Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ và những lưu ý cần thiết

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh được xác định khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường khi làm các xét nghiệm đường huyết từ tuần 24 - 28. Mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

 

Những lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần biết

Những lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần biết

 

1. Những lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ để đạt hiệu quả tốt nhất


Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.


Trong quá trình điều trị, mẹ bầu cần chú ý:


1.1. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng tuyệt đối


Theo thống kê, có đến hơn ¾ mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có mức đường huyết trở về bình thường nhờ thay đổi chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Vì thế, khi được chẩn đoán mắc bệnh, mẹ bầu cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, cụ thể:

 

  • Chú ý đến lượng carbohydrate: Chia thành các bữa ăn nhỏ hàng ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Ưu tiên các loại thực phẩm có lượng đường huyết thấp như rau xanh, trái cây. Bên cạnh đó cần chú ý, tránh các loại thực phẩm, bánh kẹo chứa nhiều đường, nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm nhưng chứa ít chất béo bão hòa. Với các loại tinh bột nên chọn ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo sức khỏe. Tóm lại, chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất như: rau củ, ngũ cốc, đạm, sản phẩm sữa và hoa quả. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên tuân thủ khuyến cáo về hàm lượng vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là hàm lượng axit folic để phòng tránh dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Kiểm soát cân nặng khi mang thai: Phụ nữ mang thai cần tuân thủ theo đúng chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo, chỉ số BMI không vượt quá tiêu chuẩn được khuyến cáo sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

 

1.2. Thiết lập chế độ tập luyện hợp lý


Chế độ luyện tập cũng rất quan trọng với những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Nếu tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể mẹ bầu sử dụng nguồn glucose sẵn có không cần thêm insulin, tránh biến chứng kháng insulin hay mắc phải ở người bệnh tiểu đường thai kỳ.


Thực tế, lượng glucose máu tăng cao sau ăn, vì thế mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên vận động nhẹ nhàng sau ăn 1 giờ đồng hồ nếu không có chống chỉ định từ bác sĩ.

 

1.3. Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị


Khi mẹ bầu đã thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập luyện nhưng mức đường huyết vẫn tăng cao thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.


Hiện nay, ở nước ta thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ duy nhất được Bộ Y tế cấp phép là insulin. Các loại thuốc viên vẫn chưa chứng minh được hiệu quả và tính an toàn cho thai nhi.

 

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

 

>> Xem ngay: Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và lời khuyên chuyên gia

 

2. Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ


Mục tiêu điều trị tiểu đường thai kỳ cần đạt đúng tiêu chuẩn: 

  • Glucose máu khi đói, đường máu trước ăn, đường máu trước khi ngủ là từ 3,9 - 5,5 mmol/l.
  • Glucose máu sau khi ăn 1 giờ và 2 giờ từ 5,4 - 7,1 mmol/l.
  • Chỉ số HbA1C < 6%.

Bên cạnh đó, khi phát hiện mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hướng dẫn mẹ bầu điều chỉnh lượng glucose máu bằng chế độ ăn uống phù hợp giảm chất ngọt, glucid, đồng thời theo dõi đường máu liên tục khoảng 6 lần/ngày. Khi thực hiện phương pháp trên không đem lại kết quả thì các bác sĩ sẽ chuyển phác đồ điều trị tiểu đường thai kỳ kiểm soát glucose máu bằng cách tiêm thuốc insulin.

 

  • Insulin là thuốc điều trị duy nhất đến thời điểm hiện tại với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Thực hiện điều trị trước các bữa ăn và sử dụng insulin nền vào buổi tối để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Liều lượng thuốc khởi đầu được tính theo cân nặng, cụ thể là: 0,4 đến 0,5 đơn vị/ kg/ 24h.
  • Tổng liều lượng thuốc insulin được chia ra: 40 - 50% insulin nền, 50 - 60% insulin trước các bữa ăn.
  • Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh liều lượng đến khi đạt được mục tiêu. 

 

Hỏi đáp thắc mắc chung về tiểu đường thai kỳ

Hỏi đáp thắc mắc chung về tiểu đường thai kỳ

 

3. Hỏi đáp thắc mắc chung về tiểu đường thai kỳ


3.1. Tôi cần làm gì khi mắc đái tháo đường thai kỳ?


Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ chắc hẳn bạn sẽ thấy hoang mang, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Nếu bạn được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ thì bạn nên thường xuyên theo dõi hàm lượng glucose trong máu bằng qua thử hoặc máy đo. Để giữ hàm lượng đường ổn định, bạn cần chú ý: 

 

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát đường huyết tốt: Mẹ bầu nên duy trì và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý dựa trên các yếu tố cân nặng, hoạt động của cơ thể. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cần phải có đầy đủ các nhóm dưỡng chất: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất. Mẹ bầu cũng cần chú ý không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng, đồng thời tránh các món ăn như bánh kẹo, nước ngọt.
  • Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể giảm hàm lượng glucose, giúp lượng đường trong máu giữ ở mức ổn định. Mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện các hoạt động như đi bộ, tập yoga, bơi lội,...

