Yến sào là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể làm yến sào mất đi dưỡng chất vàng vốn có của nó. Vậy nên sử dụng yến sào như thế nào để giữ nguyên được dưỡng chất tối ưu? Hãy theo dõi thông tin chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng từ tổ yến
Click mục để xem nhanh nội dung chính [hide]
1. Thành phần dinh dưỡng từ tổ yến
Yến sào chính là tổ của loài chim yến rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người. Theo Y học cổ truyền, tổ yến có vị ngọt, giúp làm sạch phổi, tăng sức đề kháng chống lại các bệnh viêm đường hô hấp và cảm cúm. Do đó, đây là món quà rất ý nghĩa dành cho người già, người muốn phục hồi sức khỏe, người bệnh, suy nhược cơ thể, biếng ăn, khí huyết suy yếu,... Ngoài ra, yến sào còn có tác dụng làm mịn da, phòng chống lão hóa hiệu quả.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, trong thành phần của yến sào có đến 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, đem lại công dụng tuyệt vời, kéo dài tuổi thọ cho con người. Các axit amin có trong yến sào, đó là:
- Valine: Giúp làm lành tế bào đang bị tổn thương và tái tạo các tế bào mới cho cơ thể.
- Laucine: Giúp cân bằng, kiểm soát, điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Isoleucine: Đây là axit amin giúp tổng hợp chất đạm, chuyển hóa Lipid và axit béo.
- Trytophan:Có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư
- Threonine: Rất tốt cho gan, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn, virus phát triển.
- Methionine: Tốt cho sự phát triển cơ bắp, có tác dụng phòng chống các bệnh xương khớp, viêm khớp hiệu quả.
- Cystein: Giúp phát triển hệ thống thần kinh, tăng cường trí nhớ, giúp hấp thu vitamin D hiệu quả từ mặt trời.
- Histidine: Giúp phát triển cơ bắp và các liên kết mô trong cơ thể.
- Phenylanine: Giúp bồi bổ não, phát triển thần kinh, cải thiện trí nhớ.
- Lysine: Giúp xương chắc khỏe, phòng chống lão hóa, loãng xương.
- Galactose: Giúp phát triển não bộ và các dây thần kinh.
- Aspartic: Tái tạo, phục hồi các mô, cơ, da, tế bào trong cơ thể.
- Tyrosine: Giúp cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng khi bị tổn thương, nhiễm xạ.
- Proline: Phục hồi, tái tạo, tăng cường sức khỏe toàn diện.
- Glycine: Là axit amin cần thiết cho sự hình thành tế bào mô, mô liên kết, tế bào da.
- N-acetylglucosamine: Giúp phục hồi, sụn, xương trong những người bệnh thoái hóa.
- N-acetylgalactosamin: Loại axit amin rất quan trọng với hệ thần kinh, giúp sự liên kết của các tế bào thần kinh hoạt động trơn tru.
- N-acetylneuraminic: Giúp hình thành tế bào não và nơ ron thần kinh
- Glutamic:Giúp giảm thiểu sự mệt mỏi, căng thẳng.
- Serine: Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
- Analin: Rất quan trọng đối với cơ thể, đào thải độc tố, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Yến sào có đến 31 loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe
Ngoài các axit amin quan trọng, các nhà nghiên cứu còn khám phá ra đến 31 loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, phục hồi thể trạng nhanh chóng như sau:
- Canxi: Giúp xây dựng và tái tạo xương, giúp tăng cường sinh lực, điều chỉnh nhịp tim, tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Sắt: Giúp tái tạo hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu, đảm bảo quá trình hoạt động và hình thành của xương, não,...
- Magie: Giúp tổng hợp và chuyển hóa canxi, vitamin C cần cho quá trình hoạt động bình thường, kích thích các enzym tiêu hóa tốt cho quá trình tạo máu, cơ và hệ thần kinh.
- Mangan: Tham gia vào quá trình chuyển hóa sinh sản, kết hợp với các nguyên tố khác tạo máu và hồng cầu phòng ngừa thiếu máu cho cơ thể.
- Phốt pho: Cần cho sự hình thành phát triển xương, răng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đông máu, giúp phát triển và hoạt động trí não.
- Kali: Giúp phát triển xương, hệ thần kinh, cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, hình thành glycogen từ đường gluco, chất béo từ đường gluco tốt cho cơ thể.
- Natri: Giúp tái tạo thần kinh, màng nhầy, dịch tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
- Thiếc: Giúp các mô hoạt động bình thường và chuyển hóa protein và hydrat cacbon
- Đồng: Giúp tăng khả năng hấp thu sắt, hình thành tế bào hồng cầu trong máu.
- Iot: Giúp cân bằng các hormone tuyến giáp, tăng quá trình trao đổi chất, tuần hoàn,..
- Selen: Giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư
- Cholin: Bổ thận, chống xơ vữa động vật
- Crom: Giúp hấp thu thức ăn và dưỡng chất hiệu quả
- Gamma Olizanon: Giúp điều khiển và thúc đẩy hệ thống của hệ thần kinh trung ương.
- Glutathion: Phòng ngừa các chất phóng xạ gây hại cho cơ thể.
- Sinh tố K: Giúp ổn định chức năng gan, tham gia vào quá trình tạo máu cho cơ thể.
- Tiền sinh tố C: Giúp cầm máu, chống viêm nhiễm, làm lành vết thương hiệu quả.
- Biotin (Vitamin H): Có tác dụng chống rụng tóc, viêm loét dạ dày, chân tay yếu.
