Người tiểu đường nên ăn rau gì? Chế độ ăn thế nào là hợp lý

Như chúng ta đã biết rau củ là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt với  bệnh nhân tiểu đường rau củ giống như những viên thuốc bổ quý giá. Bởi trong rau củ rất giàu chất xơ, các vitamin, khoáng chất và quan trọng không chứa nhiều calo. Một số loại rau củ có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.  Vậy người bệnh nên ăn những loại rau củ như thế nào? Các loại rau nào hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay qua bài viết này

 

Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ cho người tiểu đường

Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ cho người bệnh tiểu đường

 

Click mục để xem nhanh nội dung chính bài viết [hide]

 

1. Đồ ăn và chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh tiểu đường

Đồ ăn là yếu tố chính tác động trực tiếp tới lượng đường trong máu của cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, người bệnh cần lưu tâm đến chế độ ăn. Dưới đây là một số nhóm dinh dưỡng người bệnh cần chú ý:


1.1  Bổ sung nhiều chất xơ trong các bữa ăn

Chất xơ có nhiều trong rau củ quả, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường vào trong máu. Ngoài ra còn kiểm soát được chỉ số  huyết áp, giảm mỡ máu hiệu quả.

Mặt khác, chất xơ chứa nhiều nước, kích thích tiêu hoá nên chống táo bón, chống béo phì, phòng ngừa ung thư và rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường


1.2 Kiểm soát hàm lượng carbohydrate trong các bữa ăn

Carbohydrate cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành đường (glucose) được insulin hoạt động để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên nếu cơ thể dung nạp quá nhiều carbohydrate mà insulin không xử lý hết dẫn tới lượng đường trong máu tăng đột ngột, lâu ngày thành bệnh tiểu đường.

Vì vậy, để duy trì mức độ đường trong máu ổn định trong giới hạn cho phép thì người bệnh cần hạn chế dung nạp carbohydrate hàng ngày. Thay vì ăn nhiều thức ăn trong một bữa thì chia nhỏ các bữa và khẩu phần ăn để đạt được kết quả như mong muốn

 

Bệnh tiểu đường nên cẩn trọng chọn lựa các loại rau củ

Bệnh tiểu đường nên cẩn trọng chọn lựa các loại rau củ


1.3 Sử dụng những thực phẩm có GI thấp

 

GI là để đánh giá chỉ số đường huyết trong máu sau khi dung nạp carbohydrate. Lúc này người bệnh cần chọn thực phẩm thanh đạm ít chứa tinh bột và chất béo như yến mạch, lúa mì, rau, đậu,...


1.4 Uống đủ nước

 

Người tiểu đường thường xuyên đi tiểu, khát nước, nên cần uống nhiều nước để bổ sung sự thiếu hụt cho cơ thể. Mặt khác uống đủ nước sẽ giúp cho thận đào thải lượng đường trong máu ra ngoài theo đường nước tiểu. 

 

Mỗi ngày người bệnh cần uống đủ từ 2-3 lít nước.

 

>> Xem ngay: Tiểu đường là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách phòng ngừa


2. Vai trò của rau củ đối với người tiểu đường?

 

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường nhóm thực phẩm rau xanh và củ quả là không thể thiếu và có trò vô cùng quan trọng. Bởi hàm lượng dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này rất cao, giàu chất xơ, hàm lượng calo thấp, lượng đường ít rất tốt cho việc giữ ổn định các chỉ số đường huyết của người bệnh. 

 

 

Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất đáp ứng yêu cầu ăn kiêng khắt khe của người tiểu đường

Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất đáp ứng yêu cầu ăn kiêng khắt khe của người tiểu đường

 


2.1 Cung cấp chất xơ tự nhiên cho cơ thể

 

Chất xơ (chất xơ thực phẩm) là một phần của Carbohydrate nhưng không tiêu hóa được, không tạo ra calo. Chất xơ có nguồn gốc từ thực vật có nhiều trong các loại rau củ quả tươi,...

 

Mặc dù chất xơ giá trị dinh dưỡng không nhiều nhưng nó lại hữu ích cho hệ tiêu hóa và kiểm soát đường huyết. 

