Người tiểu đường nên ăn và không nên ăn loại trái cây nào?

 

 

Trái cây tươi là một loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, rất tốt cho cơ thể và rất dễ ăn. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường thì không phải loại trái cây nào cũng có thể ăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ  tổng hợp chi tiết các loại trái cây người tiểu đường nên ăn và không nên ăn để giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất. 

 

Người tiểu đường nên ăn và không nên ăn loại trái cây nào?

Người tiểu đường nên ăn và không nên ăn loại trái cây nào?

 

Click mục để xem nhanh nội dung chính bài viết [hide

 

1. Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường như thế nào là khoa học

 

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với tình trạng của người bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng của bệnh. Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc kiêng khem quá mức dễ làm bệnh tình nặng hơn hoặc cơ thể  người bệnh thiếu chất. Vậy chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý? Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin bên dưới. 

 

1.1 Tiểu đường không đồng nghĩa việc kiêng khem quá mức

 

Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để hạn chế diễn biến xấu của bệnh. Tuy nhiên, ăn kiêng không có nghĩa là kiêng quá mức. Bởi khi kiêng khem quá mức cơ thể dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, mệt mỏi, suy nhược và gia tăng các nguy cơ biến chứng nguy hiểm khác như tụt huyết áp, đột quỵ, mất trí nhớ,....Do đó, việc ăn kiêng phải khoa học, cân đối và có thể tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

 

1.2 Chế độ ăn uống sinh hoạt như thế nào là hợp lý

 

Bệnh tiểu đường cần ăn nhiều chất xơ và hạn chế nhóm chất đường bột

Bệnh tiểu đường cần ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung vitamin, chất xơ và hạn chế nhóm chất đường bột

 

Như thế nào là chế độ ăn uống hợp lý? Chế độ ăn uống hợp lý là phải tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:

 

- Trong mỗi bữa ăn của người tiểu đường có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn cho bệnh nhân phải được chế biến từ các loại thực phẩm bao gồm tất cả các nhóm dinh dưỡng như chất đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên chất đường bột là nguyên nhân làm chỉ số đường huyết tăng cao nên người bệnh cần ăn với hàm lượng vừa phải theo khuyến cáo và sử dụng các loại đường bột có chỉ số GI thấp hơn để thay thế

 

- Số lượng thức ăn sử dụng nên nằm ở mức vừa đủ với nhu cầu của cơ thể, tránh ăn quá ít gây thiếu năng lượng hoặc ăn quá nhiều dẫn đến khó kiểm soát đường huyết.

 

- Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa, điều này giúp cho việc kiểm soát đường huyết tốt hơn và tăng khả  năng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

 

- Người bệnh tiểu đường cần ăn thanh đạm, ít sử dụng muối và đồ nhiều dầu mỡ. Chính vì thế khi chế biến món ăn nên sử dụng phương pháp luộc, hấp.

 

- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm có chứa chất kích thích và chứa cồn như rượu, bia, cafe, trà sữa,......

 

>> Xem ngay: Tiểu đường là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách phòng ngừa

 

2. 15 Loại hoa quả mà người bệnh tiểu đường nên dùng

 

Trái cây tươi chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin, vi chất giúp người bệnh no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, soát tốt chỉ số đường huyết và hạn chế nguy cơ béo phì

Trái cây tươi giúp người tiểu đường no lâu và hạn chế thèm ăn vặt

 

Trái cây tươi chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin, vi chất giúp người bệnh no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, soát tốt chỉ số đường huyết và hạn chế nguy cơ béo phì. Tuy nhiên, trong trái cây cũng có chứa hàm lượng đường nhất định. Vì thế người bệnh cần lưu ý chỉ ăn những loại trái cây có chỉ số GI thấp và trung bình. 

 

Quay lại với câu hỏi ban đầu, người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Và đây là gợi ý để bạn và người thân tham khảo:

 

2.1 Táo

 

Táo là vị thuốc quý cho người tiểu đường và tim mạch

Táo là vị thuốc quý cho người tiểu đường và tim mạch

 

Táo được xếp vào loại quả chứa nhiều vitamin C và chống khả năng oxy hóa, giúp giảm lượng hàm lượng cholesterol xấu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, táo là cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của người ăn kiêng cần giảm cân hoặc duy trì cân nặng ổn định. Chỉ với 1 quả táo và vài miếng bánh mì là bạn đã có bữa sáng lý tưởng.

