Giải đáp 1 vạn câu hỏi tiểu đường thai kỳ được và không được ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bệnh này có thể kiểm soát tốt nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy, khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ có biết nên ăn gì và không nên ăn gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các mẹ có câu trả lời rõ nhất, từ đó mẹ có thể tự xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học nhất.

 

khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ có biết nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ có biết nên ăn gì và không nên ăn gì?

 

Click mục để xem nhanh nội dung chính [hide]

 

 

1. Tiểu đường thai kỳ nên ăn những gì?

 

Đối với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé thì mẹ bầu nên tuân thủ theo nguyên tắc “ một phần tư”, tức là một khẩu phần ăn chia làm 4 phần, 1 phần chất đạm, 1 phần tinh bột, 2 phần còn lại là chất xơ từ rau củ quả. 

 

Để tốt cho sức khỏe và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết mẹ bầu nên ăn những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều protein lành mạnh: Protein ngoài vai trò là cung cấp nguồn năng lượng và tạo ra calo cho cơ thể thì protein còn giúp cân bằng lượng đường trong máu. Các loại thực phẩm giàu protein mẹ nên ăn như thịt nạc, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa, 
  • Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu và rất tốt đối với cơ thể. Tuy nhiên, với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý đến lượng chất béo dung nạp mỗi ngày. Các loại chất béo tốt mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày như dầu hạnh nhân, dầu óc chó, dầu đậu nành, bơ, cá ngừ, cá hồi, quả bơ,....
  • Thực phẩm không chứa đường hoặc ít đường: Đường chính là thủ phạm chính khiến bệnh trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng các thực phẩm có hàm lượng thấp như các loại hoa quả chứa ít đường 
  • Thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột thấp: Tinh bột rất cần thiết cho sức khỏe và bé phát triển. Tuy nhiên, các thực phẩm chứa tinh bột khi thủy phân đều chuyển thành glucose, khi mẹ  tiêu thụ quá nhiều hàm lượng tinh bột, có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm chứa tinh bột thấp như gạo lứt, bún, phở, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám,...
  • Chất xơ: Rau củ quả tươi là thực phẩm này chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Chất xơ ngoài tác dụng ngăn ngừa triệu chứng táo bón, thì còn có tác dụng làm hạn chế khả năng hấp thụ tinh bột và ngăn ngừa gia tăng lượng đường huyết sau ăn. Một số loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ mẹ không thể bỏ qua như cải bó xôi, rau lang, mồng tơi, rau ngót, cà rốt, bí đỏ,...

 

Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ rằng nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành 3 bữa chính và 1 - 2 bữa phụ, để hạn chế gia tăng đường huyết và cũng giảm tải cho dạ dày hoạt động liên tục, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

 

>> Xem ngay: Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và lời khuyên chuyên gia

 

2. Tiểu đường thai kỳ được và không được ăn uống gì?

 

Tiểu đường thai kỳ được và không được ăn gì? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi của mẹ bầu thắc mắc đã được các chuyên gia dinh dưỡng giải đáp

 

2.1 Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

 

Khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, bà bầu không nên bỏ qua

Khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, bà bầu không nên bỏ qua

 

Khoai lang là loại củ có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị ngọt thơm rất dễ ăn, chứa nhiều tinh bột, chất xơ, vitamin A và acid folic rất tốt cho mẹ bầu. Vậy, với  mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ được ăn khoai lang không? Câu trả lời là có. Bởi, theo như nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy chỉ số đường huyết của khoai lang là 54% khi được nấu chín, ngưỡng an toàn cho người tiểu đường. Ngoài ra, khoai lang không chứa chất béo, cholesterol có khả  năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành chất béo. Việc ăn khoai lang đúng cách còn giúp máu kiểm soát nhịp tim, cung cấp canxi cho xương, ngăn ngừa táo bón, …

 

Mặc dù ăn khoai lang rất tốt, nhưng nếu ăn khoai lang không đúng cách thì sẽ rất khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường. Một số lưu ý khi ăn mẹ cần lưu tâm như sau: 

