- Đồng Sơn, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
-
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
asianutrition.info@gmail.com ( Hotline: 0988.352.952)
Ăn dặm là một giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng mà bất kỳ bé nào cũng phải trải qua. Khi bé được 5.5 - 6 tháng tuổi, mẹ sẽ đối mặt với nhiều câu hỏi như cho con ăn như thế nào, ngày ăn mấy bữa, nên ăn các loại thực phẩm nào,...Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp cung cấp cho mẹ đầy đủ những kiến thức về ăn dặm bổ ích.
Nên cho trẻ ăn dặm khi nào?
5.5 - 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng để bé phát triển tăng lên, một phần là do sữa mẹ cung cấp cho bé không đủ, lý do còn lại là lúc này hệ xương răng của bé đã cứng nên đã có thể nhai thức ăn. Chính vì thế, lúc này ngoài việc cho bé sử dụng sữa mẹ hoặc sữa công thức, thì mẹ cũng cần bổ sung thêm đồ ăn dặm khác cho bé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số điều trước khi cho bé ăn dặm như sau:
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện và đang tập thích nghi với đồ ăn. Do đó, mẹ cần lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp. Sau đây là một số lưu ý khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé mẹ cần ghi nhớ:
Mỗi bữa ăn của trẻ mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Mỗi bữa ăn của trẻ mẹ cần phải đảm bảo luôn chuẩn bị đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho bé yêu phát triển khỏe mạnh. Mỗi một loại mang đến cho bé những lợi ích riêng. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn các nhóm thực phẩm này:
Đây là nhóm thực phẩm giúp tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể và nhóm chất này chiếm tới 50% - 60 % tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ cần. Bên cạnh đó, tinh bột cũng tham gia trực tiếp vào thành phần cấu tạo nên các tế bào. Chính vì thế đây là nhóm thực phẩm rất quan trọng và cần thiết mà mẹ cần phải thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên lựa chọn các loại gạo tẻ hoặc gạo tấm để nấu cháo hay xay bột cho trẻ thay vì chọn gạo nếp vì gạo nếp dẻo, đặc, rất khó khăn trong việc nấu và nuốt. Mẹ cũng không nên nấu chung cháo/bột cùng với đậu xanh, hạt sen,…Bởi chúng có thể gây khó tiêu cho trẻ. Khi trẻ bắt đầu được 1 tuổi, mẹ có thể thoải mái đa dạng hóa các món ăn và cách chế biến để không cảm thấy chán đồ ăn. Bên cạnh cháo thì mẹ nên nấu thêm các món như súp, bún, phở, cơm nát, mì tôm,…Tăng dần độ thô theo thời gian và khả năng thích nghi đồ ăn của trẻ.
Chất đạm cũng là một trong những nguyên liệu chính để tạo ra năng lượng cho các tế bào và cơ bắp phát triển. Ngoài ra, chất đạm còn có vai trò to lớn trong việc hình thành dịch tiêu hóa. Có 2 loại chất đạm là chất đạm động vật và chất đạm thực vật. Mỗi nguồn chất đạm lại mang đến những lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 mẹ chỉ nên cho ăn thịt nạc và lòng đỏ trứng, không ăn thịt mỡ và da động vật.
+ Chất béo có nguồn gốc từ động vật sống trên cạn: các loại mỡ động vật như lợn, bò, trâu dê, …...Đây đa phần là chất béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol xấu và rất khó hấp thu, không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé.
+ Chất béo có nguồn gốc từ thực vật: loại chất béo này chứa có các acid béo lành mạnh, vitamin E dồi dào và hoàn toàn không chứa cholesterol xấu. Vì thế, mẹ nên bổ sung loại chất béo này vào trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. mẹ nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Chất béo này có nhiều trong hạt hướng dương, hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân,...
+ Chất béo có nguồn gốc từ các động vật sống ở biển: Một số loại hải sản ngoài chứa chất béo không no lành mạnh, thì còn chứa nhiều vitamin A, acid arachidonic rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, hải sản cũng là một loại thực phẩm dễ bị dị ứng nên mẹ cần lưu ý khi cho con ăn và không cho ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, khó tiêu và có thể tiêu chảy. Thời điểm ăn hải sản tốt nhất là trên 8 tháng.
Ngoài ra, chất béo còn có trong các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa, ...Các loại thực phẩm này rất giàu canxi và các lợi khuẩn. Thế nên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho bé ăn dặm và thời điểm ăn tốt nhất là sau ăn dặm từ 1-2h.
Rau củ quả trái cây là các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng và nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé mà mẹ nên bổ sung vào thời kỳ ăn dặm. Ngoài ra, chất xơ trong rau củ quả trái cây sẽ giúp bé phòng chống hiện tượng táo bón, ngăn cản sự hấp thu đường glucose từ ruột non vào máu. Mẹ có thể cho bé ăn các loại rau như: rau bina, cải ngọt, mồng tơi, rau khoai lang, rau ngót, bí xanh, bí đỏ, khoai lang, khoai tím, su su, bắp cải, cà rốt, ... các loại trái cây như táo, đu đủ, cam, bưởi, chuối, lê, bơ, kiwi,...
Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức về ăn dặm cho bé và có phương pháp ăn dặm phù hợp.
Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và dễ bị các bệnh đường ruột khi gặp thức ăn lạ. Vì thế, nên khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý sử dụng bộ dụng cụ chế biến riêng, không sử dụng chung với người lớn. Bởi một số dụng cụ chế biến gia đình thường có chứa vi khuẩn mà khó làm sạch như thớt, hộp đựng đồ ăn, ….
Bên cạnh đó, do nhu cầu ăn dặm của trẻ ngày nay tăng cao nên thị trường dụng cụ chế biến món ăn cũng vô cùng đa dạng.
Một số dụng cụ hỗ trợ chế biến đồ ăn dặm giúp mẹ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiện lợi mà đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ đúng tiêu chí ngon, bổ, đẹp mắt và phong phú như:
Khung giờ ăn dặm thích hợp là buổi sáng sau khi ngủ dậy từ 2h.
Vậy khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ cần bón như thế nào để bé dễ dàng hợp tác và có hứng thú với việc ăn. Dưới đây là một số lưu ý khi bón đồ ăn mẹ cần nhớ:
Trước khi cho bé ăn thì mẹ cần chọn thìa không quá mềm cũng không quá cứng. bởi nếu thìa mềm quá thì bé sẽ cắn ngậm thìa, ngược lại nếu thìa quá cứng sẽ làm đau lợi bé, bé sẽ đẩy ra, lưu ý không sử dụng thìa sắt, bởi nó sẽ làm thay đổi mùi vị món ăn.
Vậy khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ cần bón như thế nào để bé dễ dàng hợp tác và có hứng thú với việc ăn. Dưới đây là một số lưu ý khi bón đồ ăn mẹ cần nhớ:
- Đối với thức ăn dạng lỏng và loãng thì khi cho ăn mẹ nên để thìa trước môi bé, để bé tự há miệng và có phản xạ muốn ăn, sau khi bé há miệng thì mẹ từ từ đút thức ăn vào miệng bé và nên để thìa ở phía trên lưỡi của bé, để bé tự nuốt. Nếu bé không tự há miệng, thì mẹ có thể đưa cái thìa lại sát miệng và cạy nhẹ miệng bé và cho ăn như trên.
- Đối với thức ăn thô và đặc, thì mẹ sẽ đút thức ăn vào chính giữa lưỡi của bé, đè nhẹ thìa xuống dưới, sau đó đẩy thìa lên để thức ăn vào miệng của bé dễ dàng và bé sẽ nuốt. Nếu bé có nhè ra, thì mẹ sẽ dùng thìa vét lại đồ ăn bé nhè bón vào miệng lại.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, nếu bón mà bé không hợp tác, luôn luôn phì nhè thì mẹ cũng không cần quá áp lực mà ép bé ăn, mẹ hãy kiên nhẫn nhẹ nhàng với bé mẹ nhé.
>> Xem ngay: Khi nào cho bé ăn dặm? Mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?
Với trẻ dưới 1 tuổi, thức ăn chính vẫn là sữa mẹ và sữa công thức. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, trẻ cũng cần được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng khác để phát triển hoạt động nhai và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể phát triển.
Lên lịch ăn dặm khoa học sẽ giúp hành trình ăn dặm của bé diễn ra thuận lợi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc lên lịch cho bé ăn dặm theo đúng khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành thời khóa biểu sinh hoạt ăn uống cũng như là quá trình phát triển.
Và thời gian biểu của bé sinh hoạt và ăn uống cần được tuân theo định lượng và khoảng cách thời gian giữa các bữa cụ thể. Đó cũng chính là nguyên tắc vàng giúp cơ thể bé định hình thói quen tốt và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Mẹ hãy nhớ rằng, đối với bé 6 tháng tuổi đang tập ăn dặm, thì các bữa ăn chỉ là bữa phụ. Chính vì thế mẹ cần xây dựng cho bé lịch ăn phù hợp với thể trạng của bé và hoàn cảnh của gia đình.
Trong 2 tuần đầu tiên của giai đoạn tập ăn dặm, mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 bữa để bé tập làm quen với thức ăn và kích thích hoạt động nhai. Thời điểm ăn hợp lý là nên ăn buổi sáng khoảng từ 9h30 -10h Thức ăn lúc này mẹ nên chế biến loãng như cháo, bột và ăn với một lượng ít.
Lịch sinh hoạt của bé 6 tháng tuổi:
Khi bé mới bắt đầu tập ăn chỉ nên ăn 1 bữa và ăn dặm chỉ là bữa phụ.
