Thực đơn ăn sáng cho người bệnh tiểu đường giúp giảm đường huyết

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, bởi đây là bữa ăn chính đầu tiên trong ngày giúp cơ thể bù đắp lượng calo đã tiêu hao sau một đêm dài, đặc biệt với người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. Vì thế, bữa sáng người bệnh cần ăn đủ chất để kiểm soát đường huyết và hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào buổi sáng là thắc mắc của không ít người bệnh. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thực đơn ăn sáng khoa học nhất, từ đó giúp bạn có thể xây dựng được thực đơn cho bữa sáng phù hợp.

 

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào bữa sáng để cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa hạ đường huyết

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào bữa sáng để cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa hạ đường huyết 

 

 

1. Thói quen ăn sáng và những sai lầm thường gặp ở người bị tiểu đường

 

Người bệnh tiểu đường thường có xu hướng bỏ bữa sáng, bởi cho rằng ăn sáng dễ khiến đường huyết gia tăng đột ngột và khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại chỉ ra rằng: thói quen bỏ bữa sáng, ăn sáng không đúng giờ hoặc ăn sáng không đúng cách có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, hại dạ dày và khiến tình trạng của bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một vài thói quen và sai lầm trong bữa sáng của người bệnh tiểu đường: 

 

1.1 Lựa chọn sai thời điểm ăn sáng

 

Thời gian lý tưởng để ăn sáng là từ 6-8h sáng

Thời gian lý tưởng để ăn sáng là từ 6-8h sáng

 

Thời điểm lý tưởng để người bệnh ăn sáng là trong khoảng thời gian từ 6h-8h giờ sáng, bởi đây là thời điểm mà axit dạ dày tiết ra nhiều nhất, khi thức ăn đi vào dạ dày sẽ được các axit này chuyển hóa thành năng lượng và đưa đến các cơ quan, nhanh chóng bù đắp năng lượng đã tiêu hao cho người bệnh.

 

Mặt khác, nếu ăn sáng sau 9h  có thể gây hạ đường huyết hoặc làm cho đường huyết của bệnh nhân ở mức quá thấp, ng ảnh hưởng chất lượng của bữa trưa.

 

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ăn sáng ngay khi mới ngủ dậy. Thay vào đó là uống 1 ly nước lọc để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động .

 

1.2 Sử dụng thực phẩm không thiết yếu cho bữa sáng

 

Sử dụng đồ ăn vặt thay thế bữa sáng là thói quen tai hại cần thay đổi

Sử dụng đồ ăn vặt thay thế bữa sáng là thói quen tai hại cần thay đổi

 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: ăn sáng đúng giờ mỗi ngày là cách hạn chế khả năng béo phì và hạ đường huyết đột ngột. Tuy nhiên, có một số người bệnh thường có thói quen ăn sáng “thay thế” như:

 

Ăn sáng bằng hoa quả: Hoa quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn trái cây vào buổi sáng dễ khiến cơ thể thiếu protein và chất béo để tạo calo, chưa kể một số loại hoa quả chứa acid dễ làm hệ tiêu hóa mất ổn định.

 

Ăn vặt thay bữa sáng: Đồ ăn vặt thường là đồ khô thiếu vitamin, nếu duy trì thói quen này lâu rất ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

 

1.3 Vừa ăn vừa di chuyển

 

Vừa đi vừa ăn ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa

Vừa đi vừa ăn ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa

 

Do tính chất công việc quá bận rộn, nhiều người có thói quen vừa đi vừa ăn. Điều này rất tai hại, bởi như vậy ngoài việc mất vệ sinh mà còn nguy hại cho dạ dày, dễ khiến dạ dày hoạt động hết công suất, và kết quả là bị ợ nóng, đầy hơi, kèm theo buồn nôn….

 

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Vì thế, ngay cả khi lượng đường trong máu đang tăng cao trong buổi sáng thì cũng tuyệt đối không bỏ bữa sáng. 

 

>> Xem ngay: Tiểu đường là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách phòng ngừa

 

2. Các thực đơn ăn sáng lý tưởng cho người bệnh tiểu đường

 

Có không ít người cho rằng, bữa sáng chỉ cần ăn no, nên thường không chú trọng đến đến giá trị dinh dưỡng của bữa ăn. Đây là một quan điểm sai lầm và tai hại. Vì bữa  sáng là bữa ăn quan trọng, nên bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất xơ và tinh bột. Người bệnh nên giảm khẩu phần ăn của tinh bột thay vào đó là tăng chất xơ, chất đạm và chất béo. Điều này rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng và giữ chỉ số đường huyết ổn định. 

 

Dưới đây là một số gợi ý cho bữa sáng ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng và đơn giản dành cho người bệnh tiểu đường tham khảo:

 

2.1 Trứng gà ốp la và bánh mì đen 

 

Trứng ốp la ăn kèm bánh mì cho bữa sáng tiện lợi

Trứng ốp la ăn kèm bánh mì cho bữa sáng tiện lợi

 

Mặc dù trứng là thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Nhưng thực tế đã chứng minh cholesterol trong trứng không làm ảnh hưởng quá nhiều đến mỡ máu và huyết áp. Mặt khác, trứng và bánh mì đen là món ăn dễ chế biến, giàu protein  và chứa ít tinh bột, rất tốt cho mắt, mạch máu. Nếu bạn muốn tăng hương vị của món ăn có thể ăn kèm bơ và rau xanh. 