- Vitamin B: Kích thích, bảo vệ hệ tiêu hóa,
- Vitamin B2: Giúp làm đẹp da, chống lão hóa, ngăn ngừa các chứng viêm miệng, môi, lưỡi,...
- Vitamin B6: Giúp phòng chống viêm da hiệu quả
- Vitamin B1: Có tác dụng chống tê phù, táo bón, giảm căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm.
- Vitamin B12: Ngăn ngừa thiếu máu nhờ có tác dụng hình thành và tái tạo hồng cầu.
- Vitamin D: Tốt cho xương, răng, tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể nên rất quan trọng đối với sức khỏe của con người.
Nhờ các axit amin cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất nên yến sào rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, để yến sào giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng thì bạn cần sử dụng đúng cách.
>> Tham khảo ngay: Yến sào là gì thành phần công dụng ra sao? Loại yến nào tốt nhất?
2. Hướng dẫn dùng yến đúng cách
Với mỗi đối tượng sẽ có cách dùng yến sào khác nhau, để yến sào giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng, bạn hãy tham khảo cách sử dụng như sau:
2.1.Sử dụng yến đúng cách cho người lớn tuổi
Yến sào rất tốt cho người già, người cần phục hồi sức khỏe, người ốm sau phẫu thuật. Yến sào giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, phục hồi tế bào, kéo dài tuổi thọ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người cao tuổi nên ăn yến vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi đây là thời điểm nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp tăng khả năng hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
Đặc biệt, những người lớn tuổi nên ăn yến thường xuyên để đảm bảo công dụng. Có thể ăn ngày cách ngày với lượng yến nhỏ. Thông thường, người lớn tuổi khỏe mạnh nên dùngyến sào cách ngày 1 lần, trung bình 100gr/tháng. Tuy nhiên, đối với những người đang trong quá trình điều trị bệnh nên dùng thường xuyên mỗi ngày 1 lần, ước tính khoảng 150gr /tháng.
Sử dụng yến đúng cách cho người lớn tuổi
2.2.Sử dụng yến đúng cách cho trẻ em
Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, hay ốm vặt sử dụng yến sào sẽ giúp tăng cường dưỡng chất tốt, tạo sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu trẻ được sử dụng yến thường xuyên sẽ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, kích thích sự phát triển toàn diện.
Cách sử dụng yến sào cho trẻ em hiệu quả như sau:
- Bé dưới 12 tháng tuổi: Với trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng thực phẩm này vì chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa còn non nớt nên không thể hấp thu các dưỡng chất có trong yến.
- Trẻ em 1 – 3 tuổi: Đây chính là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” nên trẻ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp. Vì thế, ở giai đoạn này mẹ chỉ nên cho trẻ dùng khoảng 50gr yến sào trong 1 tháng và dùng hàng ngày. Mẹ không nên cho trẻ dùng trước bữa ăn chính vì có thể làm cho bé biếng ăn. Mẹ có thể cho bé ăn thử 1 lượng nhỏ, nếu bé có dấu hiệu dị ứng, đau bụng thì ngừng lại.
- Trẻ em 3 – 10 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển trí tuệ nên bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng. Ở giai đoạn này mẹ có thể cho trẻ dùng ngày 1 lần với hàm lượng 100 gr/tháng.
Sử dụng yến đúng cách cho trẻ em
2.3.Sử dụng yến đúng cách cho phụ nữ đang mang thai
Ngoài người lớn tuổi và trẻ em thì yến sào là thực phẩm rất bổ dưỡng đối với phụ nữ mang thai. Tổ yến giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú, tăng cường sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, phụ nữ mang thai sử dụng yến sào thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng nhờ có hoạt chất EGF. Để sử dụng yến hiệu quả cho phụ nữ mang thai, bạn có thể tham khảo cách sử dụng như sau:
- Tháng 1 – 3: Ở tam cá nguyệt thứ nhất không nên sử dụng yến sào. Vì yến sào rất giàu dưỡng chất nên cơ thể người mẹ khó có thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả.
- Tháng 3 – 7: Giai đoạn này thai nhi đã lớn nên việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng giai đoạn này rất quan trọng. mẹ có thể bổ sung đều đặn khoảng 6 - 7 gr yến cách đều 1 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
- Tháng 8,9: Đây là thời điểm thai nhi đã phát triển đầy đủ, nên bổ sung nhiều dinh dưỡng là không cần thiết. Thời điểm này mẹ nên giảm lượng yến xuống. Mẹ nên dùng ngày cách ngày, trung bình 1 tháng khoảng 70gr yến.
Ngoài yến, để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt nhất thì bạn có thể bổ sung thêm các loại sữa cho bà bầu. Các loại sữa này vừa giúp cân bằng dưỡng chất, vừa có tác dụng chống dị tật thai nhi, phòng nhiều bệnh lý thường gặp trong thai kỳ.
Sử dụng yến đúng cách cho phụ nữ đang mang thai
Có thể bạn quan tâm:
>> Yến chưng có dùng cho người tiểu đường được không?
>> Yến chưng có tốt không? Tip 6 cách làm yến chưng giữ nguyên dưỡng chất
Hiện nay, các loại sữa cho bà bầu của Asia Nutri được rất nhiều bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Vì thế, bạn có thể kết hợp thêm yến cùng sữa cho bà bầu hàng ngày để con khỏe, mẹ vui.
"Chọn mua ngay sữa cho mẹ bầu tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"