Sau 2 tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ cần quan sát các biểu hiện của trẻ khi ăn như hứng thú ăn, lượng ăn, sở thích khi ăn, mẹ có thể bổ sung thêm rau củ vào đồ ăn và có thể ăn 1 bữa chính và 1 bữa phụ. Tuy nhiên thời gian ăn sẽ khác nhau và phải cách xa nhau để bé có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn từ bữa trước đó.
Lịch sinh hoạt như sau:
Việc tuân thủ đúng theo các nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm sẽ giúp cho các bậc cha mẹ dễ dàng thực hiện việc nuôi dạy trẻ đúng và khoa học hơn. Đây cũng chính là những yếu tố quan trọng giúp cho trẻ tăng nhanh khả năng làm quen với các nguồn thức ăn khác cùng với sữa mẹ nhanh nhất, từ đó sẽ thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển của trẻ đạt đến mức hoàn thiện tối đa.
7 nguyên tắc vàng khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần lưu tâm.
Dưới đây là 7 nguyên tắc cho bé ăn dặm mẹ cần ghi nhớ tuyệt đối:
- Nguyên tắc “ngọt - mặn”: tức là sử dụng hương vị ngọt tự nhiên của thực phẩm như nước luộc rau củ quả thịt để nấu cùng đồ ăn dặm. Cho bé ăn dặm từ bột ngọt tới bột mặn, ăn cháo rồi sau đó chuyển sang cơm nát rồi cơm mềm. Độ thô của thức ăn của trẻ sẽ tăng dần.
- Nguyên tắc “ít - nhiều”: vì hệ tiêu hóa của bé đang quen với thức ăn chính là sữa mẹ, nên khi ăn dặm cho chỉ nên cho bé ăn ít để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với thành phần thức ăn khác. Cụ thể là tháng đầu nên ăn ⅕ chén, sau đó tăng dần theo tháng tuổi và nhu cầu của mỗi trẻ.
- Nguyên tắc 'loãng - đặc': đây là nguyên tắc vàng giúp trẻ không bị phản ứng thức ăn lạ. Đồng thời cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ có thể thích ứng kịp thời với quá trình tiêu hóa những nguồn thức ăn phức tạp hơn. Vì vậy, mẹ cần ghi nhớ nguyên tắc này để hành trình ăn dặm của trẻ luôn được suôn sẻ và mẹ bớt áp lực.
- Nguyên tắc “không nêm gia vị”: đối với trẻ dưới 1 tuổi, các chuyên gia đều khuyên rằng mẹ tuyệt đối không nêm gia vị vào đồ ăn dặm của trẻ . Do chức năng thận còn rất yếu, nên một số loại gia vị mặn như mắm, muối, sẽ khiến thận phải hoạt động đào thải hết công suất, không tốt đến chức năng thận. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn mặn cũng làm gia tăng các bệnh về tim mạch và đường huyết ở trẻ nhỏ.
- Nguyên tắc 'đủ dưỡng chất”': nghĩa là trong 1 bữa ăn phải đảm bảo có đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt đó là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
- Nguyên tắc 'không ép trẻ ăn': mỗi bữa ăn của trẻ nhỏ chỉ kéo dài từ 10-20 phút và tuyệt đối không quá 30 phút. Khi trẻ có dấu hiệu không muốn ăn nữa hoặc tỏ thái độ phản đối việc ăn như phì nhè, nôn trớ, khóc, thì cha mẹ không nên cố ép trẻ ăn tiếp, ăn hết suất mà hãy dừng việc ăn lại, bắt đầu ăn bữa tiếp theo vào ngày hôm sau.
Thời gian ăn mỗi bữa không kéo dài quá 30 phút.
- Nguyên tắc “đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”: vì tỷ lệ các bệnh rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên khi chế biến cha mẹ cần vệ sinh dụng cụ chế biến sạch sẽ, vệ sinh bếp và đảm bảo lựa chọn thực phẩm sạch cho bé.
- Nguyên tắc “ăn tập trung”: mẹ hãy tập cho bé thói quen tập trung khi ăn, điều này có nghĩa là không ăn rong, không vừa ăn vừa chơi, không ăn xem tivi, điện thoại,... Việc này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ sau này và chất lượng bữa ăn cũng sẽ không đảm bảo.
>> Có thể bạn quan tâm: Thực đơn ăn dặm cho bé mẹ bỉm phải nằm lòng ghi nhớ
Trẻ không chịu ăn dặm mẹ cần xử lý thế nào?
Hy vọng với những thông tin đã cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng phần nào đó hữu ích cho hành trình “nuôi con không phải là cuộc chiến” của các bậc cha mẹ sẽ thuận lợi và hạnh phúc hơn. Chúc các mẹ nuôi con khỏe và nhàn!
"Chọn mua ngay sữa bột cho bé tại Asia Sức Khỏe Vàng với giá thành ưu đãi nhất cùng chính sách miễn phí vận chuyển trên toàn quốc"
Ăn dặm là một giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng mà bất kỳ bé nào cũng phải trải qua. Khi bé được 5.5 - 6 tháng tuổi,