin D và selen không chỉ tốt có tác dụng to lớn với phát triển trí não mà còn chứa nhiều dưỡng chất khác giúp  tăng cường sức khỏe và phát triển toàn diện đối với cơ thể của bé. Mời bố mẹ cùng tìm hiểu kĩ hơn về loại thực phẩm tuyệt vời này ngay sau đây.

 

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi với trẻ nhỏ

 

  • Cung cấp dưỡng chất giúp bé phát triển trí não:

 

Trong cá hồi chứa nhiều acid béo  DHA và Omega 3  có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí não và thị lực ở trẻ nhỏ. 

 

Theo nhận định của các nhà nghiên cứu   trong 30g cá hồi là có chứa tới 500mg DHA. Vì thế cá hồi được xem là thực phẩm “nhiều DHA tự nhiên tốt nhất”. 

 

Thành phần Omega 3 ngoài chức năng hỗ trợ phát triển não bộ thì omega – 3 còn có tác dụng khác đó là giảm viêm, phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, omega – 3 là thành phần đặc biệt quan trọng trong quá trình tăng cường trao đổi chất và tự tổng hợp protein cho cơ thể của bé.

 

Cá hồi là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ

Cá hồi là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ

 

  • Cải thiện thị lực và phòng ngừa các bệnh về mắt

 

Cá hồi chứa nhiều các axit amin có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, và cải thiện suy giảm thị lực. Các axit amin này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như loạn thị, cận thị, ...Vì thế, mẹ hãy bổ sung siêu thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé thường xuyên để giúp bé có đôi  mắt luôn luôn khỏe và sáng hơn nhé.

 

  • Hỗ trợ phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh

 

Ngoài chứa nhiều thành phần DHA, Omega 3 thì các hồi còn chứa hàm lượng canxi tương đối lớn. Theo kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia, bé được ăn cá hồi thường xuyên có hệ xương phát triển hơn so với trẻ không ăn cá hồi. Mặt khác, cá hồi là loại thực phẩm có tính chống viêm cao nên việc bổ sung cá hồi vào thực đơn hàng ngày giúp giữ bé có khung xương luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh về xương hiệu quả.

 

Cháo cá hồi món ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng

Cháo cá hồi món ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng

 

  •  Cá hồi cung cấp hàm lượng lớn vitamin D và A giúp bé có làn da khỏe mạnh

 

Trong cá hồi có chứa nhiều vitamin D và vitamin A, đây là 2 loại vitamin giúp da luôn sáng mịn và khỏe mạnh. Nhiều người quan niệm rằng tắm nắng là cách bổ sung  vitamin D tốt nhất, nhưng khoa học đã chỉ ra rằng ăn cá hồi thường xuyên chính là cách giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt nhất. 

 

Ngoài ra, cá hồi còn chứa một số chất chống oxy hóa carotenoid có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho cơ thể và làm gây lão hóa da nhanh.

 

  • Cung cấp cho cơ thể nguồn protein dễ hấp thụ

 

Đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, không thể không nhắc đến protein. Protein trong cá hồi là protein lành mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lượng và làm săn chắc cơ, giúp bé tăng cân khỏe mạnh và bền vững.

 

Ngoài ra, cá hồi còn rất giàu vitamin và khoáng chất như: sắt, phốt pho, selen, Vitamin B,...giúp cho sự chuyển hóa của cơ thể bé diễn ra thuận lợi.

 

Vì cá hồi có chứa nhiều dưỡng chất nên giá thành cũng tương đối cao so với các loại cá khác. Nhưng không vì thế mà bố mẹ loại bỏ cá hồi ra khỏi thực đơn ăn dặm của bé phải không nào. 

 

Cá hồi chứa nhiều chất đạm giúp bé phát triển cơ bắp và cân nặng bền vững

Cá hồi chứa nhiều chất đạm giúp bé phát triển cơ bắp và cân nặng bền vững

 

>> Xem ngay: Khi nào cho bé ăn dặm? Mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

 

2. Bé lên mấy tháng thì có thể dùng món cá hồi cho bé ăn dặm

 

Mặc dù cá hồi rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển toàn diện của bé, nhưng nếu bổ sung thực phẩm này cho trẻ quá sớm có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tích trữ kim loại nặng trong cơ thể. Vì thế, hầu hết các chuyên gia đều khuyên rằng các bậc phụ huynh nên cho bé ăn cá hồi khi bé được 7 tháng tuổi trở lên.