  • Không ăn khoai lang sống hoặc khoai mọc mầm
  • Với mẹ bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn luộc và hấp mà thay vào đó là sử dụng khoai lang nướng cả vỏ
  • Nên ăn vào buổi trưa để tăng khả năng hấp thụ canxi
  • Ăn với hàm lượng vừa phải và tham khảo ý kiến bác sĩ để có khẩu phần ăn phù hợp

 

2.2 Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

 

Nước dừa rất tốt cho mẹ bầu tiểu đường bị thai kỳ

Nước dừa rất tốt cho mẹ bầu tiểu đường bị thai kỳ

 

Tiểu đường thai kỳ có được  uống nước dừa không là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ quan tâm. Bởi vì,  nước dừa có vị ngọt nên khiến mẹ lo lắng sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Như các mẹ đã biết, nước dừa là một loại đồ uống thanh mát được nhiều người yêu thích. Hàm lượng chất béo và calo  trong nước dừa không quá cao, do đó, mẹ bầu có thể kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất khác như  kali và axit lauric trong nước dừa còn giúp tăng cholesterol tốt,  điều hòa huyết áp và phòng ngừa các biến chứng về tim mạch

Đặc biệt là trong nước dừa còn chứa chất xơ và amino acid có tác dụng ổn định đường huyết, làm chậm quá trình tiêu hóa, cải thiện quá trình lưu thông của máu, tăng hàm lượng ối. Vì thế, dù bị tiểu đường thai kỳ  mẹ vẫn có thể yên tâm sử dụng nước dừa nhưng với hàm lượng cho phép. 

 

Vì thế, bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể uống nước dừa nhưng nhất định phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

  • Không uống nước dừa trong 3 tháng đầu: nước dừa sẽ khiến tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn
  • Không uống vào buổi tối: Vì nước dừa có lợi tiểu nên khi uống quá nhiều vào buổi tối, dẫn đến tình trạng mẹ thường xuyên đi tiểu, ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ và thai nhi.
  • Không uống quá nhiều: Trong nước dừa vẫn có chứa hàm lượng đường nhất định. Vì vậy, mặc dù nước dừa rất tốt nhưng mẹ không được lạm dụng
  • Không ăn cùi dừa: Cùi dừa chứa nhiều axit béo bão hòa, khiến bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. 

 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

 

2.3 Tiểu đường thai kỳ có uống được sữa tươi không đường không?

 

Sữa tươi không đường chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất nhưng không làm gia tăng đường huyết

Sữa tươi không đường chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất nhưng không làm gia tăng đường huyết

 

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát đường huyết. Do đó một câu hỏi được đặt ra là tiểu đường thai kỳ có được uống sữa tươi không đường hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng: So với các loại sữa khác, sữa tươi không đường ít làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết sau uống. Do đó, mẹ bị tiểu đường thai kỳ sử dụng sữa tươi không đường hàng ngày là một lựa chọn tuyệt vời. Mặt khác, trong thành phần của loại sữa này vẫn đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như canxi, sắt, các vitamin và khoáng chất khác cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

 

2.4 Tiểu đường trong thai kỳ ăn chuối được không

 

Chuối giàu chất xơ có tác dụng ngăn ngừa táo bón, và tăng cường trí não rất tốt

Chuối giàu chất xơ có tác dụng ngăn ngừa táo bón, và tăng cường trí não rất tốt

 

Chuối là một loại trái cây được nhiều bà bầu yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giàu chất xơ có tác dụng ngăn ngừa táo bón, và tăng cường trí não rất tốt. Tuy nhiên, trong chuối lại chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy nên tiểu đường thai kỳ có ăn được chuối không? Đây có lẽ là băn khoăn rất lớn của không ít mẹ bầu. 

Chuối là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và là lựa chọn tuyệt vời cho các bữa ăn nhẹ. Mặc dù, chuối có rất nhiều công dụng tốt nhưng vì trong chuối chứa quá nhiều đường dễ làm cho quá trình tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất bị hạn chế và càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vì thế, thai phụ nên hạn chế ăn thường xuyên và quá nhiều loại thực phẩm này.

