Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và lời khuyên chuyên gia

 

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ mang thai, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé nếu không được phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời. Mời các mẹ tham khảo ngay bài viết này để biết rõ hơn về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ và lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia để có phương pháp điều trị tốt nhất.

 

Tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ chưa biết

Tiểu đường thai kỳ và những điều mẹ chưa biết.

 
1. Tiểu đường thai kỳ là gì và chỉ số an toàn?

 

1.1 Tiểu đường thai kỳ là gì?

 

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết trong quá trình mang thai. Thông thường bắt đầu từ tuần thứ 24 trở đi các hormone của nhau thai hoạt động mạnh, làm cho việc sản xuất insulin trong tuyến tụy bị rối loạn, khiến cho hàm lượng đường máu tăng cao và dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào cũng mắc tiểu đường thai kỳ và bệnh sẽ khỏi sau khi sinh xong. Tiểu đường thai kỳ không có biểu hiện rõ rệt nên rất khó phát hiện, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Đối với phụ nữ mang thai, lần đầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì những lần mang thai tiếp theo cũng xuất hiện tình trạng này.  Mặt khác, khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 rất cao. Vì thế, trong thời gian mang thai mẹ cần theo dõi sức khỏe, thăm khám thường xuyên và lắng nghe lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 

Chuyên gia còn chỉ ra theo các nghiên cứu trên nhiều trường hợp mắc tiểu đường thai kì thì các đối tượng dưới đây có nguy cơ  mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn so với người bình thường:

 

  • Người có thân hình thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
  • Tiền sử sản khoa không rõ nguyên nhân.
  • Mang thai khi độ tuổi trên 35.

 

Mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

 

1.2 Chỉ số tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?

 

Vì biểu hiện của tiểu đường thai kỳ không rõ ràng. Nên mẹ bầu muốn biết bản thân có bị tiểu đường hay không, thì mẹ cần làm xét nghiệm sàng lọc để có kết quả chính xác và hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là các chỉ số đường huyết trong máu bình thường mẹ bầu cần lưu ý:

 

  • Chỉ số đường huyết lúc đói ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

 

1.3 Chỉ số tiểu đường nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi?

 

Tiểu đường thai kỳ thông thường sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị tiểu đường mà không được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Đối với thai nhi, nếu mẹ bị tiểu đường thì khi sinh ra bé sẽ phải đối mặt với các nguy hiểm như:

 

  • Bé thừa cân, béo phì: Dinh dưỡng từ mẹ truyền cho thai nhi thông qua nhau thai, vì thế mà hàm lượng glucose trong máu của mẹ sẽ truyền sang cho thai nhi theo đường đó, kích thích tuyến tụy của thai nhi sản xuất thêm insulin. Điều này đồng nghĩa với việc cân nặng của thai nhi phát triển quá mức và có nguy cơ cao phát triển bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.

 

  • Bệnh lý sơ sinh: Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thì con sinh ra có nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp, tim mạch, còi xương,...

 

  • Hạ đường huyết sau sinh: Hàm lượng glucose trong máu của mẹ sẽ truyền sang cho thai nhi,  kích thích tuyến tụy của thai nhi sản xuất insulin. Điều này đồng nghĩa với việc insulin tăng quá mức làm lượng đường trong máu xuống thấp, nghiêm trọng có thể gây co giật sơ sinh.

 

Vì vậy, trong thời gian mang thai mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra chỉ số đường huyết  mà mẹ bầu cần phải thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường thai kỳ gây ra.

 

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi

 

>> Xem ngay: Giải đáp 1 vạn câu hỏi tiểu đường thai kỳ được và không được ăn gì?

 

2. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ các mẹ cần biết

 

Tiểu đường thai kỳ rất khó phát hiện và nhận biết. Bởi bệnh này không có biểu hiện rõ rệt và dễ bị nhầm tưởng với các triệu chứng của một số bệnh khác, nên thường các mẹ hay bỏ qua. Dưới đây là 5 dấu hiệu cơ bản của bệnh để mẹ bầu có thể nhận biết như sau:

 