 

Ngoài ra, khi bé mới bắt đầu ăn thì mẹ nên cho bé ăn từ từ, ăn ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể bé với loại cá giàu dưỡng chất này.

 

Dưới đây là liều lượng ăn phù hợp với từng độ tuổi để mẹ tham khảo như sau:

 

  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: Chỉ nên ăn từ  20-30g cá hồi/bữa và 1 tuần ăn từ 2-3 lần cá hồi.
  • Trẻ từ 12-36 tháng tuổi: Lúc này hệ tiêu hóa đã dần ổn định mẹ có thể cho trẻ ăn từ  30-40g cá hồi/ bữa và mỗi tuần vẫn chỉ ăn từ 2-3 lần.
  • Trẻ 36 tháng tuổi trở lên: Trẻ cần được bổ sung từ 50-60g/ bữa và nên ăn từ 3-4 lần/ tuần.

 

Nên cho trẻ ăn từng ít một để bé tập làm quen với món mới

Khi bé  được 7 tháng mẹ có thể cho bé ăn cá hồi và nên cho bé ăn từng ít một để bé tập làm quen với món mới

 

Lưu ý cá hồi cũng là loại hải sản chứa nhiều đạm nên có khả năng gây dị ứng. Vì thế mẹ có thể cho trẻ ăn muộn hơn một vài tháng tuổi để hệ tiêu hóa của bé ổn định hơn cũng không sao. Ngoài ra, nên cho bé ăn cá hồi tươi sẽ tốt hơn cá hồi đông lạnh. 

 

3. 8 món cá hồi cho bé ăn dặm ngon bổ

 

Để chế biến cá hồi thành các món ăn thơm ngon bổ dưỡng, đầu tiên mẹ phải biết cách sơ chế cá hồi, bởi nếu không biết cách làm sạch thì món ăn sẽ rất tanh và mất chất dinh dưỡng.

 

Cách sơ chế như sau: Cá hồi mua về mẹ rửa với nước muối loãng có pha thêm vài giọt chanh sau đó dùng giấy thấm khô nước. Sau khi đã lau khô nước muối trên cá hồi thì ngâm cá hồi vào sữa tươi không đường 30 phút, sau 30 phút vớt cá ra thấm khô bề mặt cá, tuyệt đối không rửa lại nước. Mục đích là để làm sạch cá và khử mùi tanh của cá hồi. Sơ chế xong thì các mẹ hãy bắt tay vào công đoạn chế biến món ăn cho bé thôi nào.

 

Làm sạch cá hồi bằng nước muối loãng pha chanh

Làm sạch cá hồi bằng nước muối loãng pha chanh

 

Dưới đây là 8 món ăn từ cá hồi cho mẹ tham khảo để chế biến trong các bữa ăn dặm hàng ngày của bé yêu nhé.

 

3.1 Ruốc cá hồi:

 

  • Nguyên liệu: 500gr cá hồi phi lê không có da, gừng, sả, rượu trắng, hành lá, hành tím.
  • Cách thực hiện: 

 

- Cá hồi đã sơ chế sạch cho vào nồi hấp cách thủy cùng với gừng đập dập, sả đập dập, hành lá để cả cây, hành tím cắt lát. Nước hấp cá thì pha thêm chút rượu trắng. Hấp trong vòng 20 phút, hấp lửa nhỏ để cá không bị mất chất dinh dưỡng.

 

- Khi cá đã chín vớt ra để nguội, dùng thìa dầm tơi hoặc cho vào máy xay giã tơi cá cùng với 1 thìa ăn dặm dầu olive, bước này để cá giữ độ ẩm, béo và không bị khô.

 

- Tiếp theo cho cá đã tơi lên chảo xào với lửa nhỏ, đến khi cá khô, bông xốp và có màu vàng nhạt là được.

 

- Chờ cá nguội hoàn toàn cho vào lọ hoặc túi bảo quản kín, cho bé ăn dần.

 

Ruốc cá hồi có thể sử dụng trực tiếp ăn cùng với cháo hoặc cơm đều ngon. 

 

Món ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Món ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

 

3.2 Cá hồi nướng măng tây:

 

  • Nguyên liệu: cá hồi phi lê còn da, măng tây, dầu oliu.
  • Cách thực hiện: 

 

- Cá hồi đã sơ chế cho vào khay nướng đã xếp măng tây ở dưới, sau đó quét thêm lớp dầu oliu ở ngoài bề mặt cá, để giúp miếng cá giữ được độ ẩm. 

 

- Bật lò nướng 150 độ trong 5 phút. Khi lò đã nóng cho cá hồi vào nướng và nướng thêm từ 1-15 phút tùy vào độ dày của miếng cá và nhiệt độ lò.