 

2.2 Kiwi

 

Kiwi là loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ lớn nhất, có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa

Kiwi là loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ lớn nhất, có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa

 

Kiwi là loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ lớn nhất, có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa. Đặc biệt hàm lượng carbohydrate trong kiwi rất thấp có tác dụng điều chỉnh chỉ số đường huyết về mức mức. Loại quả này người bệnh tuyệt đối nên sử dụng thường xuyên. 

 

2.3 Đu đủ

 

Trong số các loại hoa quả ngọt, đu đủ được biết đến là vị cứu tinh của tiểu đường nếu biết sử dụng đúng cách. Bởi đu đủ có chứa thành phần  flavonoid và hàm lượng carbohydrate thấp giúp điều chỉnh lượng đường trong máu sau ăn ăn rất tốt. Thời điểm ăn đu đủ tốt nhất là ăn tráng miệng sau bữa sáng hoặc các bữa ăn phụ ngày.

 

2.4 Cam

 

Cam, quýt, bưởi, chanh là loại trái cây mọng nước giàu vitamin C.png

Cam, quýt, bưởi, chanh là loại trái cây mọng nước giàu vitamin C

 

Cam là loại trái cây có múi chứa nhiều chất xơ và vitamin C  giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu và hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch. Cam cũng là loại quả chống oxy hóa rất tốt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất nên ăn trực tiếp hoặc vắt nước uống vào buổi sáng và buổi trưa. 

 

2.5 Bưởi

 

Bưởi cũng giống như cam là loại quả có múi, giàu vitamin C, kali và hàm lượng Carbohydrate thấp, giúp giảm cân nên cũng giảm được tình trạng đề kháng với insulin .Do đó, đây là loại quả an toàn dành cho người tiểu đường.

 

2.6 Bơ

 

Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh

Bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh

 

Bơ là loại quả cấp chất béo lành mạnh , giàu chất xơ và chứa hàm lượng carbohydrate thấp nên ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, bơ rất dễ ăn và chế biến được nhiều món như sinh tố, salad, ăn kèm với sữa chua. 

 

2.7 Quả anh đào (Cherry)

 

Quả cherry (Quả anh đào) có chứa thành phần  anthocyanin có tác dụng  hỗ trợ tăng khả năng sản xuất insulin ở tuyến tụy tới 50%. Vì vậy, cherry được xem là thần dược của người tiểu đường.Tuy nhiên, đây là quả nhập khẩu và bảo quản lạnh nên giá thành tương đối cao.

 

2.8 Chuối

 

Chuối chín chứa hàm lượng đường cao không tốt cho người bệnh tiểu đường

Chuối chín chứa hàm lượng đường cao không tốt cho người bệnh tiểu đường

 

Trong các loại trái cây, chuối là một loại có vị ngọt nhất. Mặc dù hàm lượng đường trong chuối rất cao nhưng loại quả này lại rất giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng nhuận tràng và giảm cân rất tốt. Chính vì thế, để tốt cho sức khỏe và đường huyết người bệnh nên ăn chuối chín ương và ăn chỉ ăn khoảng ½ - 1 quả, mỗi tuần chỉ ăn từ 1-2 lần đối với loại quả này và có thể ăn kết hợp với sữa chua có đường. Lưu ý không ăn chuối khi bụng rộng hoặc sáng sớm.

 

2.9 Đào

 

Đào chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C, Kali, chất xơ và hàm lượng carbohydrate thấp. Vì thế, ăn đào mỗi ngày giúp người bệnh ổn định đường huyết hiệu quả. 


2.10 Lê

 

Trong quả lê thành phần nước chiếm tới 80%

Trong quả lê thành phần nước chiếm tới 80%

 

Lê là loại trái cây mọng nước,chứa hàm lượng đường thấp nhưng hàm lượng chất xơ và vitamin K dồi dào. Do đó, người bệnh có thể thoải mái thêm lê vào khẩu phần ăn hàng ngày.

 

2.11 Dâu tây

 

Dâu tây là loại quả mọng nhiều nước, được xếp vào nhóm quả có chỉ số đường huyết thấp và rất giàu chất oxy hóa nên loại quả này có khả năng chống ung thư và hỗ trợ giảm cân rất tốt. 