  • Đi tiểu nhiều hơn: Hàm lượng glucose vượt ngưỡng cho phép khiến lượng đường trong máu bị ứ đọng, không chuyển hóa hết, khiến cho hệ bài tiết của  thận phải hoạt động hết công suất để đào thải thông qua đường nước tiểu. Vì vậy, khi có dấu hiệu này mẹ cần đi kiểm tra ngay để  có hướng điều trị phù hợp.
  • Thường xuyên khát nước: Khi  lượng đường trong máu tăng cao, làm cho cơ thể người bệnh đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước. Vì thế, để bổ sung lượng nước đó, người bệnh phải uống nhiều nước để bù đắp sự thiếu hụt.
  • Vùng kín viêm nhiễm nấm: Khi mang bầu, vùng kín của mẹ dễ bị nhiễm nấm mà không thể sử dụng thuốc điều trị. Đây cũng là một biểu hiện có thể do tiểu đường gây ra.
  • Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống: Hàm lượng insulin sản xuất ra không đủ để chuyển hóa lượng đường thành năng lượng, khiến cho cơ thể luôn luôn thèm ăn, đói bụng mệt mỏi và trọng lượng cơ thể giảm sút.
  • Lâu lành vết thương hở: Khả năng làm lành vết thương khi bị xây xước rất lâu. Vì vậy, mẹ cần theo dõi kĩ các vết thương phục hồi như thế nào, để biết chắc chắn bản thân mình có bị tiểu đường hay không.

 

Thường xuyên khát nước là một dấu hiệu nhận biết mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Thường xuyên khát nước là một dấu hiệu nhận biết mẹ bị tiểu đường thai kỳ

 

3. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

 

Hiện tại chưa thể khẳng định được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kì. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng có chung nhận định các nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kì được chỉ ra. Trong thời gian mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24 trở đi  nhau thai tạo ra các hormon có nồng độ cao, ức chế khả năng hoạt động của insulin. Do đó, làm cho nồng độ glucose trong máu tăng cao, dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, còn do trong giai đoạn đầu thai kỳ, hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng ốm nghén, sụt cân không thể ăn bất cứ thức ăn gì. Tuy nhiên, sau khi hết giai đoạn ốm nghén, các bầu thường cố gắng ăn nhiều để bù đắp dinh dưỡng thiếu hụt trong giai đoạn nghén cho thai nhi phát triển. Mặt khác, một số mẹ bầu có chế độ ăn uống không khoa học và ăn uống thất thường kết hợp ít vận động trong thời gian mang thai, dễ làm tăng nồng độ đường trong máu và dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

 

3.1 Phương pháp chẩn đoán

 

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán cho kết quả chính xác nhất

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán cho kết quả chính xác nhất

 

Để biết bản thân khi mang thai có bị tiểu đường hay không thì xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán cho kết quả chính xác nhất. Thời điểm nên làm sàng lọc cho ra kết quả chính xác nhất là từ tuần thứ 24 trở đi. Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm chẩn đoán phổ biến như sau:

 

Phương pháp 1 bước: Dung nạp glucose

 

Mẹ bầu cần nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng, sau đó mẹ bầu sẽ được uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g. Sau 1 giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu để phân tích chỉ số đường huyết. Sau 3 lần lấy máu,  nếu có ⅔  kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận rằng mẹ  đã mắc tiểu đường thai kỳ.  Các bác sĩ sẽ căn cứ vào giá trị đường huyết bất thường sau khi dung nạp glucose trong 2 giờ để kết luận cuối cùng, giá trị đó lần lượt là:

 

  • Đường huyết lúc đói: > 92mg/dl (5,1 mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180mg/dl (10,0 mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 153mg/dl (8,5 mmol/l)

 

Phương pháp 2 bước: Thử glucose + dung nạp glucose

 

Bước 1: Uống 50g glucose. Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose.

 

Bước 2: Dung nạp Glucose đường uống 100g. Đo glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1h, 2h, và 3h sau khi uống. Sau đó một giờ, các bác sĩ sẽ lấy  máu từ ngón tay để kiểm tra đường huyết và xác định cách cơ thể bạn chuyển hóa đường. Giá trị đường huyết bất thường sau khi uống dung dịch 100g glucose trong vòng 3 giờ được căn cứ như sau:

 

  • Đường huyết lúc đói: 95 mg/dl (5,3 mmol/l)
  • Sau 1 giờ: > 180 mg/dl (10,0mmol/l)
  • Sau 2 giờ: > 155 mg/dl (8,6 mmol/l)
  • Sau 3 giờ: > 140 mg/dl (7,8 mmol/l)

 

Sữa bầu Colosbens Mom Gold dinh dưỡng cho mẹ và bé khỏe mạnh

Sữa bầu Colosbens Mom Gold dinh dưỡng cho mẹ và bé khỏe mạnh

 

3.2 Biến chứng nguy hiểm

 

Tiểu đường thai kỳ cực kỳ được các chuyên gia đánh giá rất nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Đối với bản thân mẹ khi bị tiểu đường thai kỳ, phải đối mặt với các nguy hiểm như:

 

  • Huyết áp cao và tiền sản giật cao hơn gấp 4 lần bình thường.
  • Băng huyết sau sinh, và khó cầm máu sau sinh.
  • Dễ gặp chấn thương trong quá trình mang thai và sinh con, khi áp lực quá lớn đè lên khung xương chậu của mẹ.
  • Trong những lần mang thai tiếp theo, mẹ vẫn bị tiểu đường và nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 là rất lớn.
  • Nguy cơ cao sảy thai, sinh non, thai lưu.

