- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường được các chuyên gia chỉ rõ sẽ sớm giúp mẹ bầu có phương án thăm khám, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe tốt nhất, chào đón bé yêu khỏe mạnh.
Biến chứng tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, chúng khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu trong quá trình mang thai. Tình trạng bệnh này thường không xuất hiện triệu chứng cụ thể nên mẹ rất khó nhận biết và sẽ biến mất trong khoảng 6 tuần sau khi mẹ sinh em bé.
Khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bệnh lý và để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm như sinh non, sảy thai, tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ, viêm đài bể thận,......
Nguy hiểm hơn, tình trạng này về lâu dài có khả năng tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh, võng mạc. Bên cạnh đó, các thai phụ cũng dễ mắc bệnh béo phì, tăng cân nhanh sau sinh nếu không duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập thích hợp.
Thực tế, các thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai cao hơn các sản phụ có mức đường huyết bình thường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm ảnh hưởng đến thai nhi chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ 3. Trong giai đoạn đầu, mức đường huyết tăng cao có thể khiến thai nhi không phát triển trong buồng tử cung, tăng nguy cơ đào thải thai nhi, dị tật bẩm sinh,.... Trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng tiết insulin của thai nhi, khiến chúng bị tăng trưởng quá mức.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi có thể kể đến như:
Ngoài ra, các ảnh hưởng lâu dài còn làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường, rối loạn tâm thần, rối loạn vận động.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ cần biết
>> Xem ngay: Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và lời khuyên chuyên gia
Khi mang thai, hormone HCG và áp lực trên bàng quang tăng có thể khiến người mẹ buồn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng nhiều mẹ bầu có thể gặp phải, nhưng cũng chính vì lý do này mà nhiều mẹ bầu không biết đây là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Các chuyên gia cho biết, tiểu đường thai kỳ có thể khiến người mẹ mang thai đi tiểu nhiều hơn bình thường, bởi hàm lượng glucose không chuyển hóa có thể lây lắng đọng trong máu, gây phản ứng buồn đi tiểu nhiều hơn.
Người mẹ mang thai cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng đặc biệt để mẹ và thai nhi luôn phát triển tốt nhất nên việc ăn nhiều chất dinh dưỡng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn thì cần phải xem xét lại.
Thực tế, những người mắc tiểu đường thai kỳ là do insulin không chuyển hóa hết hết glucose thành dạng năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể. Vì thế, khi cơ thể không được bổ sung năng lượng đầy đủ thì chúng sẽ gửi những “tín hiệu” cho não và gây ra cảm thấy đói khiến mẹ ăn uống nhiều hơn và không có cảm giác no.
Mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ sẽ thường xuyên có cảm giác khát nước, khô miệng và muốn uống nhiều nước hơn bình thường. Nguyên nhân là do việc đi tiểu nhiều lần vì lượng đường máu tăng cao khiến cơ thể mất nước và muốn được bổ sung thêm nhiều nước hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu của cơ thể.
Mắt bị mờ trong thời gian ngắn cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Thực tế, khi lượng đường trong máu tăng cao khiến cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi nên có thể khiến mắt của mẹ bầu bị mờ trong một thời gian ngắn. Khi cơ thể bắt đầu thích nghi thì tầm nhìn của người mẹ có thể trở lại bình thường.
Ngoài những dấu hiệu kể trên thì khi xuất hiện những dấu hiệu sau đây, mẹ bầu cũng nên cân nhắc kiểm tra, xét nghiệm máu thường xuyên:
Nhiễm trùng vùng kín cũng là một dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần quan tâm. Thực tế, khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến các loại vi khuẩn, nấm men ở âm đạo tăng cao nên mẹ bầu có nguy cơ bị viêm nhiễm. Vì thế, nếu mẹ bầu có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, dịch âm đạo có mùi thì mẹ bầu nên đi thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh lý có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Những câu hỏi liên quan đến bệnh tiểu đường thai kỳ
Người mắc bệnh tiểu đường đường hay các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường phải thực hiện một chế độ ăn kiêng rất khắt khe. Việc thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tốt bệnh lý và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra. Vì thế nhiều người đặt ra câu hỏi: Bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu có uống được sữa không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, uống sữa giúp người bệnh có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Trong sữa cho bà bầu thường chứa hàm lượng canxi cao, giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, tránh tình trạng thai nhi hấp thu dưỡng chất, gây ra các bệnh lý cơ xương khớp cho người mẹ. Bên cạnh đó, dùng sữa cho mẹ bầu trong giai đoạn này còn giúp mẹ và thai nhi được cung cấp chất đạm, axit amin giúp các mô sữa kích thích mạnh mẽ, tạo nguồn sữa mẹ dồi dào. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tránh tình trạng suy thai, suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ uống sữa còn được bổ sung một lượng lớn vitamin D giúp trẻ tránh mắc bệnh còi xương, thúc đẩy sự phát triển chiều cao đạt chuẩn, cân nặng vượt trội của trẻ trong tương lai. Vì thế, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sử dụng sữa cho bà bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì mẹ nên chọn sữa có nguồn gốc, thương hiệu uy tín và không có hàm lượng đường cao trong thành phần sữa.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu để kiểm soát tốt đường huyết và điều trị kịp thời khi có biến chứng nguy hiểm xảy ra.. Việc sử dụng sữa cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng cần được cân nhắc với hàm lượng vừa phải để tránh tình trạng thừa dinh dưỡng, gây ra bệnh béo phì.
Để đảm bảo sức khỏe và hạn chế những biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng như sau:
Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung từ 2 - 3 ly sữa cho bà bầu kết hợp vận động nhẹ nhàng để mẹ có thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất để giúp thai nhi khỏe mạnh.
Các dòng sữa cho bà bầu tại Asia Nutri
Hiện nay, Asia Nutri có các dòng sữa cho bà bầu được rất nhiều bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Đặc biệt, các dòng sữa này đều có thể sử dụng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Một số dòng sữa cho bà bầu mẹ có thể tham khảo như sau:
Các dòng sữa trên không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn cung cấp các kháng thể, vitamin và khoáng chất giúp mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh, cân nặng, chiều cao đạt chuẩn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất. Đặc biệt, các dòng sữa cho bà bầu của Asia Nutri đều được nghiên cứu và áp dụng công thức tiên tiến đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu.
>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp 1 vạn câu hỏi tiểu đường thai kỳ được và không được ăn gì?
Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ và những lưu ý cần thiết
Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nắm bắt được những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh để kịp thời thăm khám, thay đổi chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng và giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!
"Chọn mua ngay sữa cho bà bầu tại Asia Sức Khoẻ Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường được các chuyên gia chỉ rõ sẽ sớm giúp mẹ bầu có phương án thăm khám, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe tốt nhất, chào đón bé yêu khỏe mạnh.