 

2.12 Roi

 

Quả roi tác dụng ổn định lượng đường trong máu

Quả roi tác dụng ổn định lượng đường trong máu

 

Giống như bưởi và cam, roi cũng là loại trái cây có tác dụng ổn định lượng đường trong máu tốt. Không chỉ có vậy hạt của quả roi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu són cho người tiểu đường bằng cách đem hạt phơi khô và tán thành bột và pha nước để uống hàng ngày.

 

2.13 Việt Quất

 

Việt Quất cũng là loại quả mọng chứa nhiều vitamin C, Kali, Chất xơ, Folate, Magie, Mangan có tác dụng giúp giảm mỡ máu, kiểm soát đường trong máu và ổn định huyết áp. Việt quất là loại quả nhập khẩu nên giá thành cũng tương đối đắt đỏ so với các loại hoa quả khác

 

2.14 Khế

 

Khế chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống viêm và chữa lành vết thương hữu hiệu

Khế chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống viêm và chữa lành vết thương hữu hiệu

 

Khế là loại trái cây vừa  chua vừa ngọt này rất giàu chất xơ và vitamin C có tác dụng chống viêm và chữa lành vết thương hữu hiệu. Ngoài ra, ăn khế giúp cơ thể giảm hấp thu chất béo, giảm nồng độ lipid trong máu, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch và huyết áp hiệu quả.  Ăn khế mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc và đào thải độc tố nhanh nhất.

 

2.15 Ổi

 

Trong ổi chứa nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mặt khác, do hàm hàm lượng đường trong ổi rất thấp nên khả năng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu không cao, nên người bệnh có thể thoải mái ăn ổi và để đạt được hiệu quả tốt nhất không nên gọt vỏ ổi.

 

3. 5 loại hoa quả người bệnh tiểu đường không nên dùng

 

Người bệnh tiểu đường không nên ăn quả gì

Người bệnh tiểu đường không nên ăn quả gì

 

Mặc dù trái cây tươi rất tốt cho cơ thể nhưng do trong mỗi loại trái cây đều chứa hàm lượng nhất định. Chính vì vậy, không phải bất kỳ loại trái cây nào, người bệnh tiểu đường đều có thể ăn được. Dưới đây là một số loại quả không tốt cho đường huyết mà người bệnh cần hạn chế ăn:

 

3.1 Dưa hấu

 

Dưa hấu chứa nhiều nước nhưng lại có chỉ số GI cao

Dưa hấu chứa nhiều nước nhưng lại có chỉ số GI cao

 

Dưa hấu là loại quả nhiệt đới nhiều nước , chứa nhiều vitamin và khoáng chất và có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, tăng cường hoạt động não bộ và  hỗ trợ thị lực khỏe. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết của dưa hấu GI = 72 (rất cao). Vì vậy, đối với người tiểu đường cần hạn chế ăn dưa hấu. 

 

3.2 Nho 

 

Nho là loại quả không dành cho người tiểu đường

Nho là loại quả không dành cho người tiểu đường

 

Nho là loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa như resveratrol, quercetin, acid ellagic, vitamin A, C, K, E, Kali,.... giúp cơ thể trước các gốc tự do, phòng ngừa các nguy cơ về tim mạch và ung thư. Mặc dù nho có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng đối với người tiểu đường thì nho lại là “kẻ thù” khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do nho chứa hàm lượng đường lớn và khả năng hấp thụ đường nhanh, nên người tiểu đường cần hạn chế ăn nho xuống mức ít nhất có thể.

 

3.3 Mít

 

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mít

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mít

 

Mít là quả ngọt có tính nóng và chứa nhiều đường Glucoza, Fructoza…Đây là 2 loại đường hấp thu nhanh dễ khiến chỉ số đường huyết  trong máu tăng cao đột ngột và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn quá thèm thì có thể ăn 1 -2 múi mỗi lần và chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tuần.

 

3.4 Sầu riêng

 

Sầu riêng cũng giống như mít, sầu riêng chứa nhiều calo, giàu protein và chất béo, chất xơ, nhưng hàm lượng đường của sầu riêng rất lớn nên sau khi ăn chỉ số đường huyết tăng vọt. Vì thế, sầu riêng là loại quả không dành cho người tiểu đường.