 

Một số lưu ý khi ăn chuối mẹ bầu không thể bỏ qua:

  • Không ăn chuối quá chín hoặc quá xanh: Bởi chuối càng chín hàm lượng đường càng cao, không tốt cho đường huyết. Ngược lại, chuối càng xanh chứa quá nhiều tinh bột.
  • Không sử dụng chuối trong các bữa chính
  • Không ăn quá nhiều: Ăn từ 1-2 quả chuối ương mỗi ngày
  • Không ăn chung với các loại thực phẩm chứa nhiều đường khác

 

2.5 Tiểu đường trong thai kỳ ăn bắp được không?

 

Bắp rất giàu tinh bột và chất xơ

 

Bắp (ngô) là một loại thực phẩm ngũ cốc giàu dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu như betacaroten, vitamin A, vitamin B6, sắt, magie,, folate,… đặc biệt, là rất giàu chất xơ và tinh bột. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng không tốt đến những mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi lẽ tinh bột và carbohydrate trong ngô sẽ làm tăng lượng đường trong máu, dễ dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm như sảy thai, cao huyết áp, đa ối,…Chính vì vậy,  khi bị tiểu đường thai kỳ mẹ nên hạn chế bắp (ngô) trong bữa ăn hàng ngày.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kiểm soát tốt đường huyết mẹ bầu nên ăn  bắp kèm với các loại thực phẩm có chứa protein khác và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

 

2.6 Đái tháo đường thai kỳ ăn bí đỏ được không?

 

Bí đỏ rất tốt cho mẹ bầu tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết

Bí đỏ rất tốt cho mẹ bầu tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết

 

Bí đỏ là một loại thực phẩm bổ dưỡng thơm ngon, có vị ngọt tự nhiên và rất tốt sức khỏe. Tuy nhiên có rất nhiều mẹ thắc mắc về vấn đề “Tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không?”. Mời mẹ tham khảo ngay câu trả lời từ  bác sĩ Nguyễn Minh Hưng (Bệnh viện nội tiết Trung Ương).

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hưng (Bệnh viện Nội tiết Trung Ương): Bí đỏ là một loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bởi trong bí đỏ có chứa  hợp chất beta-caroten có tác dụng phục hồi các tế bào của tuyến tụy,  kích thích tuyến tụy sản xuất insulin giúp cho quá trình trao đổi glucose trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, bí đỏ còn có tác dụng kiểm soát đường huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp đẩy lùi các biến chứng của bệnh tiểu đường đặc biệt là biến chứng mắt và biến chứng tim mạch nhờ chứa axit ascorbic.

Vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý mẹ cần tránh khi sử dụng thực phẩm này:

  • Không ăn quá nhiều: Bí đỏ chứa nhiều vitamin A nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da sinh lý. 
  • Không nên ăn bí quá già, để lâu: Bởi khi loại quả này để lâu hàm lượng dinh dưỡng bị mất đi, dễ bị lên men, biến chất nên không tốt.

 

2.7 Có ăn được ổi khi bị đái tháo đường thai kỳ không?

 

Ổi bà bầu tiểu đương thai kỳ ăn nhiều có tốt không

Ổi bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn nhiều có tốt không

 

Ổi là loại hoa quả chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa,  đặc biệt là hệ tim mạch. Tuy nhiên,  do hàm lượng đường trong ổi tương đối cao nên nhiều mẹ bầu thắc mắc tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? 

Câu trả lời là thai phụ bị tiểu đường thai kỳ  hoàn toàn có thể sử dụng được loại trái cây này. Bởi, ổi  có nhiều tác dụng tốt trong việc kiểm soát lượng đường huyết.

 

Dưới đây là những tác dụng của ổi trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Ngăn ngừa chỉ số đường huyết tăng cao: Hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng ngăn ngừa gia tăng lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn, đồng thời giúp làm giảm khả năng hấp thụ cholesterol xấu
  • Giảm tính kháng insulin ở người bệnh: Trong  ổi có chứa hoạt tính làm ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B, mang lại tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

 

Mặc dù ổi là loại trái cây rất tốt, thế nhưng nếu mẹ sử dụng không đúng cách cũng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì thế mẹ cần ăn đúng định lượng và lắng nghe thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên môn. 