 

Sữa bầu Omega Nano Mom Gold

Sữa bầu Omega Nano Mom Gold 

 

Đối với thai nhi sẽ dễ bị những biến chứng như: bé dễ gặp những dị tật bẩm sinh, thai nhi sẽ chậm phát triển hơn, nguy cơ tử vong cao trong quá trình sinh hoặc sau sinh.

 

4. Hướng điều trị của tiểu đường thai kỳ và lời khuyên từ chuyên gia

 

Sữa bầu Asia Nutri Mom Gold

Sữa bầu Asia Nutri Mom Gold 

 

4.1 Phương pháp điều trị

 

Để hạn chế được diễn biến xấu của tình trạng tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần tuân thủ đúng các phương pháp điều trị được chuyên gia đưa ra:

 

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh là phương pháp điều trị hiệu quả và đơn giản nhất. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục hàng ngày là phương pháp kiểm soát đường huyết rất tốt. Mẹ bầu hãy dành 30 phút để tập luyện thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội.
  • Theo dõi các chỉ số đường huyết liên tục: Lượng đường trong máu sẽ thay đổi liên tục. Vì thế, mẹ cần theo dõi thường xuyên trước và sau khi ăn để nhận biết mức độ của bệnh để có phương án điều trị tốt nhất.
  • Bổ sung insulin nếu cần thiết: Trong một số trường hợp, để kiểm soát lượng đường huyết mẹ bầu có thể uống insulin theo  đơn của bác sĩ đã kê.
  • Kiểm tra tiểu đường sau sinh: Tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh một vài tuần. Tuy nhiên, mẹ cũng cần đi kiểm tra lại để biết chắc chắn tình trạng bệnh như thế nào, có phát triển sang giai đoạn khác khác hay không. 

 

Sữa bầu Vigor Milk Mom Gold

Sữa bầu Vigor Milk Mom Gold 

 

4.2 Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng

 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng. Bởi chế ăn hàng ngày  không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt đường huyết, mà còn hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Ngọc Khuê  (Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội) chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho thai phụ tiểu đường thai kỳ như sau:

 

  • Ăn sáng đầy đủ và khoa học: Bữa sáng chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó không chỉ cung cấp năng lượng để bắt đầu một ngày mới hiệu quả mà còn giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu hiệu quả.
  • Tối đa hóa lượng chất đạm: Protein có thể giúp cơ thể có cảm giác no lâu và là thành phần tạo ra năng lượng cho các mô cơ.
  • Bổ sung chất xơ: Chất xơ không chỉ có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường huyết mà còn cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu ở mẹ bầu hiệu quả. 
  • Sử dụng sữa bầu chuyên biệt cho mẹ bầu tiểu đường: Sữa bầu là nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé khỏe mạnh. Ngoài ra, sử dụng sữa bầu mỗi ngày cũng giúp cơ thể kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất. Một số dòng sữa bầu được nhiều mẹ Việt tin dùng và phản hồi tốt nhất như: Asia Nutri Mom Gold, Sữa bầu Omega Nano Mom Gold, Sữa bầu Optimilk Care Mom Gold ,.....
  • Hạn chế tinh bột: Tinh bột chính là thủ phạm khiến lượng đường trong máu tăng cao và tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa đường: Đường là thủ phạm gia tăng hàm lượng đường trong máu. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh xa các loại thực phẩm chứa quá nhiều đường.
  • Giảm lượng muối: Muối là kẻ thù của hệ tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, khi ăn quá mặn mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao phù nề tay chân và tiền sản giật thai kỳ.
  • Hạn chế dung nạp nhóm chất béo xấu: Chất béo làm mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát,  ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu và không hề tốt cho tình trạng bệnh.
  • Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày và không bỏ bữa: Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn nhiều bữa, không ăn quá nhiều cùng một lúc.
  • Không sử dụng chất kích thích: Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích, có ga như rượu bia, cafe, nước ngọt có ga,...

 

>> Có thể bạn quan tâm: Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ và những lưu ý cần thiết

        Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ được chuyên gia chỉ ra

 

Trên đây là những điều mẹ bầu cần biết về tiểu đường thai kỳ. Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp ích cho mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ!

 

"Chọn mua ngay sữa cho mẹ bầu tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"