 

3.5 Quả chà là

 

Chà là là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất béo, canxi, sắt, Vitamin A, C, E.. . Nhưng trong quả chà là lại chứa hàm lượng lớn chất carbohydrates (carbs) và calo  dễ  khiến lượng đường trong máu tăng cao sau ăn và  ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người tiểu đường không nên ăn loại quả này.


4. Giải đáp cho người bệnh tiểu về dinh dưỡng từ trái cây và sữa

 

Việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng từ trái cây và sữa  phù hợp không chỉ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng của bệnh mà còn giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là 4 câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng từ trái cây và sữa cho người tiểu đường

 

4.1 Người bệnh tiểu đường có ăn được xoài chín không?

 

Xoài chín chứa vitamin A và C có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại chứa quá nhiều đường

Xoài chín chứa vitamin A và C có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại chứa quá nhiều đường 

 

Xoài là loại quả nhiệt đới rất thơm có vị ngọt và thơm. Nhưng trong xoài chín lại chứa một lượng đường rất cao, khi ăn dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, mất kiểm soát. Cho nên người bệnh tiểu đường không nên ăn xoài chín. Nếu bạn quá thèm thì hãy sử dụng xoài xanh hoặc xoài chưa chín kĩ để thay thế và ăn với hàm lượng vừa phải.

 

4.2 Tiểu đường có ăn được dứa chín không?

 

Cũng giống như xoài chín, dứa chín chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin A,C,B,D…. nhưng hàm lượng đường trong dứa chín rất cao. Thế nên dứa chín là loại quả không dành cho người tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể ăn dứa xanh vì dứa có tác dụng chống viêm, nhưng nên ăn hàm lượng vừa đủ và không nên ăn quá thường xuyên.

 

4.3 Tiểu đường có ăn được nhãn vải không?

 

Nhãn và vải là 2 loại quả  có hàm lượng đường rất cao và chứa ít chất xơ. Vì thế, người bệnh nên hạn chế ăn quả này và nếu có ăn chỉ ăn quả tươi. Mỗi lần ăn chỉ nên ăn 1 -2 quả và tần suất từ 1-2 lần/tuần. Đặc biệt, người  tiểu đường tuyệt đối không ăn vải nhãn sấy khô hoặc dạng mứt.

 

4.4 Uống sữa dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường có tốt không?

 

Các loại sữa dành cho người tiểu đường của thương hiệu Asia Nutri

Các loại sữa dành cho người tiểu đường của thương hiệu Asia Nutri

 

Sữa là thức uống dinh dưỡng được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên  người bệnh nên dùng. Tuy nhiên, hàm lượng carbohydrate trong sữa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên người bệnh tiểu đường cần cẩn trọng trong việc sử dụng sữa.

 

Vậy người bệnh cần sử dụng sữa như thế nào để tốt cho sức khỏe? Câu trả lời đó là sử dụng sữa chuyên biệt cho người tiểu đường. Bởi sữa dành cho người tiểu đường giàu dưỡng chất và năng lượng không chỉ giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu ổn định mà còn hỗ trợ người bệnh điều chỉnh dinh dưỡng từ việc ăn uống tốt hơn.

 

Một số dòng sữa được người dùng đánh giá tốt bạn có thể tham khảo như: sữa tiểu đường Glu Asia Gold, Asia Nutri Glu Care, Vigor Milk Glu Care,.....

 

>> Có thể bạn quan tâm: Người tiểu đường nên ăn rau gì có Gl an toàn?

     Người tiểu đường nên dùng loại thực phẩm gì tốt cho đường huyết

 

Như vậy để trả lời cho câu hỏi người bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn loại trái cây nào? Phụ  thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng của bệnh và khả năng hấp thu. Vì thế, trước khi sử dụng người bệnh cần tìm hiểu kỹ và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để bổ sung loại  trái cây phù hợp trong mỗi khẩu phần ăn và  biến trái cây trở thành thực phẩm có ích  trong việc điều trị bệnh. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cũng cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, kết hợp với sử dụng thực phẩm sữa bổ trợ phù hợp và thăm khám sức khỏe định kỳ.

 

"Chọn mua ngay sữa cho người bệnh tiểu đường tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"