 

- Cá chín mang ra để nguội và cho bé thưởng thức.

 

Đối với món này thích hợp cho bé ăn dặm tự chỉ huy hoặc ăn tăng thô. 

 

3.3 Cháo cá hồi rau cải: 

 

  • Nguyên liệu: Ruốc cá hồi, gạo, rau cải, dầu oliu hoặc dầu óc chó. 
  • Cách thực hiện:

 

- Gạo vo sạch cho vào nấu cháo, đến khi hạt gạo nở bung mang đi xay hoặc rây lọc tùy theo phương pháp cho ăn của mẹ.

 

- Rau cải nhặt rửa sạch chỉ lấy phần lá non và ngọn dùng từ 10-15g rau cải. Luộc qua rau cải, đem xay nhuyễn.

 

- Cho ruốc cá hồi vào cháo đã nhuyễn vào đun đến khi cháo sôi trở lại, tiếp tục cho rau cải xay vào đun cùng thêm 3-5 phút. 

 

- Cháo rau cải ruốc cá hồi đã chín cho ra bát, thêm chút dầu oliu hoặc óc chó vào cháo và cho bé ăn ngay. 

 

Nên cho cho dầu khi cháo đã nguội khoảng 60-70 độ để dầu cháo được thơm ngon cũng như các dưỡng chất trong dầu không bị biến mất.

 

Cá hồi nướng măng tây cho bé ăn tăng thô ngon miệng

Cá hồi nướng măng tây thực đơn cho bé ăn dặm ngon miệng

 

3.4 Súp phô mai măng tây cá hồi:

 

  • Nguyên liệu: Cá hồi phi lê không có da, nước luộc gà hoặc nước dashi, hành tây, cần tây, phô mai, măng tây.
  • Cách thực hiện: 

 

- Cá hồi hấp cách thủy khoảng 15-20 phút, Cá chín, dùng thìa hoặc tay bóp nhỏ (nếu dùng tay cần rửa tay sạch sẽ và đeo bao tay chuyên dụng nấu ăn).

 

- Hành tây và cần tây rửa sạch, thái hạt lựu. Măng tây rửa sạch, cắt khúc 3-5cm. 

 

- Cho lên chảo một chút dầu ăn dành cho bé ăn dặm cho hành tây và cần tây vào xào chín, tiếp tục cho măng tây vào xào  cùng đến khi măng tây chuyển sang màu xanh đậm thì cho nước dùng gà hoặc nước rau củ dashi vào nấu sôi 20 phút, tiếp đó cho thêm 2 miếng phô mai nhỏ vào.

 

- Đem toàn bộ hỗn hợp vừa nấu trên đi xay mịn.

 

- Lại tiếp tục cho hỗn hợp vừa xay lên bếp cùng với cá hồi đã dầm nhuyễn ở trên, đun sôi thêm 5 phút rồi tắt bếp.

 

Súp cá hồi phô mai măng tây

Súp cá hồi phô mai măng tây

 

3.5 Cá hồi sốt cam:

 

  • Nguyên liệu: Cá hồi phi lê còn da, cam, bột sắn dây, dầu ăn
  • Cách thực hiện:

 

- Bắc chảo lên bếp, cho 1 ít dầu ăn  vào đun chảy, tiếp theo cho cá vào chiên chín đều 2 mặt, nên chiên lửa nhỏ vì cá hồi dễ bị mất chất khi đun nấu quá lâu và ở nhiệt độ cao.

 

- Bột sắn dây khuấy với ít nước cho tan hoàn toàn, cam vắt lấy nước, lọc bỏ tép và hạt. Cho nước cam vào bột sắn dây khuấy đều đun sôi trên bếp, đến khi hỗn hợp sệt lại là được.

 

- Cá đã chiên chín, cho ra đĩa, xối nước sốt cam lên trên.Chỉ đơn giản thế thôi là bé đã có món ăn ngon tuyệt vời.

 

3.6 Cá hồi sốt kem:

 

  • Nguyên liệu: Cá hồi phi lê còn da, Sữa không đường, hành tây, bơ nhạt, dầu ăn.
  • Cách thực hiện:

 

- Hành tây lột vỏ thái hạt lựu.

 

- Cá hồi đã sơ chế sạch, tiến hành áp chảo cùng chút dầu ăn, đến khi cả 4 mặt cá săn đều thì vặn lửa thật nhỏ để cá hồi chín bên trong. Cá chín cho ra đĩa.