 

2.2 Yến mạch kết hợp cùng trái cây hoặc sữa 

 

Yến mạch mix cùng trái cây và sữa chua có tác dụng hỗ trợ giảm cân rất tốt

Yến mạch mix cùng trái cây và sữa chua có tác dụng hỗ trợ giảm cân rất tốt

 

Yến mạch là thực phẩm có hàm lượng tinh bột thấp, giàu chất xơ giúp người bệnh no lâu, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết sau ăn và duy trì cân nặng ổn định. Tùy theo khẩu vị, người tiểu đường có thể kết hợp với trái cây khác hoặc sữa tươi, sữa chua tùy thích.

 

2.3 Salad trộn cùng ức gà và trứng luộc

 

Salad rất dễ làm và nhiều chất xơ có tác dụng thanh lọc cơ thể

Salad rất dễ làm và nhiều chất xơ có tác dụng thanh lọc cơ thể

 

Salad là món ăn được kết hợp từ các loại rau củ quả rất tốt cho người tiểu đường. Trong rau, củ, quả có chứa hàm lượng bột đường và chất đạm nhất định nên người bệnh không cần ăn thêm các loại tinh bột khác mà vẫn no lâu.  Chỉ với một vài loại rau củ quả yêu thích kết hợp với thịt ức gà luộc hoặc 1 quả trứng gà luộc giúp bạn có một  bữa sáng lý tưởng.

 

2.4 Bánh mì nguyên cám phết bơ lạt

 

Bánh mì nguyên cám và bơ đậu phộng là món ăn sáng cho người tiểu đường bận rộn công việc

Bánh mì nguyên cám và bơ đậu phộng là món ăn sáng cho người tiểu đường bận rộn công việc

 

Bánh mì nguyên cám chứa một hàm lượng tinh bột nhất định nhưng khi kết hợp cùng với bơ lạt  có nguồn gốc từ thực vật như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó,.... , vừa cung cấp năng lượng vừa làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và không làm ảnh hưởng lượng đường máu tăng cao sau khi ăn. Đây là món ăn sáng đơn giản và tiện lợi đối với những người bận rộn.

 

2.5 Bún, phở kèm nhiều thịt, rau xanh

 

Người tiểu đường cũng có thể ăn phở với hàm lượng bánh phở vừa phải

Người tiểu đường cũng có thể ăn phở với hàm lượng bánh phở vừa phải

 

Mặc dù người tiểu đường cần hạn chế dung nạp tinh bột như cơm, bún, phở,... Tuy nhiên nếu thích ăn  bún, phở thì người bệnh tiểu đường cũng có thể ăn nhưng ăn với lượng phở, bún vừa phải, tăng gấp đôi lượng thịt nạc và ăn nhiều rau xanh. Đừng quên uống nhiều nước và tráng miệng bằng trái cây tươi sau ăn để thanh lọc cơ thể tốt hơn.

 

2.6 Ngũ cốc nguyên hạt và sữa chua không đường

 

Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột thấp phù hợp với người cần ăn kiêng

Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột thấp phù hợp với người cần ăn kiêng

 

Ngũ cốc nguyên hạt cũng là loại lương thực chứa ít tinh bột, được kết hợp từ nhiều loại hạt khác nhau mang đến hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Khi trộn ngũ cốc nguyên hạt với sữa chua không đường sẽ cho ra một món ăn thơm ngon bổ dưỡng lại tiện lợi và có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng rất tốt.

 

2.7 Sinh tố

 

Sinh tố là thức uống thơm ngon bổ dưỡng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh

Sinh tố là thức uống thơm ngon bổ dưỡng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh

 

Sinh tố hoa quả là một loại đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng giàu các loại vitamin và khoáng chất. Một vài lát bánh mì và 1 ly sinh tố là bạn đã có một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng. 

 

2.8 Bữa sáng cho người tiểu đường từ sữa dinh dưỡng chuyên biệt 

 

Các loại sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Nutri

Một số loại sữa dành cho người tiểu đường được bán tại Asia Nutri

 

Sữa chuyên biệt cho người tiểu đường là loại sữa được thiết kế với công thức giàu dinh dưỡng với hệ đường bột ăn kiêng chuyên biệt, giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà không làm gia tăng chỉ số đường huyết và ổn định cân nặng. 

 

Nếu công việc quá bận rộn, bạn không thể nấu nướng  thì 1 cốc sữa tiểu đường là giải pháp dinh dưỡng thay thế bữa ăn sáng hữu hiệu.

 

Một số dòng sữa tiểu đường bạn có thể tham khảo như:  Sữa tiểu đường Glu Asia Gold; Sữa tiểu đường Asia Nutri Glu Care; Sữa tiểu đường Vigor Milk Glu Care; Sữa tiểu đường ColosBensGlu Care ; Sữa tiểu đường Optimilk Care Glucerna, Sữa tiểu đường Omega Nano Glu Care,....

 

>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết tốt nhất?

      Người tiểu đường nên ăn và không nên ăn loại trái cây nào?

 

Bữa sáng không cần cầu kì nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hy vọng với những gợi ý ở trên sẽ hữu ích cho bạn. Ngoài việc ăn sáng đầy đủ bạn cũng cần hình thành thói quen chăm chỉ luyện tập thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

"Chọn mua ngay sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"