 

2.8 Tiểu đường thai kỳ có nên sử dụng gạo lứt thay cho gạo tẻ không?

 

Trước khi đưa ra câu trả lời rằng tiểu đường thai kỳ có nên sử dụng gạo lứt thay cho gạo tẻ thì mẹ cần hiểu rõ gạo lứt có tác dụng và thành phần dưỡng chất như thế nào?

 

Gạo lứt là một loại gạo thô, còn nguyên cám, chính vì thế hàm lượng dinh dưỡng được giữ nguyên. Thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong gạo lứt bao gồm: Chất xơ, protein, vitamin B6, B9, B12, B5, đồng, selen, magie, photpho, kẽm, chất béo, riboflavin, sắt, kali và folate. Các thành phần này rất tốt cho người tiểu đường, huyết áp , tim mạch cần ăn kiêng.

 

Công dụng của gạo lứt đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ: 

  • Với hàm lượng chất xơ trong gạo lứt cao, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết.
  • Chứa nhiều vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể.
  • Sterol và steroid giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng  ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.
  • Ngoài ra, gạo lứt có chỉ số đường huyết GI là 68 ( chỉ số đường huyết trung bình). Vì vậy, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn gạo lứt thay cho gạo tẻ thông thường. 

 

Mặc dù gạo lứt rất tốt, nhưng mẹ bầu cũng cần tuân thủ đúng hàm lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

2.9 Bị tiểu đường thai kỳ ăn hạt chia được không?

 

Hạt chia rất tốt cho sức khẻo của mẹ và thai nhi

Hạt chia rất tốt cho sức khẻo của mẹ và thai nhi

 

Hạt Chia là một loại thảo mộc và có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể như: photpho, canxi, chất béo, chất đạm, chất xơ, magie, omega 3, omega 6, protein, nhiều khoáng chất và vitamin khác. Vậy bà bầu bị tiểu đường ăn hạt chia được không? Câu trả lời là dù bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu vẫn có thể yên tâm sử dụng hạt chia hàng ngày.

 

Hạt chia mang đến nhiều  lợi ích đối với sức khỏe của mẹ và bé như:

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và tăng tế bào hồng cầu
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, đầy hơi, ợ chua
  • Thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm và ung thư
  • Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và an thần
  • Điều hòa lượng đường trong máu sau ăn và cân bằng đường huyết
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ hiệu quả

 

2.10 Xoài có phải là loại quả tiểu đường thai kỳ nên ăn?

 

Xoài chứa nhiều vitamin C, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung xoài xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày

Xoài chứa nhiều vitamin C, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên bổ sung xoài xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày với hàm lượng thích hợp

 

Xoài là loại trái cây quen thuộc được nhiều mẹ bầu yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn, chứa nhiều vitamin C và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe. Mặc dù trong xoài có chỉ số đường cao hơn so với một số loại trái cây nhiệt đới khác, nhưng điều đó không có nghĩa là bị tiểu đường thai kỳ không được ăn xoài. 

 

Xoài chứa cả 2 loại đường là  glucose và fructose, tuy nhiên chỉ số này khá thấp, không làm gia tăng lượng đường trong máu quá nhanh sau khi ăn. Bên cạnh đó,  hàm lượng chất xơ trong xoài rất lớn có tác dụng giảm cân và hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu. 

 

Vì vậy, để tốt cho sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên ăn xoài trước 5 giờ chiều và nên ăn xoài xanh hoặc xoài ương, hạn chế ăn xoài chín thường xuyên.

 

2.11 Tiểu đường thai kỳ có được bổ sung hạt điều trong khẩu phần ăn không?

 

Hạt điều là món ăn vặt được nhiều mẹ bầu thích bởi hương vị béo ngậy, thơm ngon bổ dưỡng chứa nhiều dưỡng chất như protein, carbohydrate, chất xơ, sắt và vitamin tự nhiên tuyệt vời. Vậy câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm là:mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ăn được hạt điều không? Có thể khẳng định rằng: các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sử dụng hạt điều trong chế độ ăn của mình.

 

Bởi hạt điều không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có khả năng kiểm soát tốt được lượng đường huyết. Ngoài ra, hạt điều còn có rất nhiều công dụng khác, nếu như mẹ biết sử dụng đúng cách.