 

Nếu thực hiện các biện pháp trên nhưng mức đường huyết không cải thiện thì bác sĩ có thể kê thuốc điều trị. Mẹ bầu nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm.

 

3.2.Khi mang thai tôi có cần xét nghiệm bổ sung không?


Tùy thuộc vào mức độ bệnh tiểu đường mà mẹ bầu cần phải thực hiện thăm khám, xét nghiệm nhiều hơn so với thai phụ bình thường. Từ tuần thứ 28 trở đi, bác sĩ sẽ đếm cử động thai nhi qua siêu âm và báo cho bạn nếu thấy kết quả bất thường, đồng thời chỉ định các xét nghiệm tiếp theo nếu trong các trường hợp cần thiết.

 

Mẹ bầu cũng có thể thực hiện siêu âm thai nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ ba để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ và thai nhi có cân nặng khá to thì bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đến các trường hợp sinh thường hoặc sinh mổ cho người mẹ.

 

Cần lưu ý, nếu mẹ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường từ nửa đầu thai kỳ thì cũng có trường hợp mẹ đã bị bệnh tiểu đường trước đây mà không hề hay biết. Lúc này bác sĩ có thể thực hiện siêu âm tim thai để phát hiện các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh. Nếu mức đường huyết tăng cao trong những tuần đầu thai kỳ thì lúc này cơ thể của em bé đã bắt đầu được hình thành.

 

3.3.Cách để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trong tương lai?


Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai. Vì thế, sau khi sinh mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể thực hiện bằng cách:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh, duy trì chế độ nhiều rau xanh, chất xơ
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên để phòng tránh bệnh.

 

Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa mẹ vừa có tác dụng giúp giảm cân sau sinh, vừa giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 trong tương lai.

 

3.4. Có cách nào để giảm thiểu rủi ro liên quan đến thai nhi không?


Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều công dụng tích cực đối với sự trao đổi chất glucose, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ béo phì, tiểu đường và nhiều lợi ích khác.


Vì thế để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và sau khi trẻ chào đời thì mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng bình thường, hoạt động thể chất thường xuyên. Đặc biệt, mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ khi đã có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.


3.5. Tôi bị tiểu đường thai kỳ thì có dùng được sữa bầu hay không?


Việc thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp kiểm soát tốt đường huyết mà còn giúp cân bằng lượng dinh dưỡng hiệu quả cho cơ thể, giúp mẹ và thai nhi luôn phát triển tốt nhất.


Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung từ 2 - 3 ly sữa cho bà bầu vào các bữa ăn phụ để được cung cấp dinh dưỡng hiệu quả.


Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sữa cho bà bầu có chứa đầy đủ dưỡng chất, các loại vitamin và khoáng chất giúp thai phòng ngừa dị tật và các bệnh lý bẩm sinh. Đặc biệt, trong sữa cho bà bầu được bổ sung hàm lượng canxi cao cùng các chất xúc tác như vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt vừa giúp phòng ngừa loãng xương cho mẹ, vừa giúp thai nhi phát triển xương, răng. Vì thế, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sử dụng sữa bầu rất tốt.

Các dòng sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Các dòng sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ


Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để duy trì chế độ dinh dưỡng kết hợp việc xét nghiệm, kiểm tra đường huyết, điều trị kịp thời khi có biến chứng nguy hiểm xảy ra. 
Ngoài các dòng sữa truyền thống, hiện nay Asia Nutri có các dòng sữa cho bà bầu được rất nhiều bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Đặc biệt, các dòng sữa này đều có thể sử dụng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bởi hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa rất cân đối. Một số dòng sữa cho bà bầu mẹ có thể tham khảo như sau: 

 

  • Sữa Asia Nutri Mom Gold
  • ColosBens Mom Gold
  • Vigor Milk Mom Gold
  • B6 Gold Mom Gold
  • USA2 Mom Gold
  • Conanmilk Mom Gold
  • B6 Gold Mom Gold

 
Các dòng sữa cho bà bầu của Asia Nutri không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng toàn diện mà còn cung cấp các kháng thể, vitamin và khoáng chất giúp mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng hiệu quả, phát triển toàn diện. Đặc biệt, các dòng sữa cho bà bầu của Asia Nutri đều được nghiên cứu và áp dụng công thức tiên tiến đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp 1 vạn câu hỏi tiểu đường thai kỳ được và không được ăn gì?

      Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ được chuyên ra chỉ ra


Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp độc giả hiểu được về bệnh tiểu đường thai kỳ cũng như phác đồ điều trị phù hợp.


Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

"Chọn mua ngay sữa cho bà bầu tại Asia Sức Khoẻ Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"