 

- Bắc chảo lên bếp cho bơ nhạt vào đun chảy, cho hành tây vào phi thơm, tiếp đến cho sữa tươi vào đun cùng, đến khi hỗn hợp sôi thì cần  vặn lửa nhỏ, đun đến khi sốt sánh đặc lại thì tắt bếp.

 

- Lọc nước sốt vừa đun qua rây, lấy phần nước sốt đã lọc xối lên đĩa cá hồi đã áp chảo chín.

 

Cá hồi sốt kem

Cá hồi sốt kem

 

3.7 Súp cá hồi khoai tây:

 

  • Nguyên liệu: Cá hồi phi lê không da, khoai tây, hành tím, hành tây, dầu ăn.
  • Cách thực hiện:

 

- Hành tím băm nhỏ, hành tây lột vỏ cắt khoanh tròn.

 

- Cá hồi đã sơ chế sạch cho vào áp chảo cùng chút dầu oliu đến khi các cá bên ngoài vàng đều thì tắt bếp.

 

- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch đem luộc chín. Khi khoai tây đã chín mềm cho ½ hành tây hành tím, cá hồi áp chảo vào nấu cùng tới khi tất cả đều mềm. 

 

- Xào số hành tây hành tím còn lại sau đó mang đi xay cùng với hỗn hợp mới nấu trên. 

 

- Tiếp tục đun sôi hỗn hợp đã xay thêm 3-5 phút thì tắt bếp. 

 

3.8 Cháo cá hồi bí đỏ đậu hà lan

 

  • Nguyên liệu: Cá hồi, đậu hà lan, gạo, bí đỏ, dầu ăn
  • Cách thực hiện: 

 

- Cá hồi đã sơ chế sạch đem hấp cách thủy cùng với chút gừng, sả, hành lá khoảng 15-2 phút. Cá chín dùng thìa hoặc tay bóp nát.

 

- Gạo vo sạch, mang đi nấu cháo.

 

- Bí đỏ, đậu hà lan đem hấp hoặc luộc chín, sau đó xay nhuyễn. 

 

- Khi cháo đã chín , trộn đều tất cả hỗn hợp vào đun thêm 5 phút và tắt bếp.

 

Chỉ với vài cách chế biến đơn giản  như hướng dẫn ở trên, các mẹ  đã có thể chế biến nhiều món ngon và bổ dưỡng từ cá hồi cho bé ăn dặm đúng chuẩn đầu bếp rồi. 

 

Cháo cá hồi bí đỏ đậu hà lan

Cháo cá hồi bí đỏ đậu hà lan

 

4. Một số lưu ý khi chế biến các món cá hồi cho bé ăn dặm

 

Cá hồi tuy rất giàu dưỡng chất nhưng khi chế biến đồ ăn dặm cho bé mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này cũng như tránh được một số phản ứng phụ không mong muốn. Cụ thể:

 

  • Trước khi chế biến mẹ cần kiểm tra miếng cá đảm bảo miếng cá không còn xương, điều này tránh để bé hóc xương cá.
  • Sơ chế cá thật sạch theo hướng dẫn ở trên.
  • Nên sử dụng cá hồi tươi khi chế biến thay vì cá hồi đông lạnh, bởi cá hồi đông lạnh nếu bảo quản không tốt hoặc hết hạn sử dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của bé. 
  • Khi chế biến, nên nấu cá ở nhiệt độ thấp và lửa nhỏ, vì các dưỡng chất trong cá hồi sẽ bị mất nhanh khi gặp nhiệt độ cao.  Ngoài ra, với các món ăn thì nên thêm một chút dầu thực vật vào để tăng khẩu vị món ăn cũng như bổ sung lượng chất béo bị mất trong quá trình chế biến.
  • Khi chế biến cá hồi, cần rửa tay sạch và đeo găng tay  để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên khi nấu, mẹ cần phải nhớ nấu chín kỹ, không cho trẻ ăn sống hoặc ăn tái.
  • Tuyệt đối không nêm muối vào đồ ăn của trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi càng không được nêm.

 

>> Có thể bạn quan tâm:

 

Dùng dầu ăn dặm cho bé có tốt không?

Ăn dặm tự chỉ huy có tốt không? Những điều mẹ cần lưu ý khi áp dụng

 

Chúng tôi hy vọng với những thông tin đã chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho mẹ trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé theo chuẩn khoa học và giàu dinh dương. Chúc các mẹ thực hiện thành công.

 

"Chọn mua ngay sữa bột cho bé tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"

 

Giao hàng ngay