 

Lợi ích tuyệt vời từ hạt điều mang lại cho mẹ bầu và thai nhi có thể kể đến như:

  • Tăng sức đề kháng
  • Giảm nguy cơ dị tật thai nhi
  • Ngăn ngừa táo bón
  • Bổ sung canxi cho xương và răng chắc khỏe
  • Duy trì chỉ số  đường huyết ổn định, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
  • Kiểm soát cân nặng hiệu quả 

 

2.12 Tiểu đường thai kỳ có được ăn phô mai không?

 

Phô mai thơm ngon, bổ dưỡng giàu chất béo tốt

Phô mai thơm ngon, bổ dưỡng giàu chất béo tốt

 

Tiểu đường thai kỳ có được ăn phô mai không? Đây là thắc mắc chung của không ít mẹ bầu, bởi phô mai chứa nhiều chất béo và calo, không tốt cho người tiểu đường. 

 

Các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng đều khẳng định rằng bà bầu tiểu đường thai kỳ vẫn ăn được phô mai. Mặc dù phomai chứa nhiều chất béo, chỉ số GI lại rất thấp nên không làm gia  tăng đường huyết đột ngột. Tuy nhiên, không vì vậy mà lạm dụng ăn quá nhiều và sử dụng như một món ăn chính.

 

2.13 Tiểu đường thai kỳ có được ăn dưa lưới không?

 

Dưa lưới là một loại trái cây thanh mát, nhiều nước, ít chất béo, ít calo và giàu dưỡng chất, có vị ngọt thơm, dễ ăn. Vậy nên, nếu có ai hỏi tiểu đường thai kỳ có ăn được dưa lưới không thì chúng tôi xin được phép trả lời là được. Đây là một loại hoa quả cho mẹ tiểu đường nếu ăn ở mức vừa phải. 

 

Các lợi ích tuyệt vời từ dưa lưới đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi:

  • Bảo vệ hệ tim mạch: Chất xơ, kali, vitamin C và chất điện phân dồi dào có tác dụng điều chỉnh huyết áp, cân bằng nhịp tim, ngăn ngừa đột quỵ và bệnh mạch vành.
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Dưa lưới giàu vitamin, khoáng chất nhưng lại ít calo, ít đường, ít chất béo không làm tăng chỉ số đường huyết đột ngột sau ăn.
  • Chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa: Beta-carotene, lutein, zeaxanthin, vitamin C và cryptoxanthin,... có khả năng bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do và oxy hóa, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
  • Tốt cho thai kỳ:  Folate và vitamin nhóm B, là 2 thành phần dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa thiếu máu.

 

2.14 Tiểu đường thai kỳ có được ăn mì tôm không?

 

Mì tôm là thực phẩm ăn nhanh rất tiện lợi nhưng lại chứa ít dinh dưỡng. Vậy tiểu đường thai kỳ có được ăn mì tôm không? Câu trả lời là không nên. Bởi mì tôm thường chứa hàm lượng các chất béo trans có hại. Loại chất béo này rối loạn quy trình sản xuất ra các cholesterol tốt. Mặt khác, trong quá trình chiên mì tôm, dầu chiên sẽ được sử dụng ở mức nhiệt rất cao, do đó hàm lượng dinh dưỡng,  vitamin B có trong mì tôm đã bị phân hủy không tạo ra năng lượng, gây ra tình trạng béo phì, hay các biến chứng tiểu đường nguy hiểm như biến chứng tim mạch, huyết áp, đột quỵ, tai biến,..... 

 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quá thèm không kiêng được tuyệt đối thì thỉnh thoảng cũng có thể sử dụng mì tôm vào bữa ăn phụ, nhưng cần lưu ý nên ăn cùng rau xanh và các loại thực phẩm giàu đạm khác như thịt, cá, tôm,....

 

2.15 Tiểu đường thai kỳ có được uống nước cam không?

 

Cam là một trong những loại trái cây giàu vitamin C  và  có chỉ số GI tương đối thấp, nên gần như là không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Điều đó đồng nghĩa là nước cam chỉ làm tăng đường huyết khi ăn quá nhiều cam ngọt. Bên cạnh đó, nước cam còn có nhiều công dụng khác rất tốt cho cả mẹ và thai nhi như tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa, ngăn ngừa dị tật thai nhi, bổ sung nước ối,...Vì thế, mẹ bầu có thể yên tâm uống nước cam mỗi ngày mà không cần quá lo lắng đến đường huyết trong cơ thể mình.