 

Ngoài ra chất xơ có tác dụng điều hòa đường huyết, cải thiện khả năng bài tiết cholesterol, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa béo phì


2.2 Cung cấp chất đạm hữu cơ cần thiết

 

Chất đạm được biết đến có nhiều trong các loại thịt, cá. Tuy nhiên ít ai biết rằng trong rau củ cũng có chứa đạm. 

 

Thực phẩm giàu đạm tạo cảm giác no lâu hơn, hạn chế ham muốn thèm ăn. 

 

Trong một số loại rau củ, hàm lượng đạm khá cao. Các loại rau củ chứa nhiều đạm như măng tây, cải chíp, củ dền, khoai tây,...., vừa bổ sung dinh dưỡng cần thiết vừa tránh làm tăng đường huyết. 

 

2.3 Cung cấp Nitrat

 

Nitrat là hóa chất tự nhiên chứa trong rau củ quả. Ăn nhiều thực phẩm giàu nitrat có thể làm giảm huyết áp và ổn định tim mạch. Bệnh nhân nên chọn các loại rau có hàm lượng nitrat cao tự nhiên như rau diếp, củ cải,...

 

2.4 Cung cấp Carbohydrate an toàn

 

Như chúng ta đã biết rau củ quả nói chung chứa lượng carbohydrate an toàn. Những thực phẩm chứa carbohydrate tốt cung cấp cả chất dinh dưỡng và năng lượng và bổ dưỡng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

 

Các loại rau củ quả có lượng carbohydrate an toàn nên ăn như cà chua, cà rốt, cải thảo, giúp kiểm soát đường huyết và kiểm soát cân nặng.


3. Top 10+ loại rau củ người tiểu đường nên ăn

 

Ai cũng biết rau củ là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì lượng đường thấp và nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. Vậy người bệnh nên ăn rau gì? Dưới đây là các loại rau củ dành cho người tiểu đường đã được các chuyên gia bác sĩ khuyên dùng.

 

Súp lơ  và bắp cải rất tốt cho người tiểu đường

Súp lơ và bắp cải rất tốt cho người tiểu đường

 


3.1 Các loại rau xanh ăn lá

 

Súp lơ xanh (Bông cải xanh)

 

Trong loại rau này có chứa sulforaphane có khả năng kiểm soát lượng đường huyết tốt, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra trong súp lơ xanh còn chứa chất oxy hóa đào thải độc tố thanh lọc cơ thể 

 

Cải bó xôi (rau chân vịt)

 

Cải bó xôi có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các vitamin A,B,C,E và K  trong rau dồi dào, giúp làm chậm quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường, ngăn ngừa béo phì, ổn định chỉ số đường huyết sau mỗi bữa ăn.

 

Bắp cải

 

Tiểu đường nên thường xuyên ăn bắp cải vì loại rau này giúp đảm bảo hoạt động của tuyến tụy liên tục, kích thích sản sinh insulin. Từ đó, kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

 

Rau dền

 

Rau dền rất mát, dễ ăn và có thể chế biến thành món, hàm lượng magie cao giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. 

 

Rau muống

 

Rau muống mát, dễ ăn và khá quen thuộc với người Việt. trong rau muống có chứa một hoạt chất tự nhiên hoạt động giống như insulin giúp ngăn chặn các biến chứng như mỡ máu, huyết áp, tim mạch.

 

Ngoài ra còn có các loại rau khác rất tốt như: rau khoai lang, cải xoong, cần tây, măng tây, diếp cá, cải xoăn,.....


3.2 Các loại củ quả

 

Mướp đắng

 

Mướp đắng có tác dụng đào thải các độc tố và tăng khả năng chống nhiễm trùng ở cơ thể. Đối với người bệnh tiểu đường, mướp đắng hỗ trợ giảm lượng đường huyết và tăng khả năng hấp thu glucose trong cơ thể. Ngoài ra còn chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe người bệnh một cách tốt hơn.

 

Hành Tây

 

Hành tây có khả năng tăng bài tiết insulin và kích thích enzyme chống oxy hóa, giúp bệnh nhân tiểu đường tăng sức đề kháng, đồng thời còn có tác dụng giảm lượng đường và chất béo. Duy trì cân nặng cho người bệnh ở mức tốt nhất.

 

Dưa Chuột

 

Dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

 

Dưa chuột rất mát, giàu khoáng chất cho hệ tim mạch

Dưa chuột rất mát, giàu khoáng chất cho hệ tim mạch

 

Cà rốt

 

Trong cà rốt có hàm lượng beta – carotene cao, kiểm soát đường huyết rất tốt. Cà rốt còn có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu, giảm lượng đường huyết một cách hiệu quả hơn.

 

Bí đỏ (Bí ngô)

 

Bí đỏ có khả năng phục hồi các tế bào tuyến tụy, hạ đường huyết, hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường.

 

Măng tây là một trong loại rau rất tốt cho người tiểu đường

Măng tây là một trong loại rau rất tốt cho người tiểu đường

 


3.3 Các loại rau củ họ đậu

 

Cây họ đậu là một nhóm thực phẩm có nhiều vitamin B, có chứa các khoáng chất có lợi như canxi, kali và magie.

 

Đậu bắp

 

Đậu bắp có hàm lượng chất xơ hòa tan cao tốt cho người tiểu đường, đặc biệt người có kèm bệnh tim mạch nhờ khả năng giảm cholesterol máu. 

Đậu hà lan, đậu gà, đậu, đậu xanh,......là những loại rất tốt cho tim mạch và huyết áp của người tiểu đường.

 

4. Những loại rau củ không nên ăn

 

Mặc dù rau củ là những loại thực phẩm tự nhiên rất. Tuy nhiên với người tiểu đường, một số loại rau củ tuyệt đối không nên ăn như:

 

Khoai tây là thực phẩm người tiểu đường kiêng ăn bởi chứa nhiều chứa nhiều tinh bột

Khoai tây là thực phẩm người tiểu đường kiêng ăn bởi chứa nhiều tinh bột 

Khoai tây

 

Khoai tây chứa hàm lượng tinh bột và chất béo rất lớn. Dễ tăng cân, tăng chỉ số đường huyết trong máu, ngoài ra khi ăn khoai tây đã mọc mầm còn tích tụ thêm các độc tố không tốt cho cơ thể.

 

Khoai lang

 

So với khoai tây, khoai lang chứa ít tinh bột hơn, nhưng lượng đường trong khoai lang nhiều hơn các loại rau củ thông thường khác. Người tiểu đường tuyệt đối sử dụng khoai lang vào khẩu phần ăn hàng ngày.

 

Ngô

 

Ngô là thực phẩm giàu chất xơ, tuy nhiên chất béo và đường lại chứa rất nhiều, dễ làm cơ thể mất kiểm soát các chỉ số đường huyết. Vậy nên tiểu đường cũng không nên sử dụng loại này.

 

Ngô chứa nhiều tinh bột không tốt cho người tiểu đường

Ngô chứa nhiều tinh bột không tốt cho người tiểu đường

 

Củ dền

 

Củ dền rất mát, bổ máu, giàu chất xơ và các vitamin. Tuy nhiên trong củ dền lại chứa nhiều tinh bột, nên người bệnh cần hạn chế dung nạp thực phẩm này.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Thực đơn ăn sáng cho người bệnh tiểu đường giúp giảm đường huyết

      Người tiểu đường nên ăn rau gì có Gl an toàn?

 


5. Kết luận

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ  các bạn  tìm được các loại rau củ thích hợp  cho người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì và kiêng ăn rau gì để bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình hợp lý. Từ đó giúp kiểm soát đường huyết, ổn định tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Bên cạnh việc ăn uống khoa học, tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn thì người bệnh cũng cần xây dựng cho mình lối sống khoa học lành mạnh kết hợp thể dục thể thao để vui khỏe mỗi ngày.

 

Chọn mua ngay các sản phẩm sữa dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường tốt nhất và được tin dùng nhất tại Asia Sức Khoẻ Vàng cùng các chính sách ưu đãi lớn trong tháng và miễn phí vận chuyển!

Xem ngay chi tiết sản phẩm tại đây