 

Mặc dù nước cam rất tốt cho sức khỏe, nhưng người bệnh bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên uống nước cam với liều lượng nhất định, không được uống quá nhiều và tốt nhất, các mẹ chỉ nên uống nước cam nguyên chất, không sử dụng thêm đường.

 

3. Bổ sung dinh dưỡng từ sữa bầu tại sao không?

 

Có không ít thai phụ băn khoăn liệu bị tiểu đường thai kỳ có  nên bổ sung sữa bầu không? Bởi thông thường trong sữa bầu rất giàu calo và dưỡng chất rất dễ làm tăng lượng trong máu. 

 

Có thể khẳng định rằng: các bác sĩ chuyên khoa luôn  khuyên các mẹ nên dùng các dòng sản phẩm sữa bầu chuyên biệt dành riêng cho người tiểu đường thai kỳ.

 

Tuy nhiên, nếu muốn bổ sung thêm sữa bầu thì mẹ nên chọn các loại sữa ít đường, ít béo để tránh tình trạng hấp thu đường và chất béo quá mức gây béo phì.

 

Các loại sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ mẹ nên tham khảo:

Sữa Asia Nutri Mom Gold - Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ với công thức mới của Asia

 

Sữa Asia Nutri Mom Gold - Sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ với công thức mới

Xem ngay Sữa Asia Nutri Mom Gold - sữa bầu dành cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ với công thức cải tiến mới

Các ưu điểm của sữa:

  • Ổn định đường huyết: Với công thức cải tiến mới ngoài  cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể,  mà còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Sữa có chứa chất xơ FOS: chất xơ hòa tan tự nhiên có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường, giảm  khả năng hấp thu cholesterol, hỗ trợ miễn dịch đường tiêu hóa khỏe mạnh, cân bằng đường ruột và phòng ngừa táo bón.
  • Bảo vệ hệ tim mạch: Cải thiện mỡ máu, ngăn ngừa cholesterol xấu tăng cao, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
  • Ngăn ngừa dị tật thai nhi: Sắt và acid folic có tác dụng phòng ngừa dị tật ống thần kinh và ngăn ngừa thiếu máu, cung cấp oxy cho thai nhi phát triển.
  • Hỗ trợ thai nhi phát triển hệ xương răng, ngăn ngừa loãng xương cho mẹ: Hàm lượng canxi, vitamin D3, phospho tham gia vào quá trình tái tạo cấu trúc xương, hỗ trợ hệ xương chắc khỏe và phát triển đều.

 

Sữa Optimilk Care Mom Gold giúp kiểm soát đường huyết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

 

Sữa Optimilk Care Mom Gold giúp kiểm soát đường huyết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Xem ngay Sữa Optimilk Care Mom Gold giúp kiểm soát đường huyết cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

 

  • Optimilk Care Mom Gold giúp kiểm soát đường huyết: Đường Isomalt  làm chậm khả năng hấp thu. Chất xơ hòa tan FOS với chỉ số mức đường thấp , không làm tăng đường huyết sau ăn.
  • Optimilk Care Mom Gold tốt cho hệ tim mạch: Các axit béo không no như  DHA, Omega 3, MCT  có tác dụng giảm cholesterol xấu bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh.
  • Optimilk Care Mom Gold tăng sức đề kháng: Sự kết hợp của các khoáng chất : Mg, Zn, Selen cùng các loại vitamin như: A,C,E, các vitamin nhóm B, kháng thể từ sữa non  hỗ trợ tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng , giảm mệt mỏi, ốm nghén .

 

Với những ưu điểm vượt trội ở trên trên Optimilk Care Mom Gold là một trong những sản phẩm sữa dành cho mẹ bầu tiểu đường  thai kỳ được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ và những lưu ý cần thiết

      Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ được chuyên gia chỉ ra


Khi bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần xây dựng cho mình  thực đơn chi tiết, định lượng rõ ràng khẩu phần ăn cho từng nhóm thực phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng hàng ngày. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích với các mẹ.

"Chọn mua ngay sữa cho bà bầu tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"